Tuesday, April 28, 2009

Tôi đi làm mướn

Trong một ngôi làng nhỏ, người ta dễ dàng bắt gặp chàng trai Giêsu khỏe mạnh. Một chàng trai con bác thợ mộc.

Mới đầu người ta thấy hai cha con ngày ngày xách đồ nghề đi làm mướn, từ ngày cha chết, chỉ còn lại người con, ai kêu đâu thì tới đó, ai nhờ làm viêc gì thì làm việc nấy, làng mình rồi các làng bên, điểm nổi bật của chú thợ mộc Giêsu là dễ mến, được mọi người thuơng mến.

Đời làm mướn có gì vui buồn? không ai rõ lắm. Người ta dễ dàng nhận thấy nơi Giêsu một chàng trai trọng ân nghĩa, dưới cái nhìn của đạo Do Thái thì chàng trai con bác thợ mộc Giuse là người luôn sống trong ân nghĩa trước Thiên Chúa và mọi người.

Sống cuộc đời làm người giống như chúng ta mọi đàng, một người nghèo giữa những người nghèo, Giêsu cũng phải đi làm mướn mỗi ngày để kiếm cơm ăn nuôi thân và nuôi mẹ.

Có gì khác biệt giữa đời làm mướn của Giêsu hôm qua và đời làm mướn của tôi hôm nay.

Một cô nuôi dạy trẻ
Một công nhân
Một người đi giúp việc nhà

Và trên các cánh đồng truyền giáo này, các chàng trai và các cô gái rủ nhau đi hái tiêu, lượm điều, nhổ khoai mì mướn, nghĩa là làm bất cứ công việc gì người ta kêu.

Thế còn tôi, một người được sai đi loan báo Tin Mừng, tôi đã làm gì trong cái thế giới quanh quẩn chỉ biết làm mướn với nương rẫy này.

Cùng với mấy người bạn trẻ nữa, chúng tôi đi làm mướn. Anh em chúng tôi có mặt thứ ba, và hôm sau là thứ tư lễ tro, thế là những ngày làm mướn được mở đầu với lời kinh sám hối, mà lại là lời kinh sám hối khi được đặt giữa các bạn nghèo.

Dĩ nhiên mới đặt chân tới đất này được một ngày thì chưa hiểu gì mấy, chỉ biết đây là những ngày tháng phải chung số phận với những con người nơi đây, cũng phải đi làm kiếm ăn hằng ngày với giá lương trung bình là 45 ngàn.

Những con nguời quen cầm bút, bây giờ ra lao động, theo những người sắc tộc đi làm mướn cho người kinh, hoặc làm mướn cho người sắc tộc, và phải làm suốt cả ngày, chuyện không dễ chút nào.

Thực ra đây cũng là chuyện bình thuòng của đời sứ vụ khi phóng cái nhìn về tương lai, nghĩa là mỗi người khi bước đi trên đường sẽ gặp phải những hoàn cảnh khác nhau, đôi lúc cũng khốc liệt đòi quyết liệt, và chúng tôi hăng hái bước vào để được rèn luyện, sống kinh nghiệm thực của một bước đường.

Không quen lao động, có thể sẽ đuối sức vì sức người có hạn, thế nhưng cái có hạn kia khi đem đặt trong cái vô hạn của Thiên Chúa thì đúng là trên cả tuyệt vời, và tất cả có thể lên đường không chỉ với sức lực riêng mình mà còn cả thần lực nữa, nhận thức điều này, một anh xưa nay vẫn tưởng mình yếu nhất trong các bạn cũng hăng hái không kém ai.

Thứ tư lễ tro, một ngày để rong chơi, chúng tôi tới thăm nhà một giáo lý viên và ăn cơm trưa ở đó. Nghe gia đình kể chuyện, tất cả đều cảm thấy mê mệt trước sức mạnh của niềm tin. Hai vợ chồng già yếu, không còn sức đi làm mướn thì đi mót, mùa nào mót thứ ấy, tháng chỉ có khoai mì thì mót được củ nào đem về lột vỏ thái phơi khô cũng qua ngày.

Thứ năm, ngày khởi công chia nhau tìm việc làm, ngày đầu tìm được việc làm là hạnh phúc rồi, nhưng hôm sau thì việc tìm người…

Qua ngày thứ ba, lời Chúa trong phụng vụ đưa chúng tôi vào sa mạc, đặt anh em chúng tôi trước thầy Giêsu, thì ra cơn cám dỗ muôn đời vẫn là ăn gì hay có gì để ăn, làm gì và đưọc gì. Con Thiên Chúa vừa mở đầu sứ vụ, cơn cám dỗ đã chợt đến, mà lại là ăn gì. Đời thừa sai hệ tại yêu mến và phục vụ, nhưng satan luôn thôi thúc phải làm gì chứ để đạt hiệu quả, và cuối cùng là cái đuôi danh lợi, tự tôn tự phụ, cái thói làm việc bác ái kẻ cả và trưởng giả.

