Monday, September 13, 2010

Koinonia (1)

I. KHÓA HUẤN LUYỆN ĐIỀU HỢP VIÊN

Tất cả bắt đầu bằng một cuộc đàm thoại qua phone cách đây đúng một năm.

Đúng vào ngày Lễ Lao Động 2009, tôi nhận được một cú điện thoại viễn liên. Trong ngạc nhiên, tôi nhận ra giọng của chị MH, đầy phấn khởi, gọi cho tôi trên đường lái xe về nhà sau khi tham dự HMV Trung Tây. "H ơi, tụi mình cần tổ chức một khóa huấn luyện cho các ĐHV, nhiều người đã nhắc đến nhu cầu này trong cuối tuần HMV năm nay."

Một khóa HL cho ĐHV, đây vẫn đã không là một trong những ao ước của chúng tôi, những người trong ban HL từ rất lâu hay sao? Riêng cá nhân tôi, tôi vẫn cảm thấy mình nhạy cảm một cách đặc biệt đến những người được anh chị em tín nhiệm giao phó cho vai trò Trưởng Nhóm hay ĐHV này. Tôi luôn nhận ra giá trị cao quý cũng như ảnh hưỡng quan trọng của vai trò này, mặc dù vẫn nhiều lần nghe câu nói “ai làm cũng được”... Tôi nghe mình được lôi cuốn và muốn được cảm thông với các anh chị này, biết rằng với đa số, đây đã là một kinh nghiệm buồn nhiều hơn vui. Lý do chính là không ai đã được chuẩn bị để đảm nhận vai trò này. Đa số nhận vì thương, mặc dù biết đây sẽ là một gánh nặng. Nỗi sợ này mau chóng biến thành sự thật khi bao nhiêu câu hỏi "Phải làm gì đây?" xuất hiện trong đầu khi đối diện với nhu cầu của anh em cũng như những khó khăn của nhóm. Một trong những gánh nặng nghe được từ những người ĐHV là một nỗi cô đơn, không có người để chia sẻ tâm tình cũng như trách nhiệm. Các anh chị này chắc chắn cần được nâng đở để biết phải làm gì, nhưng quan trọng hơn, để sống trọn vẹn và một cách phong phú kinh nghiệm phục vụ này.

Trong vai trò của ban Huấn Luyện, chúng tôi thấy được nhu cầu này và luôn nghĩ rằng cần có một khóa huấn luyện dành riêng cho các ĐHV để đáp ứng. Và càng sớm càng tốt. Thời gian đầu tiên ĐH một số các anh chị đã được tham dự khóa đào tạo Guides do CLC tổ chức. Nếu tôi không lầm thì chỉ vậy thôi. Sau đó thì các anh chị em ĐHV vẫn phải tự xoay sở với những gì mình có được.

Trở lại với cuộc nói chuyện qua điện thoại ngày hôm ấy, ban đầu chúng tôi đã bắt đầu hình dung ra khóa huấn luyện đó sẽ như thế nào, làm ở đâu, bao gồm những ai, đề tài nào cần được trình bày v.v... Tuy nhiên càng đi sâu vào cuộc đàm thoại, tôi càng cảm thấy một cái gì không ổn, một cái gì không trọn vẹn trong giải pháp này. Một cái gì đó không phải mới mẻ, nhưng đã vướng mắc từ lâu trong lòng tôi.

Cái khó khăn đầu tiên cho việc tổ chức một sinh hoạt dành riêng cho các Điều Hợp Viên trong hoàn cảnh chúng ta là một khó khăn về thời gian tính. Phương cách và thời điểm chọn lựa ĐHV, thời gian cho mỗi nhiệm kỳ v.v... cho đến nay, thay đổi hoàn toàn tùy theo từng nhóm địa phương. Do đó, danh sách các anh chị đảm nhiệm vai trò ĐHV là một cái gì rất năng động. Những khóa huấn luyện cho ĐHV phải được tổ chức thường xuyên và phải linh động đủ để có thể đáp ứng với một nhu cầu năng động như vậy.

Tuy nhiên đối với tôi, đó không phải là vấn đề chính. Xét lại lòng mình, tôi thấy được cái khó khăn lớn nhất của cá nhân tôi là trong tư cách của ban HL, là tôi thật tình không biết chúng ta có thể "huấn luyện" nhau như thế nào trong lãnh vực này. Cá nhân tôi là người đầu tiên đã không được chuẩn bị để làm việc này. Ngoại trừ có thể mời được những chuyên liên về lãnh vực này, cùng lắm Ban Huấn Luyện cũng chỉ có thể đọc, nghiên cứu tài liệu, rồi phản ảnh trên những kinh nghiệm cá nhân của mình để trình bày lại cho anh em những gì mình hiểu. Tôi không thấy thỏa mãn với phương cách này. Nói cho cùng thì tất cả những gì chúng ta có thể đọc hoặc học hỏi cũng chỉ là kinh nghiệm của người khác. Và những gì chúng tôi có thể chia từ kinh nghiệm sống của riêng mình, thì cũng chỉ là những gì rất giới hạn, trong một hoàn cảnh thật đặc thù mà mỗi người đã sống. Làm sao tất cả những điều này có thể giúp các anh chị ĐHV khác? Nếu có, thì chắc cũng sẽ rất là giới hạn.

