Saturday, October 31, 2009

Sharing Lightworks at Holy Name of Mary Parish experience


I have to say that I've been quite blessed to be a part of the team beginning the Lightworks ministry at Holy Name of Mary parish in San Dimas. Although I haven't been able to participate very much throughout the process, nor will I be able to going forward (for vocational reasons), it has truly been a humbling experience.

When I first heard about the project, I was actually pretty excited - another step in the vision of Dong Hanh-CLC is unfolding! Those were my first thoughts. Then to attend one of the planning meetings, and see the collaboration among the various age groups within Dong Hanh - cac anh chi with young adults - and then also with the parish priest and other members of the parish; it almost seemed a little surreal. Everyone was very present throughout the process, no one felt like they had to be there, and when it came time to assigning tasks, it wasn't like pulling teeth. All very encouraging!

Then I started to hear comments from other people, pretty close to me... they were and still are skeptical of this whole project. "Why would someone want to go on a retreat for 4 weeks, 14 weeks? Shouldn't Dong Hanh be trying to get them to go on a weekend retreat first?" ...and so on. The challenges, the questions. Yet they seemed to be just part of the journey.

Last week we held the Orientation for the program and in all honesty I was completely floored to see the deep hunger, yearning, desire of those that attended to draw closer in relationship with God and one another. From saying the morning prayer in complete unison to verbalizing one word about graces received, it was there. The Spirit was there. God was there. Working in and through every person who took a step to be fully present to the invitation at hand. Now for the first Lightworks meeting there will be 7 groups!

God was there and is very much alive in this project. May the Spirit continue to bring light to these works that each person may draw closer to God, in whatever way He knows best for each person.

Finally - this morning, as I was leaving the Adoration chapel at a nearby parish (about 10 minutes away), I saw on the table of "freebies" - none other than the Lightworks flyer from HNMP! Perhaps this is a sign of things to come.... who knows, but something quite beautiful is unfolding nonetheless!

Nhi

Thứ Bảy 31-10

Bài đọc
Rom 11:1-2, 11-12, 25-29
TV 93(94):12-15, 17-18
Luca 14:1, 7-11

"... để khi người mời ngươi đến nói với ngươi"

▪ ▪ ▪

Tôi đi tìm Chúa trong sự tự hài lòng về chính mình?
hay,
Chúa đang tìm thấy tôi trong sự thật về chính tôi?

THÁNG MƯỜI MÂN CÔI


Mẹ ơi, tháng Mười Mân Côi
Con có Mẹ, nào phải mồ côi,
Xin cho con trái tim nồng, đôi môi ngọt
như ngày nào Mẹ ngắm Chúa trên ngôi.

Cho con tia nhìn đắm đuối
vì Giêsu là muối mặn đời con,
Mẹ ở đây, còn Thầy ở đâu ?
Con đi tìm, bạc cả mái đầu…

"Thầy ở trong con đó", ôi ! con mừng quá
Con mừng, và con đau :
Biết gần nhau, mà không thấy nhau !
Một Tình Yêu hoen mờ lệ ứa
Một Tình Yêu nói mấy cho vừa ?

Có những đêm dài, con xót xa
Trong con là tâm tình thiết tha,
Mà ngoài trời thì chỉ có sao sa…
Mẹ ơi, Mẹ tìm Thầy cho con với
nói với Thầy lòng con vẫn đợi

ngàn năm ….


Đông Khê

Friday, October 30, 2009

Thứ Sáu 30-10

Bài đọc
Rom. 9:1-5
TV 147:12-15, 19-20
Luca 14:1-6.

"Trong ngày Sabbat, ai trong các ông có con lừa hay con bò rơi xuống giếng mà không lập tức kéo nó lên sao?"

▪ ▪ ▪

Theo từng câu từng chữ của lề luật nhưng không nhận ra ý nghĩa sâu xa bên trong mục đích của lề luật, có thể chính tôi cũng rơi xuống giếng mà không biết mình ở dưới giếng.

Thursday, October 29, 2009

Anh em Dòng Tên VN đi thăm nạn nhân bão tại KonTum

(Thư do cha Trần Minh Quân chuyển)

Hôm nay 22 tháng 10, Tân theo chân Đức Cha Kon Tum đi thăm một số điểm bị hư hại sau cơn bão số 9.

Trước hết là vùng Sa Thầy, vùng này nhẹ nhất, nhà các Sr MTG Bac Hai bay nóc, vườn tược bà con bị hư hại nhẹ thôi, nhiều vườn khoai mì bị trốc gốc.

Qua làng Tea Pen, ngôi làng gần nhà thờ Dak Rơsa chỉ cách Đak Tô 15km, 7 cây cầu treo mới làm được 1 năm bắc ngang sông bị nước cuốn trôi hết, chỉ còn sót lại cây cầu cũ vừa được sửa lại để đi tạm, tòan bộ khu vườn cà phê khoai mì thành vườn cát mênh mông, ruộng lúa thành hồ nước, cha xứ đang tìm giống bắp cho bà con gieo trên mảnh đất ngập cát này. Đi thêm mấy cây số tới bờ sông, cây cầu bắc ngang sông đã bị nước cuốn trôi, nhưng may mắn ở phía trên còn một cây cầu treo xe gắn máy có thể qua lại. Ngay tại bờ sông có một xe của đòan cứu trợ Phật giáo nằm đó, bên cạnh là chiếc xe chuyên dùng của bộ đội bánh xích chạy trên đường và có thể nổi trên nước như một cái thuyền, từ đây đem hàng cứu trợ tới trung tâm huyện Tu Mơ Rông để phân phối cho bà con theo phiếu đã được lập sẵn theo danh sách UB. Trong khi tại nhà thờ thì trao theo danh sách các giáo phu đem tới. Các làng Môpanh 1 và 2 là những làng không có đạo cũng được các giáo phu tìm tới và mời bà con ra nhà thờ nhận gạo với mì tôm và cá khô. Để đưa gạo tới Kon Hia cho bà con ra nhận gần hơn thì khó khăn lắm, vì đường trơn trượt, mấy ngày qua trời vẫn mưa ở các vùng này, mưa không lớn, nhưng làm cho việc di chuyển bằng xe thồ trở nên khó khăn.

Đi tiếp tới ĐakGlêi, huyện xa nhất của Kon Tum. Con đường mòn HCM ngập đầy đất bùn nhầy nhụa. Một xe tải lên dốc trơn trượt phải nhờ xe car kéo phụ, đất được xe ủi đẩy qua 2 bên đường, đúng ra là đất cát, ruộng vườn cũng đầy đất cát. Tới Dakglêi, con đường vào Dăk Choong phía núi Ngọc Linh sập nhiều chỗ không thể vào được, dòng sông ngay sau nhà các Sr sau cơn nước lũ để lại cảnh tan hoang. Bên kia bờ, nhà các sr có sr giám tỉnh ghé thăm đem theo gạo cứu đói. Vòng trở về Dak Tuc và Dak Jâc, nhiều vườn mì nay chỉ còn trơ đá sỏi như lớp lớp trứng vịt trứng ngỗng. Tân gặp bà con ở nhà các sr CQP đang chia nhau mì tôm và nhận mỗi người 10kg gạo. Chú giáo phu có đứa con chết trôi theo nước và ngôi nhà bị sập cho biết vườn khoai mì và cà phê lúa rẫy của bà con vùng này không những mất trắng mà chỉ còn trơ lại đất trắng, ruộng lúa thì trở thành dòng sông mêmh mông và nay là đất cát với gốc rễ cây, trong nhà không còn gì để ăn, chỉ nhờ gạo cứu trợ.

Tuy nhiên giai đọan tiếp theo sẽ đói lớn, khi cơn bão số 9 đi vào quên lãng và các nhóm từ thiện cũng quên theo. Hiện nay đất hư hại, để tìm được đất mới không dễ dàng gì, rồi phải có cơm ăn để vỡ đất, cùng với giống để trồng. Làng Mopanh 2 đã được di dời về Hlang, nhưng còn làng Kon sang với dak Rê 1 + 2 cũng sẽ phải di dời để khai hoang đất mới thì sao? Ba ngôi làng này không bị hư hại nhà cửa nhưng ruộng đầy đá và vườn cũng trơ đá luôn.

Một cơ may hiếm có cho một số làng được cây gỗ trôi dạt đầy vườn, gỗ vườn nhà ai nhà nấy hưởng, nhưng người kinh đến trả rẻ vài ba trăm ngàn là bán lấy tiền uống rượu, những con người chỉ biết có ngày hôm nay ấy không biết đến bao giờ mới biết nghĩ được tới ngày mai. Có làng không cây gỗ cũng say xỉn vì đem gạo đổi lấy rượu. Chỉ những ngôi làng các Cha các sr tới đuợc thì đỡ khổ hơn thôi. Cây cối không được là bao nhưng gom góp mai mốt sửa nhà đỡ khổ. Có vùng cây cối trôi dạt, người sắc tộc đem rựa ra đánh dấu xí phần, người kinh tới cắt hai đầu chừa lại phần gỗ xí chừng một mét, người khôn của khó là thế, còn lại những khúc gỗ chừng 1 mét vẫn hơn là không có được chút gì.

Sáng nay ở TGM, các cha đang chất mùng mền lên xe tải đi chia cho bà con những người thiệt hại nặng, vì càng đói thì càng rét, ôm bụng đói mà chịu rét nữa thì khốn khổ lắm.

Em tập sinh kể

Theo chân đòan cứu trợ xuất phát từ nhà các sr dòng thánh Phaolô, điểm đến đầu tiên là Kon Hring, giáo xứ cha Bá lang Lý người gốc Sêdăng. Các anh chị em đồng bào đủ mọi lứa tuổi từ các nơi vùng xa đến trước đoàn để nhận ít lương thực sống qua ngày. Khi thấy đoàn chúng tôi thì họ mừng rỡ lắm bởi vì giúp đỡ họ được phần nào ngay trong hoàn cảnh bi đát này. Phần quà cho mỗi hộ gia đình là mười kí gạo, một kí muối, một ít cá khô, và một chút ít kẹo. Tôi nghĩ chừng ấy thì chỉ đủ sống vài ba hôm nếu gia đình nào đông người.

Khi phát quà xong thì phái đoàn tiếp tục đi vào trong ĐắK Glêi. Trên đường đi chúng tôi thấy những mảnh vườn cây công nghiệp, cây lúa, cây mía giờ đây chỉ là những bãi đất bùn pha cát và những gốc cây lổm chổm. Nguyên chỉ công bỏ ra để dọn vườn cho sạch thì có lẽ bằng một vụ thu hoạch hoa màu của họ. Hệ thống đường giao thông hư hại nặng đến nỗi ai đi xe mà không chú ý thì tiến thẳng vào nghĩa trang luôn. Những cây cầu nối liền đường chính với làng của họ bị phá hỏng không đi được. Phái đoàn của chúng đến nơi thì họ cũng rất vui mừng như làng trên. Tôi nhìn họ khoảng hơn hai trăm người từ người già đến người trẻ. Trong đó họ mặc với những bộ đồ mà tôi nghĩ do ai cho nên mỏng tanh, cái cao, cái dài, cái ngắn, ướt từ trên xuống. Có lẽ vì họ đợi phần quà để cứu đói dưới trời mưa hay là vì họ phải lội qua một dòng sông từ làng bên kia để sang bên đường mà phái đoàn chúng tôi đem quà cứu đói đến. Trông vẻ bên ngoài của họ mệt mỏi, run rẩy vì đói không có gì để ăn. Khi chuyển hàng từ trên xe xuống có vài túm mì tôm rớt xuống họ nhặt để ăn cho đỡ đói. Tôi thấy họ mà trong lòng cảm thấy nghẹn nghào vì hoàn cảnh khổ cực của họ, không biết ngày mai rồi sẽ ra sao khi những phần quà này rồi cũng hết. Tôi ước mong những người giàu có, tổ chức từ thiện, hay bất kỳ ai hãy nhìn về họ. Nếu ai đó mà trông họ thì cũng cảm thấy ngậm ngùi đau xót vì sự bơ vơ, đói khổ của họ.