Mặc cho những lý lẽ ngược xuôi của satan đang cố bày mưu tính kế, lý lẽ có vẻ không sai, mà chỉ để Ngôi Con tự tách mình khỏi Cha thôi, trước mắt là không bánh ăn, trong khi bàn tay vô hình của Cha thì ẩn khuất, phải lựa chọn thôi, và Giêsu đã chọn nép mình vào bàn tay ẩn khuất kia rồi chờ đợi, đơn giản mà lại chắc ăn hơn nhiều chứ. Con nhà ai mà khôn thế!

Thoát khỏi cơn cám dỗ ăn gì đến cơn cám dỗ làm gì và làm như thế nào cho dễ cho lẹ và cho có vẻ cao sang hơn người. Nỗi bận tâm về công việc có thể cũng gây nên những bước ngập ngừng cho người môn đệ, đối với Ngôi Con thì chỉ biết sống cho Cha, và chỉ làm điều Cha muốn Con làm.

Lượm điều, hái tiêu với nhổ khoai mì, gặp việc nào làm việc đó, lượm điều có vẻ mát mẻ hơn, nhưng nếu trúng vườn ít trái thì lên dốc xuống vực, đi tới đi lui mỏi gìò và mỏi lưng lắm, còn nhổ khoai mì thì một thân hai nắng, tuy nhiên cũng có những ngày Chúa thương cho trời mát đỡ khổ. Hái tiêu thì tối ngày đứng trên cao, nhưng vẫn chỉ là người làm thuê thấp bé, được chủ nhận cho làm là phúc lắm rồi, cũng phải ráng làm cho kịp anh kịp chị, chứ bị chủ không vừa ý là phiền, và phiền lụy cho cả người dắt mình đi.

Sau một tuần lễ làm mướn, anh em chúng tôi rất vui và cảm nhận nhiều ân phúc. Đặc biệt chàng trai trẻ bị coi là ốm yếu nhất vẫn khỏe, mấy ngày qua chỉ cần cố gắng một tí là được, cố gắng một tí thôi là đã lạc quan trước tương lai thì sướng quá rồi còn gì.

Nhớ buổi sáng đầu tiên đi hái tiêu, chị dắt mối hẹn 6 giờ phải có mặt, ôi làm gì mà sớm thế, không ai kịp ăn uống, thì ra vì sợ các chú đói, chị ta hẹn sớm để kịp ăn sáng nhà chị, đời sao lắm người tốt hơn mình.

Ngày đi làm, tối về theo các anh chị giáo lý viên vô làng cầu nguyện. Mỗi ngày một nhà, kinh đọc bằng tiếng của người sắc tộc chẳng hiểu gì, nhưng cứ nhìn những khuôn mặt sáng ngời qua từng lời kinh là có thể nhận ra ngay đôi tay hiền dịu của Thiên Chúa vô hình.

Ngài đang có mặt nơi đây, nhìn từng khuôn mặt tươi vui dù vẫn không che dấu nổi nét cơ cực, tôi nghe vọng lại trong tim lời mời gọi tất cả những ai mệt nhọc gồng gánh nặng nề hãy đến, Ta sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng. Đêm về sau một ngày mệt nhọc, lời kinh tối để mọi người đặt mình trong tay Chúa, để được bồi dưỡng và chữa lành. Đêm về, bàn tay Chúa ôm ấp từng người, săn sóc và chữa lành sau một ngày suy kiệt vì gánh nặng cuộc sống, để sáng hôm sau tất cả có thể vùng dậy, tươi vui với gánh nặng ngày mới.

Lặng nhìn bàn tay Thiên Chúa săn sóc và chữa lành những đứa con suốt đời nghèo khổ, người được sai đi cảm nếm cái ách êm ái, cái gánh nhẹ nhàng của Đấng mang khuôn mặt hiền dịu và khiêm nhường. Điều gì đang diễn ra nơi cung lòng của Con Thiên Chúa lúc này khi cố ôm ghì những đứa con đói khổ vào lòng, thương lắm và cũng lắm xót xa. Còn trong cái thế giới xa hoa kia, nơi những kẻ cậy mình có của có quyền, anh em chúng tôi đã cảm nhận được gì? Cũng giống như những gì đang diễn ra nơi cung lòng của Con Thiên Chúa, đấng được sai đến để đem lại cho con người ơn tha thứ, không cay đắng, nhưng tha thứ, lạ lùng quá, để cái thế giới ích kỷ tội lỗi kia cũng hồi sinh trong ơn thánh.

Trong mắt và nơi cung lòng của Con Thiên Chúa là chữa lành và tha thứ, êm ái và dịu ngọt làm sao, một trái tim đủ sức chữa lành và đem lại ơn tha thứ, có sức xóa nhòa tội lỗi của môt thế giới nhiều phen làm ta choáng váng và bất lực.

