Cháy nhà ai mà không sợ, ấy thế mà cha Robert bị cháy nhà.
Hàng tuần tôi đi linh thao dài hạn với cha Robert mỗi sáng thứ ba, sau khi dự thánh lễ 8 giờ sáng của cha. Tôi đang ở tuần thứ hai mươi mốt, suy niệm về cơn bão được dịu xuống. Tuần này là tuần cầu nguyện liên tục vì mọi người đang cùng đồng hành với Phượng trong những giây phút cuối cùng của Phượng. Sau tin Phượng mất là tin nhà cha Robert bị cháy. Cha ngủ say khi trận hỏa hoạn xảy ra lúc một giờ rưỡi sáng, nhờ người đi làm khuya về phát giác nên cả nhà được cứu kịp thời. Cha chỉ kịp chạy ra khỏi nhà, không mang theo một đồ đạc gì. Cha mất hết.
Khi nghe tin nhà cha bị cháy, tôi nghĩ ngay đến mấy quyển Những Người Trở Lại Của Thế Kỷ 20 ở trong tủ sách của cha, với một hy vọng là nó không bị cháy. Quyển này có bốn tập, tôi đã mượn cha hai tập, còn hai tập tôi chưa dám mượn vì cha nói khi nào dịch xong hai tập đó thì lấy hai tập kia. Dịch xong hai tập đó chắc cũng phải hai năm nên tôi không vội vã. Các quyển này không còn tái bản và nó rất hay, tôi tìm đã lâu và không biết mượn ở đâu.
Nhà xứ của cha Robert rất rộng, mặt trước là đường Outremont, mặt sau là đường Champagneur. Nhà nguyện nhỏ và tủ sách nằm ở phía đường Outremont. Bãi đậu xe của cha ở phía đường Champagneur. Nhà cháy do một người bị bệnh cuồng đốt nhà châm lửa. Ngay hôm sau khi trả lời phỏng vấn của nhà báo, cha nói: “Mất thì đã mất rồi, nên tội cho họ...”
Hàng ngày cha dâng lễ lúc 8 giờ sáng ở nhà nguyện nhỏ dưới tầng hầm, cộng đoàn của cha có khoảng hai mươi người sáng nào cũng đi lễ, đủ ba màu da: trắng, đen, vàng. Đặc biệt có hai mẹ con người Việt, bà mẹ khá lớn tuổi, người con trai khó đoán tuổi vì anh bị tâm thần. Hai mẹ con ngồi bên nhau, thỉnh thoảng bà mẹ âu yếm sửa lại cổ áo cho anh. Hình ảnh hai mẹ con làm tôi nhớ đến các câu chuyện thương tâm trong quyển Người Lữ Hành Nga: cô gái bị mất trí nhớ khi gặp tai nạn, bà già có chồng chưa cưới chết trước ngày cưới, họ sống được nhờ bám vào lời cầu nguyện.
Nhìn cha Robert làm lễ - cao lớn với hàng lông mày rậm - tôi có cảm tưởng như dự lễ của một tổ phụ Hy Lạp. Trong thánh lễ cha giữ thinh lặng hai giai đoạn: lúc giảng và lúc cầu nguyện sau khi rước lễ. Cha không giảng mà ngồi thinh lặng năm phút, với tôi, đây là một sáng kiến trí huệ, với cộng đoàn những người lớn tuổi và thiểu năng, họ không cần nghe giảng, họ giảng lại cho mình nghe thì có. Phút thinh lặng sau thánh lễ cũng là sáng kiến tinh huệ, giữ tấm lòng thanh tịnh trước mặt Chúa trước khi ra về, cần gì nghe thêm lời nguyện mà lòng thì sốt ruột, tâm trí đang để ngoài bãi đậu xe.
Hai giây phút thinh lặng này làm tôi không thể không nghĩ đến cách ngồi tĩnh tọa của người đời xưa - Hésyschasme- thinh lặng, thanh thản, tập trung và đọc kinh.
Lúc nào tôi cũng xúc động khi dự thánh lễ với cộng đoàn của cha, tôi có cảm tưởng như mình là người lạ đến làm xao động cái thứ trật thinh lặng này, một thứ trật mà chỉ những người đơn sơ mới thiết lập được, họ có một tấm lòng mến mộ với trời đất, với đấng vô hình. Họ thành tâm với những gì họ nói với Chúa.
Tôi đi linh thao với cha sau giờ thánh lễ nên rất tiện cho cha. Cha gặp tôi trước khi đi làm việc mà tôi gọi là đi phát tiền chợ..., một trăm thứ việc của người nội trợ.