Trong lúc phát quà một số ngừời trong phái đoàn hỏi thăm hoàn cảnh sống của họ thì họ trả lời là họ chỉ trông chờ vào phần trợ giúp của người khác. Tình hình vườn tược, hoa màu của họ mất trắng, thậm chí ngay cả nhà của họ, quần áo đồ đạc trong nhà cũng đi theo dòng nước lũ. Mạng sống của họ giờ đây chỉ mong chờ sự trợ giúp, sự chia sẻ của những nhà từ thiện, tổ chức tông đồ các dòng tu khác trợ giúp họ.

Trước khi chúng tôi chào họ ra về thì trong số họ đại diện cám ơn phái đoàn vì phần quà, vì tấm lòng hảo tâm, vì sự chia sẻ trong hoàn cảnh khó khăn này. Họ tỏ lòng biết ơn sâu xa không biết cảm ơn như thế nào chỉ biết cầu nguyện cho những ngùời trợ giúp họ cách này hay cách khác.

Sau cơn bão số 9 – KON TUM

(Thư do cha Trần M Quân chuyển)

Tháng 9, tháng thiếu gạo, bà con các làng quanh thị xã thường phải đi kiếm măng hoặc bòn mót hoa trái trong vườn để đổi gạo, từ trái bí trái bầu, đu đủ, quài chuối tới con chim con gà. Thói quen của bà con ở đây là không xin, mà kiếm một cái gì đó để đổi. Đổi cho nhau thì được chứ mang ra chợ thì chỉ được vài lon gạo, và bà con đã dắt nhau tới nhà các sr dòng thánh Phaolô cõng theo bất cứ thứ gì trên lưng xin đổi, có khi chỉ là một buồng chuối non hoặc trái đu đủ non, nhận rồi không biết để làm gì, chỉ biết nhận là để trao. Đều đặn mỗi ngày các sr đổi khoảng 300kg gạo. Những ngày sau lũ thì số gạo tăng gấp đôi. Bà con có người đến từ xa, đâu thể để bà con bụng đói ôm gạo trở về, và thế là lại phải cho bà con ăn tô mì hoặc ổ bánh mì, thêm một vài cái quần áo cũ. Suốt 2 tuần qua có một bà từ thành phố lên mang theo đường thốt nốt, thế là mỗi ổ bánh mì có thêm cục đường ngọt lịm tâm nhà Phật, bà cũng mua thêm bột canh với cá khô để bà con về nấu với chút gạo ít ỏi. Ngay chiều ngày nước dâng cao, một bé trai đạp xe 20km bọc theo con gà tới nhà các sr xin đổi gạo, con gà con gói kỹ đến khi mở ra thì chết từ lâu rồi, sr trao em 5kg gạo, thêm bánh mì cho đỡ đói bụng rồi hối em về lẹ vì hơn 2 ngày qua nhà hết gạo, mấy đứa em ở nhà đang khóc vì đói. Em bé ra đi trong mưa bão, nước dâng ngập tràn lan, sr băn khoăn tự hỏi tại sao mình không giữ em lại để em về giữa cơn nguy hiểm, tới nước này thì chỉ còn biết đặt em trong tay Chúa, nghe đâu mẹ em ở nhà lo sợ lắm, nhưng rồi 8 giờ tối em cũng về tới nhà, mẹ thì mừng và các em hết khóc, trong khi ma sr vẫn chưa hết bồn chồn.

Những vùng bị ngập lụt nặng sau cơn bão, đời sống bà con rất khó khăn. Nước cuốn trôi tất cả, nhưng để mang được ký gạo cho bà con cũng không dễ dàng gì. Nặng nhất là vùng Tu Mơ Rông, một huyện vùng sâu mà lại không có đường đi. Nếu lấy điểm xuất phát là Dak Tô, đi thêm 12 km sẽ tới nhà thờ Dak Resa, từ đây để chuyển gạo tới Kon Hia phải thuê xe thồ 50 ngàn 1 chuyến cho 1 bao 50 kg. Bà con xã Dak Sao muốn nhận gạo phải lội bộ mười mấy cây số. Mấy ngày qua mưa lớn đường trơn trượt xe thồ cũng không vào được Kon Hia, bà con vùng Dak Na xa xôi phải lội bộ tới nhà thờ Dak Rsa hơn 40km mới lấy được gạo, mà số gạo chia đều cho mỗi hộ chỉ được 20 kg, thêm mấy gói mì tôm và cá khô bột ngọt. Bà con sống sao với 20 kg gạo cho cả mấy tuần lễ? Gạo đem về, mỗi bữa lấy một vài lon nấu chung với khoai mì hoặc bí đỏ, nghĩa là tất cả những gì có thể nấu chung.

Từ Đak Tô vào tới nhà thờ Tea Resa 12 km, thêm 20 km tới Kon Hia 1+2, gần đó là xã Daksao, sâu nhất là xà Dak Na trong đó làng Mopanh 2 bị xóa sổ hòan tòan. Làng Mopanh 1 chỉ còn sót lại ít nhà. Bà con làng Mopanh 2 chuyển tới dựng nhà tạm sống chung với làng H’Lăng. 5 làng có chung một cánh đồng lúa, nay trở thành cánh đồng đá là Mopanh 1+2, Konhia 1+2 và làng Kon Sang. Ruộng thành đá không thể tiếp tục canh tác, nhưng đất rẫy chung quanh cũng không làm tiếp được vì đất sạt lở hết rồi. Nhiều làng khác cũng chung số phận, nhưng số ruộng lúa trở thành ruộng đá ít hơn, tuy nhiên tất cả các ruộng lúa vùng này hoàn tòan bị hư hại vì cây cối và bùn đất tràn lan. Để khôi phục lại ruộng lúa đòi nhiều công sức. Ruộng lúa hư, khoai mì và bắp trên các rẫy gò cũng hư hại vì nước cuốn làm nứt nẻ và lở đất khắp nơi, chảy dồn xuống các cánh ruộng thành ruộng đá hoăc đầy tràn bùn đất và cây cối.

Thứ Năm 29-10

Bài đọc
Rom. 8:31-39
TV 108(109):21-22, 26-27, 30-31
Luca 13:31-35

"Ôi Giêrusalem, Giêrusalem! Ngươi giết hại các tiên tri và ném đá những người đã được sai đến cùng ngươi."

▪ ▪ ▪

No one needs love more
than someone who doesn't deserve it (Author unknown)

Những người khước từ Đức Giêsu là những người cần tình yêu của Ngài nhiều nhất.

Hôm nay tôi đang ở trường hợp nào? Là người khước từ hay bị người khác khước từ?

Wednesday, October 28, 2009

Thứ Tư 28-10, kính thánh Simon và Jude

Bài đọc
Eph. 2:19-22
TV 18(19):2-5.
Luca 6:12-19

Trong những ngày ấy Chúa Giêsu lên núi cầu nguyện, và suốt đêm Người cầu nguyện cùng Thiên Chúa. Sáng ngày, Người gọi các môn đệ và chọn mười hai vị mà Người gọi là tông đồ ... có nhóm đông môn đệ cùng đoàn lũ dân chúng đông đảo từ khắp xứ Giuđêa, Giêrusalem và miền duyên hải Tyrô và Siđôn đến nghe Người giảng và để được chữa lành mọi bệnh tật.

▪ ▪ ▪

Thiên Chúa Cha-Đức Giêsu-dân chúng
"Suốt đêm Người cầu nguyện cùng Thiên Chúa <--> đoàn lũ dân chúng đông đảo nghe Người giảng": Đức Giêsu nhận sứ mệnh từ Cha đến săn sóc dân Ngài

Đức Giêsu-các môn đệ-dân chúng
"Người gọi các môn đệ và chọn mười hai vị": Các môn đệ nhận sứ mệnh từ Đức Giêsu tiếp nối công việc săn sóc dân Ngài.

Hôm nay tôi cầu nguyện cho Giáo Hội, các vị chủ chăn và ơn gọi.

Tuesday, October 27, 2009

Thứ Ba 27-10

Bài đọc
Rom 8:18-25
TV 126:1b-2ab, 2cd-3, 4-5, 6
Luca 13:18-21

Nước Thiên Chúa giống như hạt cải mà người kia lấy gieo trong vườn mình. Nó mọc lên và trở thành một cây to, và chim trời đến nương náu trên ngành nó

▪ ▪ ▪

Để trả lời người biệt phái hỏi bao giờ Nước Thiên Chúa đến, Đức Giêsu nói "Nước Thiên Chúa đang ở giữa các ông." (17:21)

"Nước Thiên Chúa" chính là Đức Giêsu.

Nước này bắt đầu rất nhỏ bé, bằng Lời gieo trong lòng một nhóm nhỏ môn đệ chẳng có chút vốn liếng về học thức. Lời này còn bị triệt hạ và vùi dập ba ngày trong mộ đá. Nhưng sau đó, Lời đã vươn lên thành cây to lớn cho chim trời đến nương náu và làm tổ.

Monday, October 26, 2009

UPDATE! - Lightworks at Holy Name of Mary parish


Just a quick update on the LW project at Holy Name of Mary parish. The responses from the Intro and Orientation gave us a glimpse of the desire and hunger of many.

Fr. John's support is essential in bringing LW to the parish. After Orientation we have 7 groups (7 retreatants with 1 or 2 facilitators each group), possibly 1 more group for people who can not come to meeting on Saturday morning due to work schedule. The associate pastor Fr. Martin signed up too!

The spirit of teamwork, sharing, learning, caring and supporting one another is heart warming and lifting the whole team up. Xin chia voi cac ban de cung cam ta Chua va tiep tuc cau nguyen cho nhau. I especially remember cac anh chi em trong muc vu TLNN Virginia, xin Chua chuc lanh cho tat ca.

Than men,
Hoang

NGỌN LỬA HỒNG


Giêsu ơi !
Lửa hồng Thầy đổ vào tim,
Lòng con ngây ngất, hồn chìm yêu thương !
Thôi rồi ! con đã vấn vương
Mối tình say đắm, yêu thương mặn nồng .....
Con không còn thấy mùa đông,
Quanh năm chỉ thấy màu hồng Tình Yêu .
Con yêu, yêu cả gió chiều,
Vì nghe trong gió có Thầy tỉ tê…
Ô hay! Ai buộc lời thề
Mà con vẫn muốn ước thề yêu đương ..
Con đi trăm nhớ ngàn thương
Con về hối hả, sợ lương tâm buồn,
Con cười khi thấy Người vui,
Con đau nhác thấy người thương chau mày !
Con say - ừ nhĩ – con say
Say Lời Ánh Sáng, say đời Phúc Âm
Thầy oi ! ca khúc tri âm,
từng hơi con thở, từng lời con ghi,
bài Thơ chan chứa tình si,
và đời con nữa, con dâng lên Thầy !

Đông Khê

Thứ Hai 26-10

Bài đọc
Rom 8:12-17
TV 67(68):2, 4, 6-7, 20-21
Luca 13:10-17

"Những kẻ đạo đức giả kia! Thế ngày sa-bát, ai trong các người lại không cởi dây, dắt bò lừa rời máng cỏ đi uống nước?"

Vậy mà họ ngăn chặn Đức Giêsu dẫn đưa một phụ nữ - đã 18 năm bị Xatan trói buộc - đến mạch suối trường sinh của Thiên Chúa!

+++

"She at once stood up straight and glorified God"

There was a time when I was not, and you created me.
I had not prayed yet you made me.
I had not yet come into the light yet you saw me.
I had not appeared yet you took pity on me.
I had not invoked you yet you cared for me.
I had not signalled yet you looked at me.
I had not craved your pardon yet you had mercy on me.
I had not breathed a word yet you heard me.
I had not sighed yet you listened.

Even though you knew what would now happen to me
you did not despise me.
Even after considering with your foreseeing gaze
the offences of the sinner that I am,
you nonetheless formed me.
And even now may I, whom you created,
whom you saved,
who have been the object of such care,
not be lost forever by the wounds of sins
aroused in me by the Accuser!...