Thì ra nhiều khi người ta cứ mãi lo làm gì trong khi cái cần là để trái tim mềm mại kia tha thứ, chữa lành và uốn nắn. Trong thân phận của người đi làm mướn với những người cả đời làm mướn. Sau một tháng, chúng tôi đã có thể bước vào nhà của những người chỉ biết làm mướn từ nhà này sang nhà khác và như nhìn thấy bàn tay vô hình kia không ngừng chữa lành và bồi dưỡng. Làm sao có thể tin được trước cảnh một thanh niên tuổi quá đôi mươi mỗi ngày đi làm mướn, với năm chục ngàn mà phải lo cha ốm, mẹ bệnh, chị yếu, sáng nhịn đói đi làm, chiều về săn sóc cha, tối đến nhà bà con trong sóc cầu nguyện, đặt lưng lên giường đã khuya khoắt rồi. Có người chủ đã nói anh theo đạo làm gì để không có thời giờ nghỉ ngơi, nhưng với anh đời không có Giêsu thì sống để làm gì và cũng chẳng đủ sức để sống. Không biết có ai đồng ý với anh ta chăng!

Chúng tôi những chàng trai với những cảnh đời biết bao khác biệt, tránh sao khỏi xích mích. Thói quen làm thầy mấy ai chịu ai. Hòa mình với bà con thật dễ dàng, nhưng lại khó hòa hợp với nhau. Tuổi trẻ vẫn vậy, bồng bột, chứ đằm thắm thì sẽ bị coi là cụ non mất thôi.

Tuy nhiên, bất hòa dù không gây chia rẽ giữa anh em, nhưng đôi lúc lai trở thành gương xấu cho người khác, vì thế thời gian làm mướn cũng giúp anh em chúng tôi biết sống kiên nhẫn và bao dung, biết mở lòng và biết lắng nghe, mở lời và mở rộng vòng tay trong mọi tình huống, và cái thói coi trời bằng vung cũng tan biến dần.
Nhũng ngày làm mướn trôi qua mau lẹ, mới ngày nào nắm tay nhau buớc những bước ngỡ ngàng đi vào mái trường của người nghèo, nơi đây Thầy Giêsu trong dung mạo bác thợ mộc Nazareth từng bước uốn nắn và dạy dỗ bằng những bài học ân nghĩa không ngừng diễn ra giữa các bạn nghèo, ngày qua ngày, con tim trở nên mềm mại hơn, chúng tôi đã biết trọng ân nghĩa, biết lắng nghe nhau và chia sẻ, khác hẳn những ngày đầu.

Và cuối cùng những gì còn đọng lại?

Từ cuộc sống lao nhọc giữa những con người cơ cực, lúc nào chúng tôi cũng như thấy một bàn tay vô hình ẩn khuất, để từ đây không bao giờ rời mắt khỏi đấng vô hình, cảm nhận bàn tay Thiên Chúa để không hành động một mình, và lời kinh cuộc đời sẽ luôn là nhân Danh Cha và Con và Thánh Thần, để thấy đời mình và đời người đang diễn ra trong Danh Thánh này.

Đã đến lúc chúng tôi phải theo chân thầy Giêsu lên đường loan báo Tin Mừng, chúng tôi không còn phải lo cái ăn cái mặc, vì đời thừa sai đặt tôi giữa mọi người và với mọi người thì chuyện ăn uống luôn là phúc trời và lộc người, nghĩa là ăn theo bà con, ăn với, ăn vì và ăn nhờ bà con nữa. Dù sao thì cũng phải làm một con tính chứ.

Sứ vụ hay công việc.

Một công việc luôn đòi tính đủ để sau khi đã khởi sự thì không bị dở dang.
Còn đời sứ vụ đòi linh động và phải quen tính thiếu, cũng như phải quen xử dụng đồng xu cuối cùng, để cho Đấng sai mình đi tính theo cách của Người. Do đó ngoài phần xây dựng cơ bản như nhà cửa, đất đai nếu có, cho đến nay, tất cả những chuyện khác đều được thực hiện từng bước. Nếu có ít tiền thì chi tiêu những gì tối thiểu, nhiều hơn thì thêm bánh kẹo và băng đĩa, dầu xoa bóp, và tiền xe cho anh em cũng dồi dào hơn, rồi còn thêm bột canh bột ngọt để vào nhà của bà con trong các làng anh em được sai đến có chút quà mọn, không phải để đổi lấy bữa cơm, nhưng nếu có thì bữa ăn cũng vui thêm. Tôi luôn tự nhủ rằng người tính sao bằng trời tính, đi loan báo Tin Mừng chứ có đi xây dựng nhà cửa cầu cống đâu mà cần tính đủ để công trình khỏi dở dang. Chỉ thương anh em lên đường quá trơ trụi, vẫn biết rằng trên đường thi hành sứ vụ, của ăn chính là thi hành ý Cha. Cứ mỗi lần đứng nhìn một bữa tiệc ngon, tôi lại nghĩ đến những người anh em đơn nghèo mà thấy tội, vì thế được chia sẻ những bữa ăn với anh em là hạnh phúc ít ai có được, ngược lại khi phải ngồi vào bàn tiệc sang trọng thì khó nuốt lắm. Nỗi lòng của đời thừa sai là thế, thuộc về những người mình được sai đến, miệt mài giúp anh em đọc từng trang Tin Mừng, khao khát và cùng dìu nhau vào chính cung lòng của Con Thiên Chúa, đấng làm trào lên từ nơi mỗi người nước hằng sống, và khóa học luôn là bữa tiệc vui, ở đó thầy với trò chung một vòng tay Thiên Chúa, trong vòng tay này chẳng ai tiếc ai điều gì. Một người mẹ mới tới học lần đầu tiên, mới tới đã xin về, không tiếc và cũng chẳng giữ ai, nhưng phải đợi sáng hôm sau, hôm sau chị xin học tới chiều, tới chiều chị xin ở lại luôn hết khóa, thế là sau một buổi chiều và một buổi sáng, chị cảm nếm ơn an bình, không chỉ trong lòng mình, mà cả ở nhà, nơi chị rời xa lần đầu tiên đầy lo âu, chị nhớ và lo cho đứa con nhỏ nhất, nhưng trưa nay chị đã biết đặt con trong tay Chúa, hoàn toàn thanh thản, vì chị thoáng nhận ra một vòng tay quyền năng và đầy yêu thương, chắc chắn hơn chị tưởng.