Sau khi cháy nhà, cha Robert làm lễ ở nhà thờ bên cạnh. Tôi đi linh thao như thường lệ. Sau thánh lễ tôi gặp cha, tưởng cha sẽ mặc áo quần mới, mang giày mới, nào ngờ cha nói: Áo quần này người ta cho cha, đôi giày này người ta cho mượn. Tôi nghĩ thầm, ai đó sao không cho đứt cho rồi, còn nói cho mượn để cha phải đi rón rén sợ mòn giày!
Nghe nhà cha bị cháy, tôi nghĩ âu cũng là dịp để cha đổi mới. Ngoại trừ điện thoại, các máy vi tính, fax, scanner là mới, các vật dụng khác chắc có từ thời xây căn nhà
Cha chỉ bảo hiểm nhà 300.000 vì nghĩ rằng nhà không có ai hút thuốc thì sẽ không cháy. Với ba trăm ngàn mà chi phí phá nhà cũ để xây nhà mới là đã 100.000 thì 200.000 ngàn còn lại xây được cái gì? Đã thế xây lại nhà xứ làm gì, ai ở mà xây, cái thân già này đi đâu ở lại không được, rao giảng yêu thương nhau thì cứ yêu thương nhau là ở chung được với nhau.
Cha còn giữ bản chính tài liệu linh thao, cha đưa tôi bài cầu nguyện tuần lễ thứ hai mươi hai, bài chia bánh! Biết là cha có đủ bánh nhưng tôi cũng chia với cha một chút bánh!
Tôi hỏi thăm sức khỏe của hai tập sách Những Người Trở Lại Của Thế Kỷ 20, cha nói chúng còn nguyên. Cha lấy đèn pin đưa tôi vào căn nhà bị cháy để lấy hai tập sách còn lại. Căn nhà tối om, khét lẹt, nhìn mấy cái ghế ở nhà nguyện cha nói: mấy cái ghế này còn tốt, còn dùng được – ôi, giá trị đồng tiền ở đây khác với giá trị đồng tiền ở các trung tâm thương mại, ôi cái ghế ngồi trang điểm ở cầu tiêu quý bà trong một số trung tâm thương mại là cái ghế ngồi của các vị quý tộc ngày xưa -, còn cái ghế ngồi ở đây đen thui nhưng còn ngồi được, tôi đang ở thế giới nào đây?
Nhìn cái đồng hồ trên tường đã đen om nhưng còn chạy đúng giờ: 9h15 sáng – 29-05-2007 – cha ngạc nhiên nói: nó còn chạy tốt. Tôi cũng ngạc nhiên khi thấy cha cứ nhắc lại: nó còn tốt, nó còn tốt. Bỗng tôi thấy thương cha thật sựï, cha tìm được một cái gì còn lại sau vụ cháy nhà, đó là cái đồng hồ còn tốt, còn tốt là còn sống. Giữa đống vỡ vụn ngổn ngang tuyền những mãnh chai, còn lại một đồ vật đã ở với mình bao nhiêu năm nay, tôi có cảm tưởng như cha tìm lại được một người bạn ngày xưa.
Tôi mua cái đồng hồ treo tường màu trắng thật đẹp ở Ikea, họ để một núi đồng hồ trong cái thùng to tướng với giá: 1.99! Tôi thầm nghĩ với đà sản xuất hiện nay, cái gì cũng... một đồng, rồi thì sẽ đến thời muôn sự của chung! Tôi đang ở thế giới nào đây?
Cha đưa tôi đi một vòng xem nhà cháy. Tôi xin cha đứng chụp hình bên cạnh chiếc xe thuê mới toanh, cha nghe lời đứng cười bên chiếc xe. Cây lilas bị cháy lá nhưng hy vọng sang năm nó sẽ đâm chồi lại.
Tôi hỏi cha có sợ không, cha nói không sợ. Nếu là tôi..., không những sợ mà còn chán. Chán không biết đến khi nào mới hết chán!
Tôi không định viết bài này. Chán, có gì mà viết! Chúa nhắn rồi: cứ ngủ say đi, coi chừng đêm nay kẻ trộm đến; cứ rong chơi đi, hụt giây phút hoàng tử đến ráng chịu!
Tôi gởi hình cho Bảo Điền, Lan, Thương, Quyên... Bảo Điền viết e-mail cám ơn và thòng thêm một câu: độc giả chờ bài của phóng viên.
Tôi cần năng lực không biết chán của cha. Tôi cần lời thúc giục trẻ trung của Bảo Điền nên tôi viết mấy hàng này, gởi các bạn với cả tâm tình của tôi.
Oanh Nguyễn
Montréal 1-6-2007
Wednesday, September 29, 2010
A holy moment
Dear ca nha,
Like most day (recently), I tried to spend sometime at mass during lunch time at a nearby church. Without fail, as noon time approached, I often find myself struggling to go and be with our Lord. There were often different form of temptation or distraction that keep getting in the way. Sometime, I was able over come the temptation and sometime I failed.