Bound, paralyzed,
bent double like the afflicted woman,
my poor soul is unable to stand upright.
It cleaves to the earth beneath the weight of sin
because of Satan's heavy bonds...
Incline towards me, Merciful One,
poor fallen, thinking tree.
Make me flower again in beauty and splendor,
I who am withered and dry,
according to the divine words spoken by the holy prophet (Ez 17,22-24)...
You who alone are our Protector
deign to cast your glance at me
out of the concern of your inexpressible love...
and, out of nothing, you will create within me
light itself. (cf. Gn 1,3).

Gregory of Narek (c.944-1010), Armenian monk and poet
Book of prayers, n°18 (SC 78, p. 123 rev.)

Sunday, October 25, 2009

Khóa Huấn Luyện TLNN tại Nam Cali

Anh Chị Em,

Tháng Mười năm nay, Đồng Hành Tây Nam được hân hạnh chia sẻ món quà Thao Luyện Nhẹ Nhàng tới Korean CLC cũng như có cơ hội thử nghiệm giới thiệu TLNN với giáo xứ Holy Name of Mary thuộc thành phố San Dimas và giáo xứ St. Bruno thuộc thành phố Whittier Californina.

Nguyên do đưa tới chương trình huấn luyện Điều Hợp Viên TLNN là nhu cầu của anh chị em Korean CLC ao ước dùng TLNN giúp nhóm viên mới làm quen với Linh Đạo I-Nhã trong 14 tuần lễ cầu nguyện ngõ hầu giúp anh chị bớt bỡ ngỡ và tránh được nhiều khó khăn khi bước vào làm Linh Thao tại gia (19th annotation). Nói cách khác, cộng đoàn Korean CLC nhận thấy TLNN là một phương cách huấn luyện rất tốt giúp những nhóm viên mới được lớn lên trong đời sống tâm linh cách khá nhẹ nhàng và không quá nhiều đòi hỏi. Có lẽ đây là cách thế dám lùi một bước để chuẩn bị khả năng cho bước kế tiếp của anh chị em Korean-CLC.


Nhóm Viên Korean-CLC (từ trái) Agnes Jun, Dorothy Chong, Joanna Yang, Clara Chun, Aurelia Choe, Maria Suh và Christine Kim.

Vì đa số không có thể tham dự một khóa huấn luyện nguyên một cuối tuần, nên chương trình được chia ra hai Chúa Nhật ngày 4 và 11 tháng Mười.

Thành phần tham dự khóa học gồm 7 nhóm viên Korean CLC, trong số đó 5 người đã hoàn tất chương trình học 3 năm tại Loyola Institute of Spirituality tại thành phố Orange, CA để hướng dẫn các Linh Thao tại gia. Ngoài ra, từ giáo xứ St. Bruno có 3 người Mỹ, 2 người gốc Hispanic, một sister dòng Mến Thánh Giá. Thêm vào đó, một sister dòng Notre Dame muốn được huấn luyện để giới thiệu TLNN tới giáo xứ nơi nhà đòng đang cư ngụ và phục vụ.


Đến từ Giáo xứ St. Bruno (từ trái) Marion Escalante, Yessenia Lopez, Monica Radel (đứng sau), Sister Josefa Ha, LHC và Diana Shultz..

Sự có mặt của qúy chị thuộc giáo xứ St. Bruno trong khóa này là nhớ sự giới thiệu của linh mục dòng Tên Nguyễn Trung Chris. Cha đề nghị Sister Josepfa Hà mang TLNN tới giáo xứ để nối tiếp theo loạt 12 tuần giới thiệu về linh đạo I-Nhã Sister đã hướng dẫn trong năm qua.

Tất cả những gì xảy có vẻ như rất tình cờ trong một tiến trình đã đuợc chuẩn bị kỹ càng gần 10 năm qua.

Khá nhiều anh chị Đồng Hành Tây Nam trong đó có các em trong YaYA đã được mời theo khóa học này để Đồng Hành có thêm các ĐHV song ngữ nhưng có lẽ thời gian không thuận tiện hay vì đang bận với những cam kết khác nên từ ĐH chỉ có chị Ngô Thy (nhóm Mục Đồng) đến với khóa.



Phụ trách cho khoá học gồm chị Đỗ Hoàng, anh Hà Duy Bính, chị Agnes Jun (Korean), chị Nguyễn Thanh-Dung và anh Phạm Trung. Mỗi sáng sớm Chúa Nhật anh Bính lái xe từ Escondio và ngay sau khi xong đề tài anh lại mau mau lái xe về cho kịp giờ lớp Việt Ngữ tại giáo xứ.

Chương trình được sắp đặt xoay quanh việc thực tập điều hợp TLNN. Đề tài của ngày học đầu tiên bao gồm:
Giới Thiệu TLNN Tổng Quát.
Giải thích về Phương Pháp cầu nguyện tổng quát 4P’s+1R.
Trình bày về cách điều hợp buổi họp TLNN với 7 Bước Chia Sẻ Thiêng Liêng.

Vào buổi sáng, ngay sau khi chị Hoàng hướng dẫn mọi người cầu nguyện theo phướng pháp Lectio Divina với Thánh Vịnh 139, anh Trung điều hợp toàn nhóm chia sẻ thiêng liêng theo 7 Bước về kinh nghiệm và ân sủng đã cảm nhận khi cầu nguyện với TV 139. Chị Agenes Jun giải thích và hướng dẫn Phút Hồi Tâm và trong suốt khóa anh chị em phụ trách thay phiên hướng dẫn mọi người làm PHT trước bữa trưa và trước khi ra về.

Vào buổi chiều, qua 3 nhóm nhỏ mỗi người lần luợt thực tập điều hợp buổi họp TLNN với 7 Bước Chia Sẻ Thiêng Liêng. Sau lần thực tập I, anh chị em đi cầu nguyện riêng với Phúc Âm Gioan 4(5-26) Chúa Giêsu nói chuyện với phụ nữ Samaritanô bên giếng Gia-cóp để có chất liệu cho buổi thực tập điều hợp họp nhóm TLNN lần thứ II.

Cũng trong ngày họp thứ nhất, mọi người được cung cấp các tài liệu sau:
• Sách Choosing Christ in the World tác giả Joseph Tetlow, sj.
• Phương Pháp Cầu Nguyện Tổng Quát 4P’s+1R.
• 7 Bước Chia Sẻ Thiêng Liêng.
• Cách Làm Phút Hồi Tâm.
• Phương Cách Suy Niệm Thánk Kinh theo thánh I-Nhã (Ignatian Meditation).
• Phương Cách Chiêm Niệm theo thánh I-Nhã (Ignatian Conmtemplation).
• 14 trang Dẫn Giải Thánh Kinh cho 14 tuần của TLNN.

Chương trình ngày huấn luyện Chúa Nhật 11 tháng Mười có thêm hai lần thực tập điều hợp buổi họp nhóm TLNN và các đề tài đào sâu hơn vai trò Điều Hợp Viên. Anh Bính trình bày Cách Lắng Nghe Trong Chia Sẻ Thiêng Liêng. Chị Hoàng giải thích về Suy Niệm và Chiêm Niệm theo I-Nhã và Những Thái Độ Cần và Những Điều Nên Tránh Khi Điều Hợp TLNN. Anh Trung chia sẻ về Tương Quan giưã Đề Tài & Ơn Xin của 14 tuần TLNN, Cách Xử Dụng Cẩm Nang TLNN và Support Network..


Tất cả mọi người trong khóa Huấn Luyện TLNN. Hàng sau (từ trái) Thy Ngô, Sister Val Roxburgh; SND, Monica Radel, Diana Shultz, Bính Hà. Hàng trước (từ trái) Aurelia Choe, Dorothy Chong, Clara Chun, Agnes Jun, Marion Escalante, Thanh–Dung, Hoàng Đỗ, Sister Josefa Ha; LHC, Chirstaine Kim, Maria Suh, Joanna Yang.

Qua khoá khóa huấn luyện này, khoảng cách giữa Đồng Hành CLC Tây Nam và Western (region) Korean CLC đang thu hẹp lại. Chính tình Đồng Hành dành cho nhau qua việc chia sẻ kinh nghiệm, tài liệu TLNN cũng như các săn sóc tận tình (CP) khác giúp đánh tan một số mặc cảm và khoảng cách do khác biệt vê ngôn ngữ và văn hoá tạo ra.

Mọi nguời nhận thấy cơ hội được thực tập làm ĐHV trong các nhóm nhỏ mang lại cho họ nhiều tự tin hơn. Đặc biệt 7 Bước Chia Sẻ Thiêng Liêng do linh mục dòng Tên Nguyễn Trung Kiên soạn giúp cho họ thấy rõ từng bước phải làm gi và nói gì trong khi điều hợp buổi họp.

Những anh chị em phụ trách khóa huấn luyện có lẽ cũng đồng ý là chúng ta được học hỏi (được lãnh nhận) nhiều hơn là chúng ta huấn luyện (hay chia sẻ) về TLNN. Chúng ta được lớn lên trong tinh thần teamwork , biết giúp nhau khám phá làm lớn lên các món quà, khả năng có sẵn nơi mỗi người. Chính sự khác biệt của anh chị em phụ trách khóa giúp chương trình huấn luyện được thêm phong phú, trọn vẹn và đa dạng cùng như đáp ứng được nhu cầu cá biệt của anh chị em trong khoá.

Cuối cùng, chúng ta chỉ là những người thợ được giao việc vào phút chót trong kế hoạch của Thiên Chúa là đấng tạo dựng và luôn yêu thương chúng ta.

Phóng Viên Đồng Hành

Sunday Oct. 25

Jer 31:7-9
Heb 5:1-6
Mk 10:46-52

For about 1500 years, from the time of Moses down to the destruction of Jerusalem by the Romans in 70 AD, Jewish worship centered on sacrifices in their temple. There was a special sacrifice for every circumstance and each one was grounded in a key insight into human nature.

For example, every morning began with the holocaust sacrifice. An unblemished lamb and a loaf of the finest bread were burned on the altar, and a cup of choice wine was poured into the ground. Symbolically, the people were giving back to God the essentials they needed to live. In effect they were saying, “We know it all comes from you, Lord, and we’re very grateful.” How wise they were!

They had other sacrifices as well. Sacrifices of praise and of thanksgiving. Sacrifices for sins and for peace. Each one had its own prescribed ritual and special meaning, but probably the most interesting of all was the sacrifice for unknown sins.

This was more than just a bit of insurance in case a person had skipped the fine print and ended up breaking some obscure rule he knew nothing about. The sacrifice for unknown sins came from something the wise old rabbis had learned about human nature, and that is, sometimes we’re all spiritually blind.

Sometimes we just don’t see ourselves clearly or accurately. Sometimes we don’t see what we’re doing to others, what effect we’re having on them. Sometimes we don’t see the big patterns in our lives, though everyone else sees them. And sometimes we don’t see the not-so-lovely ideas that are shaping our lives at the core. Sometimes our blindness lasts just a little while, and sometimes a whole lifetime. But always inner blindness is a hazard for every one of us. It can strike any one of us at a moment’s notice! Now why is that so? Why do good people like us fail to see so much?

I think there are probably two reasons: First of all, very few of us were ever taught to ask carefully at every turn of the road, “What am I really doing, and why am I doing it?” We just weren’t taught to look methodically for the truth about ourselves. And so, unseeing, we live a lot on the outside of things.

Secondly, even those who were taught discover that quite often, as we begin to see, fear intervenes, and turns out the lights. Fear of the ugliness we may see. Fear of what we may have to change if we let ourselves see. Fear that whatever is wrong will be too much for us. Fear there’s nothing of value within us. And, so out of fear, often we live unseeing on the outside of things.

Our fears would be entirely justifiable if we were walking this road alone. But we are not alone. The Lord himself is at our side with his hand outstretched to steady and encourage and strengthen us. We have no cause to fear now, and no reason to close our eyes any more, for there is nothing that we and the Lord cannot face together.

And so it is time for us to cry out with that blind man in the Gospel, “Lord, I want to see. Lord, I am ready to see whatever there is to see, because now I know for sure that I’m not alone!”