Lên đường thi hành sứ vụ với con tim của người nghèo, lúc nào cũng cứ như thiếu nhưng thực tế lúc nào cũng đủ để trao, trong túi lúc nào cũng hết mà lại cứ vẫn còn, và trong mọi trường hợp cần thiết đều có thể đưa tay phụ giúp, từ một người bạn cùi bỗng dưng tìm đến, cho tới mấy bé học sinh không đóng đựoc tiền trường, người bệnh đi nhà thương không có tiền. Khi không làm gì được nữa thì ngồi khóc, khóc với Đấng đang khóc thương dân chúng lầm than, và dĩ nhiên trong một vài trường hợp phải vay mượn, cứ vay rồi sẽ có Đấng sai người đến trả.

Tính đủ có nghĩa là thiếu. Anh em tới thỉnh thoảng cũng cần có cái bánh nhấm nháp, đến khi về làng cũng phải có mấy gói kẹo cho vợ con lối xóm mừng. Người dân tộc đi ăn tiệc luôn nghĩ tới người ở nhà, vì thế các bữa tiệc theo truyền thống luôn có phần đem về. Rất tiếc từ từ cũng bị kinh hóa qua những bữa tiệc chỉ biết có mỗi cái miệng của mình.

Không có tôi, thế giới chẳng thiếu gì. Thế nhưng khi có mình, chẳng biết có thể làm chi được cho nhân thế, chỉ biết mình cứ phải là mình, một người được sai đi loan báo Tin Mừng, phải biết giãi bầy và chỉ cho người ta thấy đôi tay trìu mến của Thiên Chúa đấng xót thương con người và đặc biệt những con người đang trong cảnh khốn cùng.

MMsj

Saturday, April 25, 2009

CLC Mid-Atlantic Cluster meeting


A Day of Formation for Christian Life Community Members
Baltimore/DC/NoVA Area


Objective: As members of the CLC we feel specially united by our common faith and spirituality and particularly the call to be true Apostolic Body that is a sign of hope and a factor in building the Kingdom today. In the spirit of the Fatima World Assembly we gather to assume with great "discerning creativity" the challenge of responding as an Apostolic Body to the signs of the times in our complex and ever-changing world. We seek to deepen and strengthen our membership and commitment as members of CLC, to find ways to inspire others with this grace that brings the hope in which we live as followers of Christ and his Church.

• • •



• • •

Buổi họp mặt gồm có 2 đề tài "The Graces of Fatima 2008" do anh Liêm trình bày và "Invited to be a Prophetic Community" do bà Carol Zieba trình bày dựa trên tài liệu Project 141 của Executive Council of World CLC. Ngoài ra còn có giờ để cầu nguyện riêng và chia sẻ chung. Buổi họp mặt diễn ra từ 9g sáng đến 3g chiều với sự hiện diện của 15 nhóm viên Đại Hàn, 5 người Mỹ, 1 người Cameroon và 4 nhóm viên Đồng Hành. Các bạn Đại Hàn đã giúp lo bữa ăn trưa.

Thầy Trần M Quân và Trần T Đạt thụ phong Linh Mục 6/6/2009



Cộng Đoàn Đồng Hành hân hoan đón nhận tin mừng:
Thầy Trần M. Quân và Trần T. Đạt - Tỉnh Dòng Tên Oregon
Sẽ thụ phong Linh Mục vào ngày 6/6/2009




YaYA member helping VN orphanage




Dear family and friends,

I hope you are doing well! It has been almost 1 week here in Vietnam. I have been staying with the sisters of St. Vincent de Paul in a small town called My Tho. They spend their time teaching children that are deaf and mute between the ages of 5-14. Some of them have one parent, some do not have any. Some of them are scared to go home as well, due to past experiences. When they are here, they seem to have a blast though. They are very good kids and pretty impressive too (ex: in the photos attached, there are two photos of teenagers dancing mu'a - they cannot hear but use the vibration they feel to dance). Now if only I could learn their sign language...




Some interesting tidbits that some of you may already know, that I have learned more about while here - most people make less than 100 US dollars/month - and the ones that make close to 100 are those that have gone to college &etc. Many simply cannot find work, because there is no work available. Yet those that are rich, spend money like drinking water, a few hundred dollars a night is nothing to them... and the gap is just getting wider, from what I understand. There are many stories people have shared about their lives or others they know of, but that would take too long to type here... but I love to hear their stories.

