Tuesday, April 16, 2013

The Last Words of Bergoglio Before the Conclave


by Sandro Magister

ROME, March 27, 2013 – It is a widespread opinion, confirmed by numerous testimonies, that the intention of electing pope Jorge Mario Bergoglio grew substantially among the cardinals on the morning of Saturday, March 9, when the then-archbishop of Buenos Aires spoke at the second to last of the congregations - covered by secrecy - that preceded the conclave.

His words made an impression on many. Bergoglio spoke off the cuff. But we now have the account of those words of his, written by the hand of the author himself.

Bergoglio's remarks in the preconclave were made public by the cardinal of Havana, Jaime Lucas Ortega y Alamino, in the homily of the chrism Mass that he celebrated on Saturday, March 23 in the cathedral of the capital of Cuba, in the presence of the apostolic nuncio, Archbishop Bruno Musarò, of the auxiliary bishops Alfredo Petit and Juan de Dios Hernandez, and of the clergy of the diocese.
. . . .

Read more: http://chiesa.espresso.repubblica.it/articolo/1350484?eng=y


▪ ▪ ▪
 

EVANGELIZING THE PERIPHERIES

by Jorge Mario Bergoglio

Reference has been made to evangelization. This is the Church's reason for being. “The sweet and comforting joy of evangelizing” (Paul VI). It is Jesus Christ himself who, from within, impels us.

1) Evangelizing implies apostolic zeal. Evangelizing presupposes in the Church the “parresia" of coming out from itself. The Church is called to come out from itself and to go to the peripheries, not only geographical, but also existential: those of the mystery of sin, of suffering, of injustice, those of ignorance and of the absence of faith, those of thought, those of every form of misery.

2) When the Church does not come out from itself to evangelize it becomes self-referential and gets sick (one thinks of the woman hunched over upon herself in the Gospel). The evils that, in the passing of time, afflict the ecclesiastical institutions have a root in self-referentiality, in a sort of theological narcissism. In Revelation, Jesus says that he is standing at the threshold and calling. Evidently the text refers to the fact that he stands outside the door and knocks to enter. . . But at times I think that Jesus may be knocking from the inside, that we may let him out. The self-referential Church presumes to keep Jesus Christ within itself and not let him out.

3) The Church, when it is self-referential, without realizing it thinks that it has its own light; it stops being the “mysterium lunae" and gives rise to that evil which is so grave, that of spiritual worldliness (according to De Lubac, the worst evil into which the Church can fall): that of living to give glory to one another. To simplify, there are two images of the Church: the evangelizing Church that goes out from itself; that of the “Dei Verbum religiose audiens et fidenter proclamans" [the Church that devoutly listens to and faithfully proclaims the Word of God - editor's note], or the worldly Church that lives in itself, of itself, for itself. This should illuminate the possible changes and reforms to be realized for the salvation of souls.

4) Thinking of the next Pope: a man who, through the contemplation of Jesus Christ and the adoration of Jesus Christ, may help the Church to go out from itself toward the existential peripheries, that may help it to be the fecund mother who lives “by the sweet and comforting joy of evangelizing.”

Rome, March 9, 2013

Monday, April 15, 2013

Chúa Giêsu Phục Sinh đi chọn một người chăn dắt chiên của Chúa (Gio-an, chương 21)

Nguyễn Công Đoan,S.J.

Sách Tin Mừng Gioan kể chuyện thánh Phêrô chối Chúa (Ga 18,15-17) với mấy đặc điểm sau đây:
    Khi bọn sai nha đến bắt Chúa, Chúa ra đón và hỏi: các anh tìm ai? Họ đáp: Giêsu Nadaret. Chúa trả lời: "Ta Là". Họ ngã ngửa. Họ đứng lên, Chúa hỏi nữa. Rồi Chúa nói: Tôi đã bảo các anh: "Ta Là". Trong bản văn Hy Lạp (Ego eimi : Ta Là) đây là Thánh Danh Thiên Chúa đã mặc khải cho ông Môsê (Xh 3,14). Trong Sách Tin Mừng Gioan nhiều lần Chúa Giêsu dùng danh xưng này để nói về mình.
    Khi ông Simon Phêrô vào sân dinh Thượng Tế và ngồi sưởi ké bên đống lửa than của bọn sai nha, ba lần bị chỉ mặt là môn đệ của Chúa Giêsu thì ba lần ông chối : Không phải (oukh eimi : tôi không là ngược với lời Chúa Giêsu khẳng định: Ta Là !
  