Source: Catholic Exchange

Saturday, October 24, 2009

Hướng về Chúa (24/10/09)




Đọc sách:
Toward God
của Michael Casey, O.C.S.O.

▪ ▪ ▪

(1)

Trong phần mở đầu Phúc Âm thánh Gioan viết:
“Lúc khởi đầu đã có Ngôi Lời.
Ngôi Lời vẫn hướng về Thiên Chúa.”

Ngôi Lời đã luôn luôn hướng về Cha. Mối liên hệ đó không thụ động ở một chỗ nhưng Ngôi Lời hằng luôn tiến gần đến Cha.

Nơi Đức Giêsu có hai điểm nổi bật: Thứ nhất, Ngài đến từ Cha - được Cha sai đến để thi hành một sứ mệnh; thứ nhì, cuộc hành trình nơi trần thế đem Ngài trở về với Cha. Nơi hành trình này Ngài mời gọi và đem mọi người hướng về Cha. Chúng ta không sống một cách vô định, nhưng có một điểm đến, có một cùng đích: về với Cha.

Đức Giêsu đã đi trước, đã trở về trước . “Trước lễ Vượt Qua, Đức Giêsu biết giờ của Ngài đã đến, giờ phải bỏ thế gian mà về với Chúa Cha.” (Gioan 13:1), và mời gọi chúng ta đi theo.

Cuộc hành trình của chúng ta theo lời mời gọi của Đức Giêsu là một tiến trình dài lựa chọn một hướng đi cho suốt cả cuộc đời, từ thời thơ ấu, chứ không phải chỉ là một sự lựa chọn ở lúc cuối đời.

Thánh Augustinô có câu nói bất hủ: “Lạy Chúa, Chúa đã tạo dựng chúng con cho chính Chúa và trái tim chúng con sẽ không ngơi nghỉ cho đến khi được nghỉ yên trong Ngài.” Thánh Augustinô đã diễn tả một sự thật về con người. Chúng ta sẽ không bao giờ hoàn chỉnh cho đến lúc được gặp Chúa.

(còn tiếp) ...

▪ ▪ ▪

Một cái địa bàn luôn luôn hướng về phía Bắc. Có cái địa bàn nào trong lòng giúp tôi luôn hướng về Chúa chăng?


Michael Casey, O.C.S.O. là một tu sĩ dòng Xitô ở đan viện Tarrawarra, Yarra Glen, Úc

CNA: National Catholic Youth Conference expects 20,000 in Kansas City

Kansas City, Kan., Oct 24, 2009 / 07:07 am (CNA).- The 2009 National Catholic Youth Conference expects 20,000 teenagers Nov. 19-21 in Kansas City for its gathering, which is based on the theme “Christ Reigns.” While 600 adults have volunteered, conference leaders are calling for 400 more.

Participants will have many opportunities to pray, to go to confession, to recite the Rosary, and to have a “labyrinth” experience. The event also features a multitude of workshops for youth and for youth leaders.

Archbishop of Houston Cardinal Daniel DiNardo will lead a Eucharistic Procession between the convention center and the Sprint Center arena.

The Catholic Key reported that volunteers represent a broad cross-section of the church in both the Archdiocese of Kansas City in Kansas and the Diocese of Kansas City-St. Joseph in Missouri.

“We have a lot of college students from Benedictine, Rockhurst and Avila who went to a conference before, or who missed out and want to be part of it now, and we’ve got lots of people in their 60s, 70s, and even their 80s,” said Ernie Boehner, a member of Holy Trinity Parish in Lenexa, Kansas who is handling adult volunteer recruitment and training for the event.

“Every single job is valuable,” Boehner said. “We’ll be there to support the teenagers and help them become closer to Christ.”

He called for more volunteers who have been certified in the “Protecting God’s Children” child abuse prevention and education program.

“This will impact on their decisions and life choices for the rest of their lives,” he added. “It sends chills up your spine when these kids get excited about their faith.”

The conference website, which provides information both for attendees and for volunteers, is at http://ncyc.nfcym.org/

+++

You are Holy


Thứ Bảy 24-10

Bài đọc
Rom. 8:1-11
TV 23(24):1-6
Luca 13:1-9

Kìa, đã ba năm nay ta đến tìm quả cây vả này mà không thấy có

Trong đoạn 12:46 trước đây Đức Giêsu cũng có một ao ước tương tự: "Thầy đã đến đem lửa xuống thế gian, và Thầy mong muốn biết bao cho lửa cháy lên."

Tôi để thời giờ lắng nghe những gì Thiên Chúa ao ước nơi tôi.

Friday, October 23, 2009

Thứ Sáu 23-10

Bài đọc
Rom. 7:18-25
TV 118(119):66, 68, 76-77, 93-94
Luca 12:54-59

"Hỡi những kẻ giả hình, các ngươi biết tìm hiểu diện mạo của trời đất, còn về thời đại này, sao các ngươi không tìm hiểu?"

Tiềm ẩn trong lòng họ hiểu và thấy, nhưng họ không muốn hoán cải.
Lời thánh Phaolô viết hôm nay giải thích điều đó: "Bởi vì sự lành tôi muốn thì tôi không làm, còn sự dữ tôi không muốn thì tôi lại làm."

Tôi cầu xin để biết sống với tâm niệm "Tìm Chúa trong mọi sự"

ABC: Alledged robber's dramatic change of heart


Thursday, October 22, 2009

Thứ Năm 22-10

Bài đọc
Rom. 6:19-23
TV 1:1-4, 6
Luca 12:49-53

Thầy đã đến đem lửa xuống thế gian, và Thầy mong muốn biết bao cho lửa cháy lên ...

Bình an thường được hiểu là sống an nhàn, tránh mọi sự dữ và bất ổn trong cuộc đời.

Nhưng Đức Giêsu muốn đem lửa đến và làm cho bùng cháy trong mọi tâm hồn.

Hôm nay tôi đón nhận lời này trong tâm tình nào?
Tôi đáp ứng ra sao? hay chỉ muốn xin hai chữ "bình an" mà thôi?

Wednesday, October 21, 2009

Thứ Tư 21-10

Bài đọc
Rom. 6:12-18
TV 123
Luca 12:39-48

Cho nên các con hãy sẵn sàng: vì giờ nào các con không ngờ, thì Con Người sẽ đến.

Kẻ trộm lén lút đến lấy cắp những gì không thuộc về nó, nhưng Đức Giêsu sẽ bất ngờ đến lấy những gì thuộc về Ngài.

Nếu tôi thuộc về Ngài thì đoạn Phúc Âm hôm nay là một tin vui. Dù đêm đen có bao phủ dầy đặc, tôi sẽ sống trong đợi chờ và tin tưởng.

Tuesday, October 20, 2009

Thứ Ba 20-10

Bài đọc
Rom. 5:12, 15, 17-21.
TV 40:7-10, 17
Luca 12:35-38

Các con hãy thắt lưng, hãy cầm đèn cháy sáng trong tay, và hãy làm như người đợi chủ đi ăn cưới về, để khi chủ về gõ cửa, thì mở ngay cho chủ.

Thắt lưng và cầm đèn sáng trong tay vừa cho thấy một thái độ vừa nói lên một tấm lòng.

Ở đoạn 22:28 Đức Giêsu nói thêm về tấm lòng đó: "... anh em vẫn một lòng gắn bó với Thầy, giữa những lúc Thầy gặp thử thách gian nan. Vì thế Thầy sẽ trao Vương Quốc cho anh em ..."

Tôi hình dung cảnh Thầy trò gặp lại nhau mặt giáp mặt.

Monday, October 19, 2009

Oct 19: Feast of the North American Martyrs




Isaac Jogues (1607-1646): Isaac Jogues and his companions were the first martyrs of the North American continent officially recognized by the Church. As a young Jesuit, Isaac Jogues, a man of learning and culture, taught literature in France. He gave up that career to work among the Huron Indians in the New World, and in 1636 he and his companions, under the leadership of John de Brébeuf, arrived in Quebec. The Hurons were constantly warred upon by the Iroquois, and in a few years Father Jogues was captured by the Iroquois and imprisoned for 13 months. His letters and journals tell how he and his companions were led from village to village, how they were beaten, tortured and forced to watch as their Huron converts were mangled and killed.
An unexpected chance for escape came to Isaac Jogues through the Dutch, and he returned to France, bearing the marks of his sufferings. Several fingers had been cut, chewed or burnt off. Pope Urban VIII gave him permission to offer Mass with his mutilated hands: "It would be shameful that a martyr of Christ be not allowed to drink the Blood of Christ." Welcomed home as a hero, Father Jogues might have sat back, thanked God for his safe return and died peacefully in his homeland. But his zeal led him back once more to the fulfillment of his dreams. In a few months he sailed for his missions among the Hurons.

In 1646 he and Jean de Lalande, who had offered his services to the missioners, set out for Iroquois country in the belief that a recently signed peace treaty would be observed. They were captured by a Mohawk war party, and on October 18 Father Jogues was tomahawked and beheaded. Jean de Lalande was killed the next day at Ossernenon, a village near Albany, New York.

The first of the Jesuit missionaries to be martyred was René Goupil who, with Lalande, had offered his services as an oblate. He was tortured along with Isaac Jogues in 1642, and was tomahawked for having made the Sign of the Cross on the brow of some children.

Jean de Brébeuf (1593-1649): Jean de Brébeuf was a French Jesuit who came to Canada at the age of 32 and labored there for 24 years. He went back to France when the English captured Quebec (1629) and expelled the Jesuits, but returned to his missions four years later. Although medicine men blamed the Jesuits for a smallpox epidemic among the Hurons, Jean remained with them.

He composed catechisms and a dictionary in Huron, and saw 7,000 converted before his death. He was captured by the Iroquois and died after four hours of extreme torture at Sainte Marie, near Georgian Bay, Canada.

Father Anthony Daniel, working among Hurons who were gradually becoming Christian, was killed by Iroquois on July 4, 1648. His body was thrown into his chapel, which was set on fire.

Gabriel Lalemant had taken a fourth vow—to sacrifice his life to the Indians. He was horribly tortured to death along with Father Brébeuf.

Father Charles Garnier was shot to death as he baptized children and catechumens during an Iroquois attack.

Father Noel Chabanel was killed before he could answer his recall to France. He had found it exceedingly hard to adapt to mission life. He could not learn the language, the food and life of the Indians revolted him, plus he suffered spiritual dryness during his whole stay in Canada. Yet he made a vow to remain until death in his mission.

These eight Jesuit martyrs of North America were canonized in 1930.

Thứ Hai 19-10

Bài đọc
Rom. 4:20-25
Luca 1:69-75
Luca 12:13-21.

Này anh, ai đã đặt tôi làm người xử kiện hay người chia gia tài cho các anh?

Trong Phúc Âm hôm qua Đức Giêsu nói với Gioan và Giacôbê: "Các con không biết các con xin gì" (Mc 10:38)

Đức Giêsu là ai đối với tôi? Câu hỏi này sẽ giúp tôi biết cần xin Ngài điều gì.

Saturday, October 17, 2009

The Theology of the Body and the Color Pink

Fr. Thomas Loya
Catholic Exchange

What!!?? NFL football players running around the field wearing pink? AWW, COME ON! Boy, has this been painful for me to watch. I know—its “breast cancer awareness month” and that’s the reason for the pink. Gee, maybe we should raise awareness for prostate cancer too and have the NFL players run around with a pink balloon on their behinds that can be gradually expanded during the game. First of all, I just cannot associate the color pink with these tough guys. More importantly it is watching our entire society caught up in yet another one of those let’s-all-do-this-together-and-feel-good about ourselves fads that are actually a big fat lie.

There is a fundamental insincerity and dishonesty in the whole breast cancer awareness month fad. The culture that expects us all to run around wearing pink in hopes for a breast cancer cure, is the very culture that promotes some of the leading causes of breast cancer—contraception and abortion. These causes are lifestyle based and their preventions do not cost a dime. But women are not told any of this. In fact much of the pharmaceutical and medical industry, including the National Cancer Institute, has purposely concealed this vital information from women. There is a proven link between contraceptives, abortion and the incidence of breast cancer in women. For scientific reporting on this I would suggest that you visit the following sources just to name a few: http://www.bcpinstitute.org/, http://www.noroomforcontraception.com/, http://www.catholicbioethics.com/, http://www.ccli.org/.  ....