From a religious perspective, the nuns here have told me about how even just 10 years ago their religious "freedom" was not as it is now - at least now, they can go to Mass freely. Before, they would have to hide in their own homes, or in the gardens in their homes, when the police came looking for them. Today, even though they are nuns, they have to tell the government that they are teachers so as to not get into more trouble. They also can't teach beyond a certain age - after that only the government schools can teach (unlike in the U.S. where there are private high schools and colleges, etc.).

Despite the hardships that people have to bear physically and secularly, I find they are very rich in spirituality. I attend Mass at 5am with the sisters and the church has a pretty good crowd - and there are a few Catholic churches in this town. There are also so many nuns and priests! The sisters wake up at 4am to start their morning prayer before Mass, but I haven't been able to make it up that early yet. :P

I've attached some photos to share - they include photos of the building and room I am staying in, the sisters and kids, and so on. Yesterday one of the sisters also took me to a more rural area, which are the photos you see of the fields and home and such. It's about 80-90 degrees here and luckily has barely rained since I got here, although I have 11 bug bites now (but still in good health otherwise).









Well, I could go on and on but just wanted to share a bit. Take care!

Cheers and love,
Quyen (Nhi)

NÔ LỆ THỜI ĐẠI MỚI TRÊN ĐẤT MALAYSIA


XIN MỞ LÒNG QUẢNG ĐẠI ĐỂ LIÊN ĐỚI
VỚI CÁC NÔ LỆ THỜI ĐẠI MỚI TRÊN ĐẤT MALAYSIA


Tôi là linh mục Trương văn Phúc, S.J., thuộc Tỉnh Dòng Tên Việt Nam.

Nhân dịp tôi được sai đến đất Malaysia để chăm sóc mục vụ cho các công nhân người công giáo và đồng thời cũng tìm cách liên đới với tất cả các công nhân Việt nam đang làm việc tại Địa Phận Melaka - Johor. Tôi đã đi thăm nhiều nơi làm việc, nơi ở và cả nhà tù nơi giam giữ những người Việtnam một cách bất công. Dưới đây, tôi xin chia sẻ một vài điều mắt thấy tai nghe với mong ước xin quý vị, vì tình đồng bào Việt Nam, hãy mở rộng lòng quảng đại để liên đới với các công nhân nhân Việt nam, “ những nô lệ thời đại mới”, trên đất Malaysia.

Ngày 06.03.09
Tôi đến thăm nhóm công nhân ở Masai, Johor Bahru, chị Nguyễn Thị Loan, đến từ vùng Phương Lâm - Đồng Nai, đang làm việc cho công ty Điện ôtô, cho biết: đã mấy tháng trôi qua rồi, mỗi tuần công nhân của nhả máy nơi chị đang làm việc chỉ được làm việc có 1 hoặc 2 ngày thôi. Công ty hiện đang không có việc làm. Những ngày không đi làm việc, các chị không được phép đi đâu cả, vì nhóm quản lý, cũng là nhóm môi giới, đã giữ tất cả các giấy tờ tùy thân của các chị hầu các chị không thể tìm việc làm nơi khác. Các chị xin họ giải quyết cho về nước nhưng không được chấp nhận.

Ngày 07.03.09
Tôi gặp gỡ các bạn công nhân ở Plentong, Johor Bahru. em Hải, một công nhân đến từ vùng Bắc Cạn, đang làm việc cho công ty Venture cho biết, cứ mổi lần các nữ công nhân có việc đi đâu đó về sau 10 giờ tối, thì ông bảo vệ block nhà trọ lại ép các cô phải ngũ với ông với lập luận xàm sở: “ mày đi ngủ với bạn trai được thì mày cũng ngủ với tao được, vì tao cũng là đàn ông vậy”. Hải cũng cho biết hôm gần tết vừa rồi, có một nữ công nhân bị mệt đang khi làm việc, cô này được người quản lý sản xuất đưa vào nhà vệ sinh để ngồi nghỉ ở đó. Thế nhưng, vì thấy lâu không quay trở lại làm việc nên người quản lý nay cửa nhà vệ sinh vào gọi. Khi cửa nhà vệ sinh mở ra thì thấy cô ta đã chết trong nhà vệ sinh.

Ngày 08.03.09
Tôi đến thăm nhóm công nhân vùng Krupong, Melaka. Giang, một cô gái đến từ Phú Thọ, cho biết: cô và các bạn trong nhóm bị bán cho các nơi làm việc đến 2 lần rồi. Lúc còn ở Việt nam, các cô ký hợp đồng làm việc cho một nơi, nhưng qua đến Malaysia, các cô bị đưa tới làm việc moat nơi khác. Chủ hợp đồng củ đã bán các cô cho một công ty khác để kiếm lời. Giang cũng cho biết, khi đến làm việc, nếu ai đó không làm được việc như chủ mong muốn, thì họ bị trả về cho chủ môi giới. Ở đó, họ bị nhốt không cho ăn, bị đánh đập, bị uy hiếp, được răn bảo đôi điều và sau đó là được bán trở lại cho moat công ty khác. Theo những người bạn của Giang cho biết, có ít nhất 2 trường hợp nữ công nhân Việt Nam bị bán làm người giúp việc nhà và cũng là vợ bé của gia đình người Malaysia. Họ gặp các chị này ở chợ, đang khi các chị gánh trái cây đi bán hàng rong. bên cạnh các chị có một người vừa canh gác vừa thu tiền. Hiện các chị đã có con với người Malaysia nhưng chỉ là người giúp việc nhà không được phép liên lạc với bất cứ người Việt nam nào.