Nói như vậy không có nghĩa là tôi không tin vào sự hữu ích của các khóa huấn luyện về Lối Sống Đồng Hành hoặc các kỹ năng cần thiết để điều hợp một nhóm nhỏ. Chắc chắn những kiến thức, kỹ thuật này sẽ giúp vì cũng là tổng hợp từ kinh nghiệm của nhiều người. Tuy nhiên, không ai có thể bảo đãm những những kiến thức hay kỹ thuật này có thể đương nhiên dẫn tới một kinh nghiệm phong phú đầy sức sống cho một người ĐHV. Bởi vì không có gì bảo đãm những khóa này sẽ mang lại cho các anh chị những ước mơ, những hăng say, những gì mà như cha Aruppe đã diễn tả: “...sẽ thúc đẩy bạn khi ra khỏi giường vào buổi sáng, những gì bạn sẽ làm vào buổi chiều và cuối tuần, những sách bạn sẽ đọc, những ai bạn sẽ quen biết, những gì sẽ làm bạn đau buồn, những gì làm bạn sửng sốt vì vui sướng và biết ơn.” Thâm sâu trong lòng, nếu được lựa chọn, tôi thật lòng ao ước những điều này cho một anh chị ĐHV hơn là những kiến thức, kỹ năng mà họ có thể học được từ một khóa huấn luyện về chuyên môn.

Bởi vì phải chăng để có thể sống trọn vẹn và lớn lên qua vai trò ĐHV, hay bất cứ một vai trò nào trong cộng đoàn, chúng ta cần một sự Biến Đổi (Transform) hơn là một Hoàn thành Trách nhiệm (Perform)?

Từ đó, tôi tự đặt cho mình một câu hỏi mới: nếu nhu cầu của các anh chị ĐHV là một cái gì rất thật, thì liệu một khóa huấn luyện cho ĐHV như vẫn được ao ước, có phải là câu trả lời tốt nhất để đáp ứng nhu cầu này hay không?

Trương Thành Hào

2 comments:

  1. Cam on anh Hao rat nhieu va rat tam dac voi cau "... để có thể sống trọn vẹn và lớn lên qua vai trò ĐHV, hay bất cứ một vai trò nào trong cộng đoàn, chúng ta cần một sự Biến Đổi (Transform) hơn là một Hoàn thành Trách nhiệm (Perform)?" trong bai chia se cua anh. Va de co the co 1 su bien doi (transform) thi no doi hoi 1 tam tinh yeu thuong nhu nao ra sao nhu cau noi cua me Teresa Calcutta "Wherever God has put you, that is your vocation. It is not what we do but how much love we put into it...."

    ReplyDelete
  2. Chìa khóa v/v phục vụ trong ĐH với vai trò ĐHV, hay ngay cả những nhóm viên, tôi đã tìm gặp trong khóa LT vừa qua khi nghe cha giảng phòng giúp phân biệt giữa Sứ Vụ và Dịch Vụ
    Dấn thân cho ĐH không phải là đảm trách vai trò lảnh đạo như các hội đoàn đời, nhưng là nhận lảnh sứ mạng tiếp tục rao truyền Tin Mừng của Thầy Giêsu cho người khác bằng phục vụ, dù tôi không phải là linh mục hay tu sĩ. Vì là Sứ Mạng nên chức vụ không quan trọng, nhưng tùy lòng mong ước phục vụ. Mục đích của Sứ Mạng không phải tìm lợi lộc cho riêng mình, dù một chút hư danh; nhưng tìm mục đích của Đấng mà tôi thuộc về để phục vụ. Nên, thuận lợi hay không thuận lợi, tôi vẫn tiếp tục Sứ Mạng bao lâu còn được giao phó.
    Để Sứ Mạng được chu toàn, chừng nào có thể, tôi cần được huấn luyện kỷ lưỡng cho sứ vụ của mình. Huấn luyện bao gồm tự rèn luyện chính mình bằng những phương pháp tu đức học hỏi được, bằng kinh nghiệm được trao đổi với người đi trước, và bằng các khóa huấn luyện khả thi của phong trào.
    Khi nhận ra sự khác biệt giữa Sứ Vụ và Dịch Vụ, thì người ĐHV sẽ không bị gò bó trong chức vụ, nhưng đặt căn bản trên lòng tự nguyện chọn con đường đi tới là phục vụ theo đường lối ĐH trên Đường của Thầy Giêsu bất cứ lúc nào, nơi nào. Những người mang cùng chung Sứ Mạng sẽ không giúp đở người khác như bổn phận, nhưng như là một tự nguyện nâng đở và cần được nâng đở của tình thương chân thành dành cho nhau trên đường phục vụ.

    ReplyDelete