Continue reading: Catholic Exchange


Thứ Bảy 17-10

Bài đọc
Rom. 4:13, 16-18
TV 105):6-9, 42-43
Luca 12:9-12.

Hễ kẻ nào nói phạm đến Con Người, thì nó sẽ được tha. Nhưng kẻ nào nói phạm thượng đến Thánh Thần, thì sẽ không được tha.

Phêrô hẳn đã hiểu điều này hơn ai hết. Phêrô đã có lỗi với Thầy nhưng ông đã biết để Thánh Thần hoán cải ông.

Tội chẳng được tha là kháng cự lại ơn sủng của Thánh Thần, là khi từ chối hoán cải và trở nên chai đá.

Tony Melendez


Friday, October 16, 2009

Thứ Sáu 16-10

Bài đọc
Romans 4:1-8
TV 32:1-2,5,11
Luca 12:1-7.

Vì vậy, những điều các con nói trong nơi tối tăm, sẽ được nói ra nơi sáng sủa.

Sau khi lâm trọng bệnh Đức Hồng Y Bernardin (Chicago) nói với bạn bè của ngài: "Các con nhớ cầu nguyện khi khỏe mạnh vì khi đau yếu có thể sẽ không cầu nguyện được." Đó là kinh nghiệm thực tế của những ai đang gặp bệnh tật, khổ đau cả trong tâm hồn lẫn nơi thể xác.

Nhưng Đức Giêsu cam đoan với chúng ta: "những điều các con nói trong nơi tối tăm, sẽ được nói ra nơi sáng sủa"

Tôi tin những lúc tôi đau khổ và thấy khó cầu nguyện thì chính Chúa Thánh Thần sẽ cầu nguyện trong tôi.

Oct. 16: St. Margaret Mary Alacoque



Frequently Americans who travel to the so-called Third World for the first time are moved by the suffering and brokenness they find there. The experience can shatter the tidy, neat world they have constructed for themselves within the confines of the luxuries of American life. Yet, if we are attentive, we need not travel to Zimbabwe or Haiti to realize something is desperately wrong with our world: focus on the next stubbed toe or paper cut you get and you realize the world is not as it should be.

Indeed, when we open our eyes to see and our hearts to feel, we discover that we live in a world marked by suffering. What is humanity's response? We often try to ignore our pain, numbing our senses in frivolities and distractions. Or we try to conquer suffering: If only we could come up with a better political system or better medicine or better technology, we could eliminate suffering. Or so we think. But if we wake up from our utopian dreams, we realize how wrong we are: the 20th century was the bloodiest in history, despite its technological advances and once-believed-to-be-perfect political systems.

God's answer to suffering was different: to descend into the darkness of this world and mount the Cross, whereupon he opened his most Sacred Heart to all of the seething evils of this world and drown them in the infinite abyss of his love. The saint whom the Church remembers today, St. Margaret Mary Alacoque, was the privileged recipient of a series of visions wherein the Lord revealed to her the mystery of the infinite love of his Sacred Heart. In this Heart alone is our hope and refuge. With grace, we are brought to see that it is in this Heart-and not in anything made by man-that our true salvation lies. Seeing that, we can then pray the beautiful simple prayer so dear to saints and sinners alike: Sacred Heart of Jesus, I trust in Thee!

By Mr. Vincent Strand, S.J.
Magis Institute

-----------

More on St Margaret Alacoque: New Advent

Thursday, October 15, 2009

St. Teresa of Avila




Teresa lived in an age of exploration as well as political, social and religious upheaval. It was the 16th century, a time of turmoil and reform. She was born before the Protestant Reformation and died almost 20 years after the closing of the Council of Trent.

The gift of God to Teresa in and through which she became holy and left her mark on the Church and the world is threefold: She was a woman; she was a contemplative; she was an active reformer.

As a woman, Teresa stood on her own two feet, even in the man's world of her time. She was "her own woman," entering the Carmelites despite strong opposition from her father. She is a person wrapped not so much in silence as in mystery. Beautiful, talented, outgoing, adaptable, affectionate, courageous, enthusiastic, she was totally human. Like Jesus, she was a mystery of paradoxes: wise, yet practical; intelligent, yet much in tune with her experience; a mystic, yet an energetic reformer. A holy woman, a womanly woman.

Teresa was a woman "for God," a woman of prayer, discipline and compassion. Her heart belonged to God. Her ongoing conversion was an arduous lifelong struggle, involving ongoing purification and suffering. She was misunderstood, misjudged, opposed in her efforts at reform. Yet she struggled on, courageous and faithful; she struggled with her own mediocrity, her illness, her opposition. And in the midst of all this she clung to God in life and in prayer. Her writings on prayer and contemplation are drawn from her experience: powerful, practical and graceful. A woman of prayer; a woman for God.

Teresa was a woman "for others." Though a contemplative, she spent much of her time and energy seeking to reform herself and the Carmelites, to lead them back to the full observance of the primitive Rule. She founded over a half-dozen new monasteries. She traveled, wrote, fought—always to renew, to reform. In her self, in her prayer, in her life, in her efforts to reform, in all the people she touched, she was a woman for others, a woman who inspired and gave life.

Her writings, especially the Way of Perfection and The Interior Castle, have helped generations of believers.

In 1970, the Church gave her the title she had long held in the popular mind: doctor of the Church. She and St. Catherine of Siena were the first women so honored.

Source: americancatholic

Thứ Năm 15-10

Bài đọc
Rom. 3:21-30
TV 130:1-6
Luca 11:47-54.

Ta sẽ sai đến với chúng các tiên tri và các tông đồ, trong số các vị đó, người thì chúng giết đi, người thì chúng bách hại ...

Đi theo Đức Giêsu là chấp nhận lời Ngài mời gọi thay đổi tận gốc rễ (metanoia), là điều mà các người biệt phái chống cự lại.

Hôm nay lễ kính thánh Têrêsa Avila, tiến sĩ Hội Thánh, người đã cải tổ dòng Kín (Discalced Carmelite), thay đổi nếp sống và sứ mệnh của nhà Dòng.

Thay đổi mình là một tiến trình liên tục trong ơn sủng của Chúa

TLNN Tây Nam


Dear Friends,

The Lightworks project at the Holy Name of Mary Parish in San Dimas, California will soon begin. After several months of praying and working together in the spirit of discernment and teamwork, building and learning from one another, the Lightworks Team of Dong Hanh Tay Nam humbly makes this announcement and asks for your prayer, sending and support as we move forward.

We will start with an Introduction at all Sunday Masses starts next Sat/Sun October 17-18, 2009. Fr. John Roche, pastor of HNMP requests our Lighworks introduction be right after the homily instead of at the usual end of the Mass, so people will pay more attention. I attach here our announcement in the parish bulletin.

The next step is an Orientation on Saturday morning October 24, 2009, from 9 to 12, to share more in detail the Lightworks program, with the hope that many will sign up for Lightworks One to begin Saturday October 31 through November 21. All the group meetings will be held at HNMP.

We then take a break during Christmas season, and re-convene after New Year to continue with Lightworks Two and Three, ending during Lent of 2010.

The only unknown factor for us is we don't know how many will be interested and open to this program. So we prepare ourselves as much as we can, gather as many helps as we can. And we trust that God will bless our efforts.

Please ask your local communities to join us in prayers for the people at HNMP, send us to this mission and support us with your prayers. May our desire to serve in Lightworks Ministry be pleasing to the Lord.

Gratefully in Christ,

Joanne Hoang Do
and the Lightworks Team

Dong-Hanh CLC
Southwest Region




Wednesday, October 14, 2009

Thứ Tư 14-10

Bài đọc >
Romans 2:1-11
TV 62:2-3, 6-7, 9
Luca 11:42-46

Khốn cho các ngươi, vì các ngươi giống những mồ mả không rõ rệt, người ta bước đi ở trên mà không hay biết!

Gợi ý:
Người ta bước đi ở trên = Theo tục lệ Do Thái ai chạm đến mồ mả sẽ trở nên ô uế và cần phải được thanh tẩy trong bảy ngày liền.

Đây là những lời kết án nặng nề nhất của Đức Giêsu cho những người chỉ biết quy hướng mọi sự về mình, tự coi mình là công chính. Không những họ ô uế về tâm linh mà còn hướng dẫn người khác đi lầm lạc, làm cho người khác bị lây ô uế.

Tuesday, October 13, 2009

Prayer in the Office



Where is my solitude now, my God?
Where the peace, the stillness
That I might find You?
Where the silence in which to hear
Your voice, my God?
Is it that I must seek You out
Anonymous,
In the constant stream of callers?
That I must hear Your voice
In the telephone calls and
Conversations?
Is it that I must look for You
In the endless stream of traffic which
Passes my door?
Where are You, my God,
When I have no solitude
In which to stop,
To turn and look at You
In silent greeting?

Edwina Gately

Thứ Ba 13-10

Bài đọc >
Rom. 1:16-25
TV 19:2-5
Luca 11:37-41

Nhưng người biệt phái ngạc nhiên, nghĩ trong lòng rằng tại sao Người không rửa tay trước khi dùng bữa.

Lề luật không làm cho tôi nên giống Thiên Chúa, nhưng tình yêu sẽ làm cho tôi nên giống Ngài (1 Gioan 4:8)

Tôi đang dùng nguyên tắc và luật lệ hay lòng mến để đối xử với anh em?

Monday, October 12, 2009

On Personal Care in Ignatian Spirituality

by Father David L. Fleming

Jesuits used to be the only ones who would talk about their relationship to their superiors in terms of the Latin phrase cura personalis. Cura personalis is translated as “personal care” or “care for the person.” Today we speak of this “care for the person” as an intrinsic part of an Ignatian spirituality, even if Ignatius himself never used the term. Although the phrase is not an Ignatian expression, Jesuits found the concept in the thinking about spiritual governance outlined by Ignatius in the Constitutions of the Society of Jesus. Personal care is a priority for every superior dealing with the men in his community. From the superior general to the provincial to the local superior, care of the person is to mark their way of governing in the Society of Jesus. In the constitutions such care is insisted upon, for example, in the formation of the Jesuit in the novitiate and in studies, in the acceptance and the dismissal of candidates to the Society, and in the interaction we Jesuits would have with students in our schools and the people with whom we worked in pastoral situations.

The phrase is first noted in the Instruction of Father General Ledochowski concerning Jesuit education in the United States, dated August 15, 1934. The Instruction was written in Latin and was identified as “for Ours only,” which was the custom of such Jesuit documents in those days. So the words cura personalis became Jesuit Latin lingo more internal to religious life as described the Jesuit Constitutions, even when dealing with our schools, students, and faculties.

We know that Ignatius thought similarly in setting forth the relationship between the retreat director and the retreatant in his book Spiritual Exercises. In the introductory notes Ignatius describes in various ways the interaction of the director and the retreatant. He encapsulates this care in words like "giving" and "receiving,"
"the one who gives" and the one who receives. "Listening," "wanting to be of help," "being accommodating," "always allowing God to act directly," "giving the better interpretation to another’s statements" or "giving someone the benefit of the doubt," and "being compassionate," were all ways of exercising this care within the retreat.

How was Ignatius inspired to emphasize this kind of “care of the person”? He had experienced this kind of care from God. Just as he constructed the last prayer exercise in the Spiritual Exercises as the contemplation on the way that God loves so that we might be graced to love similarly, so he realized that essential to this way of loving was the care that God employs in relating to each one of us. If we want to love as God loves, then this kind of personal care must be part of our way of interacting with one another.

Ignatius’s experience of God was just that — personal care. From God’s creative act, Ignatius had a sense of God’s taking great care to make himself known to each person through his creation and to enable each person to have the happy choice of responding to this God of loving gifts. From his contemplation on the life of Christ, Ignatius heard again clearly the call that Jesus makes to every man, woman, and child to be with him and to work with him to make the Kingdom more present in our world. Jesus’ call is a personal one — to be heard and recognized in the depths of one’s being.