Ngày 09.03.09
Báo chí Malaysia đưa tin: tại vùng Penang, cảnh sát đã nổ súng bắn chết 5 người Việt Nam bị nghi là cướp có vũ trang.
Thưởng, một công nhân đang làm việc ở Melaka đến thăm tôi và kể cho tôi nghe tình hình hiện tại của khá nhiều công nhân Việt Nam ở vùng Melaka. Họ chỉ thu nhập hàng tháng được từ 150 RM đến 250 RM ( # 50 - 70 USD), do chỉ có việc làm mỗi tuần được 3 buổi và mỗi buổi chỉ 8 giờ. Họ phải làm việc ăn lương theo số sản phẩm, nên càng ít việc họ càng ít thu nhập. Tuy thu nhập của họ đã quá thấp, vậy mà mỗi tháng họ còn bị những người môi giới thu 100 RM. Do vậy, tình trạng sống của họ nay đã đến mức bần cùng. Nhiều tháng qua, họ không đủ tiền sống chứ chưa nói đến có một chút gởi về phụ giúp gia đình.
Những người bạn của Thưởng kể cho tôi nghe chuyện họ đình công đòi công ty phải tìm việc làm cho công nhân. Công ty đã gọi Đại Sứ Quán Việt nam đến để đối thọai giải quyết. Sau khi nhóm Đại Sứ Quán ra về, tất cả những người có tên trong danh sách nhóm đình công hôm đó đều bị công ty phạt 500 RM trừ vào lương của họ. Thật là bất công và đau xót!

Ngày 11.03.09
Tôi đến thăm các bạn công nhân thuộc công ty Konica vùng ngọai ô Melaka. Bích, một bà mẹ trẻ đến từ Nghệ An, cho biết: hơn một tháng nay nhóm của cô cứ bị công ty hẹn đến 4 lần rồi sẽ có việc cho các cô làm. Thế nhưng đến giờ này thì vẫn thất nghiệp. Bích may mắn vì công ty Konica cho mỗi công nhân 200 RM như một khỏang phụ cấp thất nghiệp.
Tôi được chị Vi, một bà mẹ luống tuổi vùng Hương Sơn - Hà Tĩnh, kể về tình trạng của mình: Chị đến đây qua trung gian môi giới. Công ty của chị chẳng bao lâu sau khi chị đến làm việc thì bị phá sản. Chị bị môi giới nhốt, không cho đi làm ở bất cứ nơi đâu vì lý do chưa tìm được nơi làm việc mới cho chị. Bây giờ chị mới mượn được tiền của bạn bè để đóng cho môi giới 1700 RM hầu để có thể có tự do ra ngòai kiếm việc. Chị hiện tại đi lau dọn nhà cho các gia đình gần nơi chị ở với ao ước có đủ tiền trả nợ và mua vé máy bay về nước. Chia sẻ với tôi, chị bảo: “ Họ ác lắm em ơi! Aùc không tưởng tượng được!”

Ngày 14.03.09
Tôi đi thăm nhóm công nhân vùng Saleng. Lành. cô gái trẻ của vùng Lộc Mỹ - Nghệ An cho biết: cô đã sống nhờ bè bạn giúp đến nay là 3 tháng rồi. Cô bị thất nghiệp do công ty không có việc làm. Các cô không được phép đi đâu cả, và cũng không được giải quyết để tìm việc nơi khác hoặc là cho về nước. Các cô mong sao sớm có việc làm để có cơm an hằng ngày.

Ngày 15.03.09
Tôi đến thăm vùng Ulu Tiram, nơi vừa xảy ra nhiều vụ cướp liên tục tuần vừa qua. Tôi đã gặp 56 bà mẹ nông dân chân chất đến từ Hải Dương, Nghệ An, Hà Tĩnh, đang hoang mang trong nước mắt. Tối hôm 11.03.09 vừa qua, nhà của họ bị nhóm cướp 10 tên xông vào nhà khống chế và cướp đi tất cả những gì họ có: tiền bạc, điện thọai, thẻ ngân hàng… Chúng tôi có mang theo 100 Kg gạo và 120 gói mì gói để bày tỏ tình liên đới với họ, nhưng chừng đó thì thấm vào đâu so với nổi đau mật mát của họ. Do tình hình khủng hỏang kinh tế tòan cầu, nhiều công nhân bi thất nghiệp đã liều mình đi cướp của người khác. Họ làm thành những nhóm hổn hợp Ấn-Indonesia-Việtnam. Thường họ nhắm tấn công các nhà của những người không biết nói tiếng Malaysia hoặc tiếng Anh hòng để không biết báo cho cảnh sát kịp thời. Tôi cũng được biết tuần vừa qua ở Tanjong Lansat, các nhóm cướp cũng đã tấn công và rất nhiều người Việt nam trở thành nạn nhân đang cần được sự giúp đỡ.