Hôm nay, người môn đệ mà trong bữa Tiệc Ly ông đã nhờ hỏi nhỏ Chúa xem ai là kẻ phản nộp Chúa, nói với ông: "Chúa đấy". Nghe thế ông liền lấy áo quấn ngang lưng, vì ông đang trần truồng, và ông nhảy xuống nước.
    Trong sách Sáng Thế, sau khi trái cấm mở mắt cho Adam và Evà thấy mình trần truồng, họ lấy lá vả (là thứ lá cây lớn nhất thường thấy) quấn ngang lưng; rồi khi nghe tiếng bước chân Thiên Chúa thì họ núp vào lùm cây. Thiên Chúa gọi: "Ađam, người ở đâu?"
    Sách Tin Mừng Gioan không kể chuyện gì xảy ra với ông Simon Phêrô sau tiếng gà gáy, như các sách Tin Mừng Nhất Lãm, nhưng để dành đến hôm nay mới trở lại câu chuyện. Ông Simon Phêrô phản ứng giống Ađam. Ađam ở trong vườn thì có lùm cây mà núp, Phêrô đang trên thuyền thì chỉ có cách nhảy xuống nước mà núp.
    Vào bờ ông cũng thấy một đống lửa than, Chúa Giêsu dọn cho ông và các bạn, lại có bánh và cá đặt trên. Đống lửa than này làm sao mà không gợi cho ông Phêrô nhớ lại đống lửa than của của bọn sai nha trong sân dinh Thượng Tế cái đêm tăm tối kia.
    Chúa bảo: hãy đến mà ăn. Chúa đến, cầm lấy bánh và cá trao cho các ông. Cảnh này gợi lại hôm Chúa ngồi trên núi, trao bánh và cá cho đám đông (ch.6).
    Sau bữa Chúa đãi đám đông trên núi, tại Ca-phac-na-um, khi nhiềumôn đệ bỏ đi, Chúa Giêsu hỏi nhóm Mười Hai: "Cả anh em nữa, anh em cũng muốn bỏ đi hay sao?" (6,67) thì ông Phêrô thay mặt nhóm Mười Hai khẳng khái: "Bỏ Thầy chúng con đi với ai… ".
    Sau bữa ăn sáng  quanh đống lửa than bên hồ, Chúa gọi đích danh và hỏi: "Simon con ông Gio-an, anh có yêu mến Thầy hơn những người này không?" Sự so sánh này làm cho ông phải nhớ lại lời ông cam kết trong bữa Tiệc Ly: "Con sẽ hy sinh mạng sống con vì Thầy" (13,37). Hôm nay thì ông không còn dám vỗ ngực tự phụ như thế nữa. Ông dựa vào Chúa: "Thưa Thầy, Thầy biết " Phiền nỗi là Chúa lặp lại cùng một câu hỏi hai lần nữa, nhưng tế nhị bỏ cái vế so sánh cho ông đỡ ngượng. Đến lần thứ ba thì ông hết chịu nổi, ông buồn, và ông nại đến sự thông biết vô cùng của Chúa: "Thưa Thầy, Thầy biết mọi sự, Thầy biết" (x.Tv 139).

Bên đống lửa than trong sân dinh Thượng Tế, ba lần trong một đêm ông nhận rằng ông chẳng là gì. Sáng nay ông và các bạn nhận mình là những kẻ đánh cá vô tích sự, suốt đêm chẳng được gì để ăn. Sáng nay ông vừa nhận ra mình là kẻ trần truồng và đi núp, giống như Ađam.
    Bên đống lửa than của Chúa ở bờ hồ, khi trả lời câu Chúa hỏi ba lần,  ông chỉ còn biết dựa vào sự thông biết, sự thông biết vô cùng của Chúa.
    Bây giờ thì Chúa có thể an tâm trao cả chiên mẹ. chiên con của Chúa cho ông chăn nuôi, và Chúa cũng đòi ông giữ cả lời hứa hy sinh mạng sống, nhưng không phải thay cho Chúa, mà để tôn vinh Thiên Chúa giống như Thầy Giêsu, vị Mục Tử kiểu mẫu, hiến mạng sống vì đoàn chiên.
    Ngày đầu, ông nghe lời Thầy của ông là vị Tiền Hô giới thiệu Chúa Giêsu và đi theo.
Hôm nay, sau khi đã cho ông biết rõ sứ mạng và số phận của ông, chính Chúa Giêsu trực tiếp gọi ông: "Hãy theo Thầy."

Trong nghi thức bầu Giáo Hoàng, sau khi đắc cử, vị tân cử phải trả lời hai câu hỏi theo nghi thức: "Ngài có nhận kết quả bầu cử này không?" và "Ngài nhận tông hiệu là gì?"
Đức Thánh Cha Phanxicô đã trả lời câu hỏi thứ nhất như sau: "Tôi là kẻ tội lỗi và tôi ý thức điều đó, nhưng tôi rất tin vào lòng thương xót của Thiên Chúa, vì các vị đã bầu tôi, đúng hơn, vì Chúa đã chọn tôi, tôi nhận" (ĐHY Philippe Barbarin kể lại trong lời tựa cuốn sách "Amour, Service et Humilité" (Bài giảng tĩnh tâm của ĐHY Jorge Mario Bergoglio S.J., cho các Giám Mục Tây Ban Nha năm 2006)

Nội dung câu trả lời thâu tóm câu chuyện của thánh Phêrô.