For Ignatius, it is necessary for us to learn how to listen to God’s way of speaking. I learn to recognize God’s desires in and for me by the deep desires I find within myself. This language — often wordlessly spoken between two lovers’ hearts — is the essence of finding the direction we want our lives to take. For Ignatius, taking the time to discern was all a part of the process of my receiving from God and my giving back to God a loving response of “doing God’s will.”

The giving and receiving of human interaction is a mirror of our relationship with God, a giving and receiving. As we focus on Jesus giving himself over during the Third Week of the Spiritual Exercises, the week of Christ’s Passion, we have the prime example of the human reciprocal relation to God. We often don’t think of God as waiting to receive anything. After all, God is God and doesn’t need anything. But God, in his personal care for each one of us and in God’s desire to share eternal life with us, waits to receive our human response of the total gift of self back to God. And so, as Ignatius showed us, God, the giver of all good gifts, waits to receive our gift of love, our expression of “personal care.” In every Eucharist, we are invited by Jesus to act out how God and we are in a giving and receiving relationship. In every Eucharist, we are sent forth to respond in a cura personalis way-of-acting in every human relationship.

God also experiences our personal care in the way that we treat one another. What we do for the littlest one we do for God. For Ignatius, then, the second half of the great commandment is to have and express love for our neighbor in personal care. If there is truth in the reputation that Jesuits have had as good confessors and effective teachers and practical preachers, it finds its roots in the Ignatian emphasis on God’s relationship to us as cura personalis.

Today in the study and spread of Ignatian spirituality, a phrase that seemed so internal to Jesuit religious life has given expression to an essential part of the Ignatian way of living our Christian life. We receive now a renewed appreciation of God’s personal care for us, and we are inspired to exercise our own way of loving care of the persons that God puts into our lives.

Jesuit Bulletin
Fall 2009

Thứ Hai 12-10

Bài đọc >
Roma 1:1-7
TV 98:14
Luca 11:29-32

Dòng giống này là dòng giống gian ác. Chúng đòi điềm lạ, nhưng sẽ không ban cho chúng điềm lạ nào.

Đức Giêsu chính là dấu lạ tuyệt hảo sờ sờ trước mắt mà họ không nhìn thấy.

Tôi cầu xin để luôn trung thành với phút hồi tâm mỗi ngày, qua đó tôi nhận ra Chúa trong mọi biến cố của cuộc sống.

Sunday, October 11, 2009

Sunday 11-10

Gospel >
Mark 10:17-30 (shorter form Mark 10:17-27)
A man with many possessions asks Jesus what he must do to gain eternal life.

Background on the Gospel
Today we continue reading the Gospel of Mark from where we left off last Sunday. Last Sunday our Gospel told how Jesus was tested by the Pharisees about the requirements for divorce. Recall that these chapters come from the second part of Mark's Gospel, which chronicles the beginning of Jesus' journey to Jerusalem.

In today's Gospel, an unnamed man approaches Jesus and inquires about what he must do to inherit eternal life. Jesus replies that one must follow the commandments of the Law of Moses. The man acknowledges that he has observed all of these since his childhood. Jesus then says that only one thing is lacking: he must give his possessions to the poor and follow Jesus. The man leaves in sadness, and Mark tells us that this is because he had many possessions.

The belief in resurrection and eternal life was a relatively recent development in Jewish thought at Jesus' time, and it wasn't shared by everyone. The Pharisees taught that there would be a resurrection from the dead; the Sadducees did not share this belief. Jesus taught that there would be a final judgment for everyone and eternal life (the Kingdom of God) for believers.

Jesus makes two requirements of the wealthy man who approaches him. First, he must give up his possessions. Throughout history, some Christians have taken this literally. Their example witnesses to us a radical commitment to the Gospel of Jesus. Some have read this as a particular requirement directed to this specific individual. Still others have sought to explain the meaning intended by the word possessions as those things that prevent one from following Jesus. Christians have generally understood that at the least, following Jesus requires that believers hold material possessions loosely and remain vigilant against seeking security in accumulating possessions.

The second requirement Jesus makes of this man is the invitation that Jesus extends to all would-be disciples: “follow me.” Jesus very much wants this man to be his disciple. We believe that the Christian faith is one in which each believer is in a personal relationship with Jesus. Just as this Gospel tells us that Jesus loves the man and is sad when he departs, so too, Jesus loves us and is saddened when we are unable to follow him.

We see in this Gospel reading another example of Mark's pattern, which shows Jesus offering further elaboration about his message and meaning to his disciples. To his disciples, Jesus laments the challenges faced by those who are rich in following him and entering the Kingdom of God. In reply to the disciples' astonishment at the strictness of the standard that Jesus speaks about today, Jesus reminds his disciples that nothing is impossible with God. Salvation is determined by our ability to rely completely upon God.

Peter replies to Jesus by boasting that the disciples have already given up everything. Jesus acknowledges that those who have given up everything for the sake of the Gospel will be rewarded. This reward begins now, in the new community that one will gain in this life, and will continue in the eternal age to come. Our personal relationship with Jesus is also an invitation to the community of faith, the Church.

Source: Loyola Press

Saturday, October 10, 2009

Thứ Bảy 10-10



Bài đọc >
Joel 4:12-21
TV 97:1-2, 5-6, 11-12
Luca 11:27-28

"Những ai nghe và giữ lời Thiên Chúa thì có phúc hơn".

Gợi ý:
Đoạn Phúc Âm hôm nay nối tiếp đoạn hôm qua kể việc Đức Giêsu chữa người bị qủy ám. Người phụ nữ hiện diện lúc đó đã rất thán phục việc Ngài làm nên đã lên tiếng ca ngợi: "Phúc cho dạ đã cưu mang Thầy và vú đã cho Thầy bú!"

Lời của Đức Giêsu trả lời phụ nữ đó thật ra đã quy hướng chúng ta về chính Mẹ Maria. Từ lúc chấp nhận mang thai khi chưa có chồng cho đến lúc đứng thinh lặng dưới chân thập giá để kết hiệp với Con, cả cuộc đời Mẹ Maria là gương mẫu của một môn đệ trung tín nhất của Thiên Chúa: nghe và giữ lời Ngài.

Friday, October 9, 2009

Tỉnh Dòng Tên VN - Ban Bác Ái Xã Hội

Ngày 07 tháng 10 năm 2009

Quý ân nhân và thân hữu gần xa quý mến,

Đêm thứ ba 29-09-2009, cơn bão số 9 (mang tên Ketsana) đã gây thiệt hại nặng nề cho nhiều địa phương thuộc miền Trung và Tây Nguyên Việt Nam. Bão, lũ quét và lụt đã tác động nghiêm trọng đến cuộc sống nhiều người dân, gia đình thuộc các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Kon Tum, Gia Lai, Lâm Đồng. Nhiều trường học phải đóng cửa. Giao thông bị tắc nghẽn. Sản xuất nông nghiệp … bị thiệt hại nặng nề. Nhà cửa và nhiều công trình phúc lợi bị tàn phá.

Theo tin tức ngày 7 tháng 10 năm 2009 do các các cơ quan truyền thông trong nước và hải ngoại cung cấp, lũ do bão Ketsana đã làm 163 người chết , 11 người mất tích, hơn 629 người bị thương; 21.614 ngôi nhà bị sập, trôi; 258.264 ngôi nhà bị hư hại, và 294.711 ngôi nhà bị ngập, 179 tàu thuyền bị chìm, lật. Đặc biệt nhiều trường học bị hư hại, và các em học sinh đi đến trường với đôi bàn tay trắng.

Những ngày vừa qua, trong tình liên đới chia sẻ những mất mát với các nạn nhân theo tinh thần Trong tinh thần "Lá lành đùm lá rách... Máu chảy ruột mềm" và nhất là do đức bác ái Kitô giáo thúc đẩy, nhiều tổ chức chính phủ, phi chính phủ, cũng như các chủ chăn của nhiều giáo phận: Hà Nội, Sài Gòn, Phú cường, Mỹ Tho, Đà Lạt. Kontum … đã ngõ lời kêu gọi lòng hảo tâm của mọi người trên Đất Việt cũng như trên tòan thế giới cùng tích cực cộng tác vào công tác cứu trợ khẩn cấp nêu trên.

Đáp lại thư hiệp thông, kêu gọi chia sẻ của các vị chủ chăn địa phương, Văn Phòng BAXH Dòng Tên Việt Nam cũng đưa ra Lời Kêu Gọi cứu trợ nạn nhân bão Ketsana tại Việt Nam gửi đến quý ân nhân và thân hữu gần xa, xin “chia sẻ bát cơm manh áo, tiếp tay với các giáo phận bị lâm nạn và cùng với các giáo phận khác, cứu trợ đồng bào đang bị lâm nạn không phân biệt lương giáo trong các vùng bị thiên tai bão lụt”.

Tất cả tiền và hiện vật anh chị em có thể chuyển trực tiếp tới các gia đình gặp nạn hoặc qua văn phòng Caritas của các địa phận hoặc gởi về văn phòng của chúng tôi theo địa chỉ sau:

Linh mục: Phêrô Ngô Phan Đình Phục/ Linh mục Phêrô Trương Văn Phúc
Văn phòng BAXH Dòng Tên Việt Nam
171 Lý Chính Thắng – Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh.
Cel: 0902-448-285; 0919-666-990

Nguyện xin Chúa thương xoa dịu nỗi đau mất mát của các gia đình gặp nạn. Xin Chúa chúc lành cho những hy sinh của quý vị và ban muôn ơn phúc cho tất cả chúng ta.

Thay Mặt BAXH
Phêrô Ngô Phan Đình Phục, SJ.

--------------
Links:
- Associated Press
- AFP News
- NYTimes

Thứ Sáu 9-10

Bài đọc >
Joel 1:13-15; 2:1-2
TV 9A:2-3, 6, 16, 8-9
Luca 11:15-26

Khi thần ô uế ra khỏi người nào, thì nó đi dông dài những nơi khô ráo, tìm chỗ nghỉ ngơi, nhưng không tìm được, nên nó nói rằng: 'Ta sẽ trở lại nhà ta, nơi ta đã ra đi'

Thánh INhã hay dùng cách xét mình cá biệt (particular examen) nếu thấy có một khuyết điểm nào đó. Ngài để ý theo dõi hàng ngày xem mình phạm phải khuyết điểm đó lúc nào. Mỗi khi nhận ra nó, ngài đấm ngực cầu xin ơn để tẩy xóa khuyết điểm đó và không để nó bám rễ trong lòng.

Thursday, October 8, 2009

Thứ Năm 8-10

Bài đọc >
Malachi 3:13-20
TV 1
Luca 11:5-13

'Anh ơi, xin cho tôi vay ba chiếc bánh ...'

Những gì người bạn cầu xin là những điều rất chân thật và cần thiết.
Khi tôi cầu xin Chúa có bao giờ tôi cầu xin những gì không cần thiết mà tôi không biết? Tôi không ngờ mình xin "hòn đá" thay vì xin bánh?

Wednesday, October 7, 2009

Oct. 7: Our Lady of the Rosary

In gratitude for a resounding victory in the naval battle that has come to be known as the Battle of Lepanto, Pope St. Pius V instituted this feast. At the time of the battle on this day in 1571, the Rosary Confraternities in Rome were praying the Rosary for the Christian fleet. Our Blessed Mother has given us this beautiful prayer as a weapon against evil and as a way to draw closer to Jesus by meditating on the mysteries of his life. Let us pray in thanksgiving for this gift and commit ourselves to using it often as we pray for the Church and the needs of the world. Our reflection is from an address that Pope Benedict gave on May 3, 2008.