Ngày 16.03.09
Ông John Foo, một tình nguyện viên giúp công nhân Việtnam ở Majodi Center đưa tôi đến thăm một gia đình người tàu địa phương. Tôi đến đó để cám ơn gia đình này vì vừa qua họ đã giúp 2 chiếc quan tài để chôn 2 người công nhân Việtnam xấu số, chết trong một giấc ngũ đêm sau khi làm việc tăng ca quá tải. Dạo này một số công ty, như công ty Venture … ép công nhân làm việc đôi lúc không cho nghĩ ăn trưa. Một số công ty còn lấy lý do tiết kiệm điện nên không cho chay quạt thông gió khi các công nhân làm việc. Do vậy, các công nhân bị ngộp và dẫn đến tình trạng tử vong là tất yếu. Khi các công nhân tử vong trong nhà máy thì công ty còn bồi thường chút ít, nhưng khi họ tử vong ở nhà thì công ty hòan tòan phủi tay, không hề bày tỏ liên đới chút nào.
Ông John Foo cũng đem tôi đến gặp chị Phạm Thị Kim Tuyến, một bà mẹ trẻ đến từ Thạnh Phú - Bến Tre. Đây là người mà ông John Foo vừa dùng mưu kế để giúp chị thóat khỏi nhà của ông Jame đang giam giữ chị một cách phi nhân. Chị Tuyến được công ty môi giới Sona tại Sài gòn do ông Trường làm giám đốc đưa đi làm công nhân lại Malaysia vào ngày 20/8/2007. Đến Malaysia, chị được công ty môi giới của ông Jame ( ở vùng Putri Wangse) tiếp nhận. Sau đó, công ty môi giới này đưa chị đi làm ở công ty Sinco. Lương của chị bị môi giới ăn chặn đến 50%. Từ tháng 11/2008 đến nay, chị trở bệnh. Công ty môi giới đã đưa đi khám sức khõe đến 5 lần và kết quả là chị bị suy tim, rối loan chức năng nhiều bộ phận nội tạng. Theo chị cho biết ông Jame đã gọi chị đến văn phòng để lo thủ tục về nước, nhưng khi chi lên văn phòng thì chị bị nhốt chung với chừng 20 người khác trong một căn nhà do vợ ông Jame làm quản giáo. Mấy tháng trôi qua, chị chỉ được ăn mỗi ngày một bữa. Một số người Việt Nam biết nơi này và thỉnh thỏang có tiếp tế cháo cho chị. Cách nay gần một tuần, do nhờ một cuộc đột nhập khám xét nhà của cảnh sát, vợ của ông Jame mới cho nhóm bị nhốt này chuyển sang công việc “ đục tường nhà” như là một trá hình tránh cảnh sát. Chị đã liên lạc được với chị Hồng làm phiên dịch cho cảnh sát địa phương sắp xếp cho chị chạy thoát. May thay, chị Hồng biết ông John Foo và nhờ ông đưa xe đến gần ngôi nhà ấy để chị Tuyết vượt ra cửa là đón ngay. Cuộc vượt ngục thành công. Hiện chị Tuyến đang ở với nhóm công nhân Việtnam ở địa chỉ: No. 7, Jalan Batik 8, Taman Putri Wangse, Ulu Tiram. Chi rất cần được giúp đỡ để có thể về nước trước khi bị nhóm ông Jame lùng bắt trở lại.