Today, together we confirm that the Holy Rosary is not a pious practice banished to the past, like prayers of other times thought of with nostalgia. Instead, the Rosary is experiencing a new Springtime. Without a doubt, this is one of the most eloquent signs of love that the young generation nourish for Jesus and his Mother, Mary. In the current world, so dispersive, this prayer helps to put Christ at the centre, as the Virgin did, who meditated within all that was said about her Son, and also what he did and said. When reciting the Rosary, the important and meaningful moments of salvation history are relived. The various steps of Christ's mission are traced. With Mary the heart is oriented toward the mystery of Jesus. Christ is put at the centre of our life, of our time, of our city, through the contemplation and meditation of his holy mysteries of joy, light, sorrow and glory. May Mary help us to welcome within ourselves the grace emanating from these mysteries, so that through us we can "water" society, beginning with our daily relationships, and purifying them from so many negative forces, thus opening them to the newness of God. The Rosary, when it is prayed in an authentic way, not mechanical and superficial but profoundly, it brings, in fact, peace and reconciliation. It contains within itself the healing power of the Most Holy Name of Jesus, invoked with faith and love at the centre of each "Hail Mary".

Source: Apostleship of Prayer

Wednesday, October 7, 2009


In the Spiritual Exercises of St. Ignatius there is a meditation on the Incarnation in which we are invited to imagine the Blessed Trinity looking out over creation: "They look down upon the whole surface of the earth, and behold all nations in great blindness, going down to death and descending into hell." Out of love for humanity, the Blessed Trinity decides "Let us work the redemption of the human race."

This work of redemption in which God's mercy has touched human history from the beginning, reaching its climax on a cross on Calvary is what Jonah at first rejected. As he moped and stewed over how God had saved his enemies in Nineveh, God told him: "should I not be concerned over Nineveh, the great city, in which there are more than a hundred and twenty thousand persons who cannot distinguish their right hand from their left...?" God sees how clueless and blind we are and does not reject us. As Jesus was stretched dying on the cross, the Second Person of the Blessed Trinity even made excuses for those who were torturing and killing Him, praying, "Father, forgive them for they know not what they do."

Unfortunately, today many billions of people are blind, not able to "distinguish their right hand from their left," not able to discern right from wrong, even calling what is good evil and what is evil good.

We, the Body of Christ, have the light of the world that can enlighten all. With Jesus we pray and offer ourselves for the salvation of the world. Our prayer is summed up in the very prayer Jesus taught us. We call God "Our Father," recognizing that He is the loving Father of all humanity. We pray that His Kingdom of justice and peace, of love and mercy, may be established in our hearts and in the hearts of all. We ask for the food, both material and spiritual, that every human needs. And we ask that we may be forgiven even as we share His mercy with others.

Our Lady of the Rosary, whom we honor today, has given us a weapon to engage the powers of darkness in our world and to pray for its conversion. May we use it often.

By Fr. James Kubicki, S.J.
Apostleship of Prayer

Abba Pater




Attende, Domine, et miserere, quia peccavimus tibi
Turn to us with mercy, Lord; we have sinned against you. Lenten liturgy

Non enim accepistis …
You did not receive a spirit of slavery, but you have received a spirit of adoption, enabling us to cry out, "Abba, Father!" (Romans 8:15)

Tu sei mio figlio …
"You are my son; today I am your father. (Psalm 2:7)

Io gli sarò Padre …
I will be a father to him, and he shall be a son to me. (2 Samuel 7:14)

Sono parole profetiche …
These are prophetic words. They speak of God, who is the Father in the highest and most authentic sense of the word. Isaiah says: “LORD, you are our father; we are the clay and you are the potter: we are all the work of your hands. (Isaiah 64:8)

Shema Israel

Sion ha detto …
But Zion said, "The LORD has forsaken me; my Lord has forgotten me."
Can a mother forget her infant, be without tenderness for the child of her womb? Even should she forget, I will never forget you. (Isaiah 49:14-15)

Shema Israel

È significativo che nei brani …
It is significant that in the passages from the prophet Isaiah the paternity of God is filled with images inspired by maternity. Jesus refers again and again to the paternity of God in regard to mankind by alluding to numerous passages contained in the Old Testament.
For Jesus, God is not only the Father of Israel and the Father of mankind, but also his Father and my Father. (General Audience Vatican City, Oct. 16, 1985)

Pater noster, qui es in caelis:
sanctificetur Nomen Tuum;
adveniat Regnum Tuum;
fiat voluntas Tua,
sicut in caelo, et in terra.
Panem nostrum cotidianum da nobis hodie;
et dimitte nobis debita nostra,
Sicut et nos dimittimus debitoribus nostris;
et ne nos inducas in tentationem;
sed libera nos a Malo
.

Thứ Tư 7-10

Bài đọc >
Jonah 4:1-1
TV 86:3-6, 9-10
Luca 11:1-4

"Lạy Cha, xin làm cho danh thánh Cha vinh hiển"

"Lạy Cha": Đọc lời này, trước hết tôi hình dung được trở nên anh em với Đức Giêsu.

"danh thánh Cha vinh hiển": Làm vinh hiển cho Cha là động lực thúc đẩy Đức Giêsu cũng là lý tưởng sống của tôi.

Tuesday, October 6, 2009

Walking Together in Faith

by Fr. Dominic Maruca, S.J.
Ignatian Imprints - Summer 09

For more than 45 years the mission entrusted to me by the Society of Jesus has been one of caring for persons seeking some kind of spiritual help. In carrying out this mission I’ve responded to requests to minister throughout the United States, Europe, Asia, Africa, the South Pacific and South America. The assistance people were seeking covered a wide range of relationships that cannot be placed neatly into tidy boxes. The terms “guidance, counseling, psychotherapy, spiritual direction, spiritual conversation” are used by many interchangeably; they can at times overlap. I have learned over a long span of years how important it is to establish contractual clarity. I asked, quite simply: “What precisely is it you’re seeking in coming for help? Am I the best person to assist you as you seek to satisfy this need?” This eliminated misunderstanding, frustration, anger, and disappointment. Let me indicate how I learned to arrive at such clarity.

Asking questions
I took my cue from the Jewish philosopher Martin Buber: he observed that God regularly began a conversation by asking a question: Of Adam: “Where are you?” (Genesis 3:9). Of Elijah: “Why are you here?” (1 Kings 19:10). Jesus of Nazareth asked Andrew and John: “What are you looking for?” (John 1:38).

I usually asked these three questions to persons who came to me for some kind of assistance. After they had spent some time in prayerful reflection, I listened to what they had to say. Depending on where persons saw themselves, we would decide together whether I should be the one to guide and accompany them on the stage of life’s journey they had reached.

At times we decided that it would be advisable for them to consult someone better qualified than I to meet their needs and expectations. For example, a person suffering from some deep disorder or psychic conflict clearly would sense they would be best helped by someone trained in a specialized program, professionally supervised and formally certified. They needed frequent meetings scheduled at regular intervals with clearly defined roles and boundaries. They of course expected to pay a fee and saw themselves as patients. I regularly referred them to professionally trained therapists for treatment.

Fellow pilgrims
Most persons who came to me, however, seemed to be looking for spiritual companionship, accompaniment or direction. They didn’t want counseling or psychotherapy. They were more comfortable with an atmosphere of friendly exchange; of intimate personal sharing that could have profound spiritual significance.

In such circumstances, I preferred to be viewed as a fellow pilgrim on life’s journey. Like them, I was walking in faith, as God gradually illumined the path ahead of me. I insisted that I too had to take one step at a time. Like them, I was in the lengthy process of growing in intimate communion with God. Such interaction is characterized by some as spiritual conversation rather than as spiritual direction. Terminology was not my concern if the relationship was authentic and clearly beneficial.

My purpose in relating this experience is to raise, perhaps, a question in your mind. Has God provided you with the right qualities, the necessary disposition to minister to others as a companion? How can you know whether you’re called to this ministry to others?

Well, ask yourself: “Have I been trying to live my baptismal commitment faithfully over the years? Have I reflected prayerfully over my experience? Have I been praying over the daily liturgical readings? Have I faithfully participated in the Church’s worship celebrations? Have I availed myself of retreats and workshops and tried to clarify my lived experience through guided reading and consultation?”

If your answers to these and similar questions are humbly affirmative, perhaps God is calling you to become a spiritual companion for others.

I personally acknowledge that you as a layperson – single or married, separated, divorced or widowed – may be better qualified than I as a priest and a consecrated religious to accompany persons who are searching for God as you are searching.

The fabric of faith is fashioned by the interweaving of many strands of life. Is God perhaps inviting you to serve as an instrument for guiding and encouraging others? They may find themselves disoriented and discouraged, but they’re trying to discern how to walk with God. Perhaps what you are struggling with or have suffered can have salvific significance for someone else. Is God inviting you to share with others the gifts entrusted to you?

Emmaus experience
By way of conclusion, allow me to dwell on what is called the Emmaus experience, after the way in which Jesus ministered to his disoriented disciples when they were walking away from Jerusalem (cf. Luke 24:13-36) . This scene is one of my favorite stories because over the years, I’ve found that walking, talking and dining together can be a most pleasant human experience!

May I suggest that when someone isn’t in need of professional psychotherapy – and let’s presume that there isn’t always such a need! – could it be that what that person may really need is a friendly invitation to go for a walk with you? As you walk along, you may begin to talk about what both of you find deep in your hearts. As you walk along and talk, perhaps a Third Presence will emerge from the shadows and fall into step with you. After listening patiently to you, that Presence may enter into your conversation. Perhaps as you hear again the story of his life and suffering, things begin to fall into place. Perhaps your hearts will begin to burn within you. Like the two disciples, you will recognize that everyone who is anointed by the Spirit of God must follow the path pioneered by Jesus Christ.

As you observe that the evening shadows in your life are lengthening, you may invite this mysterious Presence to abide with you and dine with you. Perhaps as you are breaking bread, recognition will dawn on you. Instead of being disoriented and discouraged, you may find yourselves able to make sense of your own life and suffering.

With the light of faith, you may recognize that all of us are called to live through the Paschal Mystery: to die and rise with Jesus as was symbolized in our baptism. The two disciples became ecstatic –which doesn’t mean a loss of consciousness, but a loss of absorbing, depressing self-consciousness. They found it easy to return joyfully to Jerusalem, which is the living Church. After walking and talking and dining together, you may feel like doing the same!

If you’re attracted by this prospect of walking along the way to Emmaus together with others, look around. Is there someone to whom you might reach out? Someone you can call? Is there someone you would like to invite to go for a walk with you? St. Ignatius Loyola, after spending some years as a solitary adventurer, found it more enjoyable to go through life arm in arm with companions; that is how the Company of Jesus came to be. Ask St. Ignatius Loyola to help you discern whether God is calling you to embark on a similar mission.

Fr. Maruca is professor emeritus of the Pontifical Gregorian University, Rome.
He is currently engaged in conducting retreats and giving spiritual direction.


Thứ Ba 6-10

Bài đọc >
Jonah 3:1-10
TV 130:1-4, 7-8
Luca 10:38-42

Maria ngồi bên chân Chúa mà nghe lời Người

Hôm nay trong cầu nguyện tôi cũng muốn được ngồi dưới chân Thầy để lắng nghe lời Người.

Nghe được lời Người có giúp tôi cũng nghe được chị Martha của tôi chăng?
Khi mang Chúa trong lòng, tôi có trở nên nhạy cảm hơn trước nhu cầu của anh chị em tôi chăng?

Monday, October 5, 2009

Monday Oct. 5 - Divine Mercy


For the next few days we'll be reading the story of Jonah, a story most of us became familiar with as children. In fact, today we hear about the famous whale that swallowed Jonah who had fled from doing God's will, was caught in a violent storm, and was thrown overboard by the sailors when they discovered "that he was fleeing from the Lord." But why was Jonah fleeing?

At first one might think that he was simply afraid to carry out God's command that he "set out for the great city of Nineveh, and preach against it [because of] their wickedness...." Perhaps he was afraid of how his message would be received. Perhaps he was afraid they would kill him.

But the truth is very different. On Wednesday we'll hear why Jonah fled: "This is why I fled at first to Tarshish. I knew that you are a gracious and merciful God, slow to anger, rich in clemency, loathe to punish." Jonah wanted God to destroy Nineveh and he chose not to take the chance that after his preaching the Ninevites might repent and be forgiven. Which is what indeed happened.