Ngày 17.03.09
Tôi đến thăm trại tù Pekan Nanes ở địa chỉ 81500 Ponian Johor. Ở đó tôi biết có 57 trường hợp các công nhân Việt nam đang bị giam giữ. Họ vào đây vì không có giấy tờ tùy thân khi đi trên đường. Các công nhân việt nam đến làm việc ở Malaysia đều bị môi giới giữ hết giấy tờ tùy thân. Họ chỉ có một giấy do công ty cấp cho, với giới hạn đi lại trong một vùng nào đó có nhà máy họat động. Chính vì vậy, trong trường hợp họ ra khỏi vùng cho phép, họ sẽ bị bắt vì giấy tờ không hơp lệ. Đến đó, tôi trao một chút quà liên đới với các tù nhân. Tôi cũng được phép gặp một số trường hợp đặc biệt, đó là những trường hợp bị nhốt từ 7 đến 9 tháng không người đến thăm nuôi giúp đở. Trong số những trường hợp này, tôi đã gặp 8 bà mẹ đáng thương:1/ chị Quách Thị Hằng, số tù: 2531.08, 38 tuổi, đến từ hải Dương, bị nhốt ở nay 9 tháng rồi, với tội trạng: lãnh đạo nhóm công nhân đòi tăng lương. Theo chị kể: nhóm chị làm ca đêm mỗi giờ được trả 7 RM nhưng môi giới ăn chặn 5 RM, chỉ trả cho các chị 2 RM mà thôi. Do chị biết một chút tiếng Malaysia, nên chị em nhờ chị viết thư lên công ty. Chị đã bị công ty môi giới lừa và đem nộp cho cảnh sát với lý do không có giấy tờ tùy thân; 2/ Chị Nguyễn Thị Nga, số tù 474.09, 31 tuổi, đến từ Tân Kỳ - Nghệ An, do công ty May của chị bị phá sản, chị trốn chủ môi giới để đi phụ bán quán với mong ước kiếm tiền đủ trả nợ 27.000.000 VNĐ chi phí cho thủ tuc chị đi xuất khâu lao động. Chị bị bắt chẳng bao lâu sau khi trốn khỏi nhà của nhóm môi giới; 3/ chị Hà Thị Dinh, số tù 68.09; 4/ chị Hà Thị Nga, số tù 645.09; 5/ chị Hà Thị Hoa, số tù 646.09. nay là ba bà mẹ true đên từ Phú Thọ, cùng làm công ty may, cùng bị thất nghiệp, cùng trốn, cùng bị bắt khi chưa tìm được việc làm. 3 trường hợp khác:6/ chị Dương Hồng Hạnh; 7/ chị Lê Thị Ngọc; và 8/ chị Đinh Thị Hạnh, số tù 115.09, đều là những người bị bắt trong khi lang thang tìm việc làm do công ty của họ bị phá sản. Theo luật hơp đồng, khi công ty phá sản thi công ty phải trả chi phí vé may bay cho các công nhân về nước. Thế nhưng các công ty ở Malaysia lại mua công nhân từ các môi giới lao động nên họ không chịu trách nhiệm chi trả trong các khỏang này. Hiện nay 8 bà mẹ trong tù này đang sống trong những ngày không có niềm hy vọng. Họ không có bạn bè, thân quen trên đất Malaysia. Họ cho tôi số điện thoại ở gia đình của họ tại Việtnam. Tôi đã liên lạc với gia đình họ và cũng không sao giải quyết được, vì gia đình họ nghèo quá. Tôi có hỏi khỏan chi phí cho mọi thủ tục, kể cả vé máy bay cho một trường hợp từ trong tù về ViệtNam, và được cảnh sát cho biết: mỗi trường hợp mất chừng 1000 RM ( # 300 USD hoặc # 450 SGD). Mong sao các bà mẹ này sớm có người rộng lòng giúp đỡ, để họ sớm đạt ước nguyện đòan tụ với gia đình sau những tháng ngày dài thất vọng trong lao tù.

Còn quá nhiều điều thương tâm đã, đang và sẻ xảy ra cho người công nhân nghèo trên đất Malaysia mà tôi không sao tả hết được. Tôi chỉ biết rõ một điều: những gì tôi kể cho quy vị trên nay chỉ là một vài trường hợp mà tôi được dịp chứng kiến bằng mắt thấy tai nghe. Lòng tôi quặn đau khi thấy người Việt của mình bị bán làm nô lệ, bị trở thành những nạn nhân của bất công. Tôi muốn liên đới với họ, và chắc chắm cũng muốn quý vị rông lòng liên đới với họ. Những chia sẻ của quy vị sẽ phần nào thoa dịu nỗi khổ đau của những anh chị em này, hay ít là góp phần đem lại tự do cho một vài bà mẹ trẻ đáng thương đang ngồi trong lao tù. Theo tôi được biết hiện đang có chừng 130.000 công nhân Việt nam đang làm việc ở Malaysia, trong số này có chừng 30.000 công nhân đang thất nghiệp do ảnh hưởng khủng hỏang kinh tế tòan cầu.Tôi cầu nguyện xin Chúa - Trời chúc phúc cho những tấm long hảo tâm của quý vị qua việc bày tỏ tình liên đới bằng cách này hay cách khác cho những người nghèo Việtnam trên đất Malaysia.

Vai dòng chia sẻ với quý vị. Tôi mong có dịp sẻ kể thêm những gì mình chứng kiến về nổi khổ của người Việt Nam trên đất Malaysia.

Malaysia ngày 18.03.2009

Quy men,
Linh Mục Trương Văn Phúc, S.J.

Wednesday, April 22, 2009

Bất ngờ





Bốn người bạn từ quê mẹ tham dự Đại Hội Đồng Hành 2008, chụp chung với cha Quốc Anh, cha Hùng và cha Thành.

Friday, April 17, 2009

Bạn Đường Cầu Nguyện là một Bí Tích


Giáo lý Công Giáo dạy ta có 7 phép Bí Tích, là máng chuyển ân sủng của Thiên Chúa, qua những nghi thức bên ngoài. Mỗi Bí Tích là một dịp gặp gỡ Thiên Chúa. (Một nghi thức hữu hình để chuyển ban ân sủng vô hình)


Công Đồng Vatican II giúp ý thức rằng có hai Bí Tích căn bản hơn nữa ngoài 7 nghi thức Bí Tích nêu trên. Đó là Chúa Kitô và sau đó là Giáo Hội của Ngài.

.......

Đọc trọn bài:
http://www.donghanh.org/main/bao/Ban_duong_cau_nguyen.htm