On this day in 1938 a Polish nun named Faustina Kowalska died. Jesus had appeared to her and revealed to her that the greatest attribute of God is mercy. This was the beginning of devotions to Divine Mercy. Pope John Paul II canonized St. Faustina, the first saint of the new millennium, and her feast day is celebrated in many parts of the world today.

What a contrast! Jonah who opposes God's mercy on his enemies, the people of Nineveh, and St. Faustina who prayed and suffered for God's mercy to come upon all. Which was more like Christ? Obviously St. Faustina. And as members of the Body of Christ we are called to do the same.

Our first inclination may be to hate our enemies and to pray for their destruction and ultimate condemnation. But this isn't what God wants for them, nor for us. God is merciful and as His beloved children who are growing more and more into the image of Christ, we are called to be like God. It begins in our hearts, the place where the thoughts and feelings of resentment and revenge begin. We pray today that we may not be like Jonah, but like Faustina. May we be instruments of God's mercy in the world.

By Fr. James Kubicki, S.J.
Apostleship of Prayer

Thứ Hai 5-10

Bài đọc >
Jonah 1:1 – 2:1, 11
Jonah 2:3-5, 8
Luca 10:25-37

"Nhưng ai là anh em của tôi?"

Anh em của tôi cũng còn là:
Những người khác màu da?
những người khác tiếng nói?
những người khác tôn giáo?
những người khác hội đoàn?
những người khác giáo phái?
những người bất đồng quan điểm?
những người đang gây khó khăn cho tôi?
...

Ai sẽ ban cho tôi sức để yêu mến tất cả mọi người?

Sunday, October 4, 2009

POWERFUL WORDS!


Why is the Church Hated and Persecuted?

...

Whenever we see a picture of Christ with the crown of thorns on His head; of Christ carrying His cross, we are not only looking at an individual who lived two thousand years ago. We are looking at a picture that is recreated in every generation. The Church, the assembly of the faithful, is called the Body of Christ. We all, in a sense, do form Christ in every generation. This is not just a positive spiritual thought; it has its negative elements as well. The Body of Christ is always hated and persecuted in every generation. When we see a picture of Christ on that first Good Friday, we are also looking at a picture of the Church in every generation since.

Read article: Why is the Church Hated and Persecuted?

Bless The Lord (Taizé)


Chủ Nhật 27 Thường Niên B, 4/10/2009

Bài đọc >
St 2, 18-24;
Dt 2, 9-11,
Mc 10, 2-12, 13-16.

GIAO ƯỚC TÌNH YÊU

Ngày nay, nhắc đến hai chữ “hôn thú” thì nhiều bạn trẻ chết rét. Họ lo sợ đủ thứ. Ở Mỹ mà không có “3 C” – Car (xe hơi), Condo (nhà lầu), và Credit Card (thẻ tín dụng) – thì khó mà có đám cưới. Chưa hết, lấy nhau rồi thì phải hy sinh, phải lo kinh tế gia đình, lo con cái, lo chiều cha mẹ hai bên. Hết được tự do thoải mái, dzung dzăng dzung dzẻ như những ngày còn bồ bịch với nhau. Ký vào tờ giấy hôn thú như ký vào tờ hợp đồng khổ sai chung thân! Bởi vậy nên trước đám cưới thường có những buổi party thân mật với bạn bè để ghi nhớ những ngày vui độc thân.

Mà họ lo sợ cũng phải. Sống trong thời đại internet với những thay đổi đến chóng mặt, chúng ta thường bị cám dỗ bởi xu hướng “có mới nới cũ”. Này nhé, xe chạy chừng 5-7 năm phải mua xe mới, máy laptop thì 3 năm lại phải thay, software nâng cấp liên tục, rồi điện thoại di động thì chừng 1-2 năm là đổi kiểu. Công ăn việc làm và chỗ ở cũng thế, nếu đổi được thì đổi. Đổi xe đổi nhà đổi việc xoành xoạch, riết rồi người ta dễ nghi ngờ: có cái gì thật sự là trường tồn vĩnh viễn không? Ngay cả đời sống hôn nhân cũng thế: có thật sự là bách niên giai lão, là trăm năm hạnh phúc không?

Ngày xưa lấy vợ lấy chồng công giáo thì không phải lo lắng về chuyện ly hôn ly dị. Người ngoại đạo cũng hiểu như thế. Nhưng ngày nay, nguyên tắc nhất phu nhất phụ, một vợ một chồng, là kỷ cương của hôn nhân công giáo bao đời nay, giờ cũng bị thử thách khá nặng nề. Tỉ lệ người công giáo ly dị bỏ nhau ở nhiều nơi cũng không kém gì dân ngoại. Có những cặp vợ chồng lấy nhau cả hai mươi năm cũng có nguy cơ rạn nứt, ông một nơi bà một nẻo. Thế thì lời Chúa hôm nay: “Sự gì Thiên Chúa kết hợp, loài người không được phân ly” (Mc 10,9) xem ra khó quá! Chúng ta phải hiểu lời cảnh cáo nghiêm khắc của Chúa Giêsu như thế nào đây?

Giáo huấn của Chúa Giêsu về hôn nhân và ly dị cần phải được hiểu trong bối cảnh văn hoá xã hội của thời ấy. Trong xã hội Do thái xưa, phụ nữ và trẻ em không được bình đẳng với nam giới. Họ chỉ là tài sản của người chồng người cha. Hôn nhân là một giao ước giữa chú rể (hoặc cha chú rể) với cha cô dâu. Sau ngày đám cưới, cô dâu sẽ hoàn toàn thuộc về chồng cho đến chết, hoặc cho đến khi bị chồng ly dị. Theo luật Môise, đàn ông có quyền “bỏ vợ” có khi chỉ vì những lý do cỏn con. Sách Đệ nhị luật viết rằng: “Nếu một người đàn ông đã lấy vợ và đã ăn ở với vợ, mà sau đó nàng không đẹp lòng người ấy nữa vì người ấy thấy nơi nàng có điều gì chướng, thì sẽ viết cho nàng một chứng thư ly dị, trao tận tay và đuổi ra khỏi nhà.” (Đnl 24,1).

Trong thời Chúa Giêsu, hai trường phái Hillel và Shammai tranh luận với nhau về lý do được phép ly dị. Phái Shammai cho rằng chỉ trong trường hợp ô nhục, như ngoại tình hoặc lăng loàn mất nết, mới được bỏ vợ mà thôi. Phái Hillel thì cho rằng, kể cả những chuyện làm người chồng mất mặt, như bếp núc vụng về, ăn mặc hở hang, nói năng rổn rảng, thân thể không sạch sẽ thơm tho, cũng có thể là lý do để bỏ vợ.

Khi chất vấn Chúa Giêsu, những người Biệt phái này muốn xem Ngài đứng về phe nào. Câu trả lời của Ngài làm họ ngạc nhiên. Chúa Giêsu bênh vực các phụ nữ vì họ không phải là những món hàng khi cần thì giữ không cần thì bỏ. Ngài trích dẫn Sách Sáng Thế để cho thấy ly dị là một tình trạng bất toàn. Thưở ban đầu Thiên Chúa tạo dựng con người có nam có nữ để trợ lực cho nhau, bổ khuyết cho nhau. Đối với Chúa Giêsu, luật Thiên Chúa không thiên vị đàn ông hay đàn bà. Chẳng qua là vì ông Môise đã nhượng bộ lòng chai dạ đá của dân chúng, nên mới cho phép đàn ông bỏ vợ. Trong Tin Mừng Matthêu, Chúa Giêsu còn nhấn mạnh rằng “ngoại trừ trường hợp dâm bôn (Hy lạp: porneia), ai bỏ vợ mà cưới người khác là phạm tội ngoại tình” (Mt 5,32; 19,9). Khi đưa ra luật cấm bỏ vợ, Chúa Giêsu muốn nâng cao phẩm giá của hôn nhân đã bị coi thường trong thời đại của Ngài. Ngài muốn con người trở lại với những gì là căn bản trong đời sống hôn nhân: đó là trở nên một trong tình yêu.

Ai cũng biết rằng đời sống hôn nhân chẳng bao giờ là chuyện dễ dàng luôn luôn thuận buồm xuôi gió. Bởi vậy nên khi dẫn nhau đến bàn thờ, người ta mới thế hứa giữ lòng chung thủy với nhau “khi thịnh vượng cũng như lúc gian nan, khi bệnh hoạn cũng như lúc mạnh khoẻ để yêu thương và tôn trọng nhau suốt đời.” Hứa thì hứa vậy, nhưng rất khó giữ vì ít ai chuẩn bị kỹ càng để đi học làm vợ làm chồng, làm cha làm mẹ, mà cứ coi như là chuyện tự nhiên ấy. Các lớp dự bị hôn nhân luôn bị kêu ca là lâu lắc thủ tục rườm rà. Nhiều bạn trẻ bỏ nhiều tiền bạc và công sức để tổ chức đám cưới thật sang trọng hoàn hảo. Nhưng họ đã chuẩn bị những gì để bước vào đời sống hôn nhân?

Đám cưới một ngày, hôn nhân cả đời. Ngày xưa người ta sống trong môi trường làng xã, môi trường cộng đoàn giáo xứ, ít ra nếu vợ chồng có xung khắc cũng còn có những người khác khuyên bảo nâng đỡ. Ngày nay người ta sống khá độc lập, mạnh ai nấy sống đèn nhà ai nấy rạng. Khi không xen vào chuyện gia đình của người khác dễ bị xem là “nhiều chuyện.” Bởi vậy nên để có đời sống hôn nhân bền vững trước thử thách, các cặp vợ chồng cần phải có thêm ít là “3 C” nữa, ngoài xe hơi, nhà lầu và thẻ tín dụng. Đó là Communication (đối thoại chia sẻ), Cooperation (cộng tác), và Commitment (dấn thân).

Một cuốn sách bạn rất chạy vào thập niên 1980 ở Hoa Kỳ có cái tựa rất hấp dẫn “The Secret of Staying in Love”, tạm dịch là “Bí Quyết Để Yêu Hoài Yêu Mãi.” Trong sách này, tác giả John Powell cho biết rằng chìa khóa của đời sống hôn nhân là cảm thông. Mà cảm thông đòi hỏi đối thoại chia sẻ: Communication. Nếu đôi vợ chồng không thành thực và thẳng thắn bầy tỏ tâm tư, nguyện vọng với nhau để luôn hiểu được nhau thì khó tạo cảm thông. Thiếu thông cảm thường tạo hiểu lầm, nghi ngờ và ghen tuông, đưa đến bất hòa và đổ vỡ đáng tiếc. Kế đến, xây dựng mái ấm gia đình cần sự cộng tác tích cực của cả hai bên: Cooperation. Ông bà ta hay nói: “thuận vợ thuận chồng tát biển đông cũng cạn”. Và cuối cùng là nỗ lực hy sinh dấn thân – Commitment. Thiếu sự nhẫn nại kiên trì cần thiết, thiếu cam kết vào đời sống hôn nhân dễ đưa người ta đến chỗ bỏ cuộc khi cơm không lành canh không ngọt.

Hôm nay, Lời Chúa thách đố những ai quan tâm đến đời sống gia đình, phải tìm cách làm sao để đời sống hôn nhân vợ chồng được luôn thăng tiến và bền vững. Chúng ta cầu cho những ai đang sống đời vợ chồng và những ai chuẩn bị kết hôn:

Xin cho họ bớt một chút nóng nảy, thêm một chút nhẫn nhục,
bớt một chút vêng vang, thêm một chút hiền hậu,
bớt một chút hẹp hòi, thêm một chút khoan dung,
bớt một chút ích kỷ, thêm một chút hy sinh,
bớt một chút tự ái, thêm một chút tha thứ,
bớt một chút ghen tương, thêm một chút tin tưởng,
bớt một chút đam mê, thêm một chút chịu đựng,
bớt một chút nản lòng, thêm một chút hy vọng.
Nhờ đó họ cộng tác với Thiên Chúa trong việc bảo vệ và chăm bón tình yêu. Amen.
(dẫn ý từ 1 Cor 13, 4-7)

Antôn Phaolô