Today, I started to notice the temptation to skip mass stirring in me around 11:30am. I overcame it and headed out to church, but "than du" was not letting go that easily. It tempted me every step of the way. First, was the rain. I thought to myself, Lord, I tried to get to church but I don't have an umbrella or a jacket, I am going to get all wet and possibly sick then I can't take my kids camping this weekend. God called me gently with the tolling of the bell. I stepped out into the rain. Well, it wasn't bad, just a few drops. About a block into my walk to church, I started to feel more rain was coming down. "See, I told you that you will all wet... you are going to get sick if you don't get out of the rain", I heard "than du" saying to me. The church bells toll again. Just then I notice a young lady (whom I often saw at mass) dash out of her office building and ran. I mean, she ran almost hitting another pedestrian and just ran across the street in front of traffic. Nothing was going to stop her to get to the church and to be with her Lord. Suddenly, it dawned on me, I choose God because I love Him, nothing must stand on my way. I quicken my steps to get to church following the angel that God just sent to lead me "home". How appropriate that today is the feast of the archangels.
Saint Michael the Archangel,
defend us in battle.
Be our protection against the wickedness and snares of the devil.
May God rebuke him, we humbly pray;
and do Thou, O Prince of the Heavenly Host -
by the Divine Power of God -
cast into hell, satan and all the evil spirits,
who roam throughout the world seeking the ruin of souls.
Amen.
God bless,
Khánh
Like most day (recently), I tried to spend sometime at mass during lunch time at a nearby church. Without fail, as noon time approached, I often find myself struggling to go and be with our Lord. There were often different form of temptation or distraction that keep getting in the way. Sometime, I was able over come the temptation and sometime I failed.
Today, I started to notice the temptation to skip mass stirring in me around 11:30am. I overcame it and headed out to church, but "than du" was not letting go that easily. It tempted me every step of the way. First, was the rain. I thought to myself, Lord, I tried to get to church but I don't have an umbrella or a jacket, I am going to get all wet and possibly sick then I can't take my kids camping this weekend. God called me gently with the tolling of the bell. I stepped out into the rain. Well, it wasn't bad, just a few drops. About a block into my walk to church, I started to feel more rain was coming down. "See, I told you that you will all wet... you are going to get sick if you don't get out of the rain", I heard "than du" saying to me. The church bells toll again. Just then I notice a young lady (whom I often saw at mass) dash out of her office building and ran. I mean, she ran almost hitting another pedestrian and just ran across the street in front of traffic. Nothing was going to stop her to get to the church and to be with her Lord. Suddenly, it dawned on me, I choose God because I love Him, nothing must stand on my way. I quicken my steps to get to church following the angel that God just sent to lead me "home". How appropriate that today is the feast of the archangels.
Saint Michael the Archangel,
defend us in battle.
Be our protection against the wickedness and snares of the devil.
May God rebuke him, we humbly pray;
and do Thou, O Prince of the Heavenly Host -
by the Divine Power of God -
cast into hell, satan and all the evil spirits,
who roam throughout the world seeking the ruin of souls.
Amen.
God bless,
Khánh
Tuesday, September 28, 2010
Karl Rahner - God of the living (Part 3)
If it's true that those who have departed in Your love have not really lost their life, but have had it transformed into eternal, limitless, superabundant life, why then do I perceive no sign? Why are they for me as if they were no more? Is the eternal light into which they have entered which is Your light, my God so feeble that its rays can't reach down to me? Must not only their bodies, but also their love depart from me, in order to be with You?
My question thus turns away from them to You, my God, for You want Yourself to be called the God of the living and not of the dead.
But why am I asking this of You? You are as silent to me as my dead. I love You too, as I love my dead, the quiet and distant ones who have entered into night. And yet not even You give me answer, when my loving heart calls upon You for a sign that You and Your Love are present to me. So how can I complain about my dead, when their silence is only the echo of Yours? Or can it be that Your silence is Your answer to my complaint about theirs ?
That must be the way it is, since You are the last answer, even though incomprehensible, to all the questions of my heart. I know why You are silent: Your silence is the framework of my faith, the boundless space where my love finds the strength to believe in Your Love.
If it were all perfectly evident to me here on earth, if Your Love of me were so manifest that I could ask no more anxious questions about it, if You had made absolutely crystal clear the most important thing about me, namely, that I am someone loved by You, how then could I prove the daring courage and fidelity of my love? How could I even have such love? How could I lift myself up in the ecstasy of faith and charity, and transport myself out of this world into Your world, into Your Heart?
Your Love has hidden itself in silence, so that my love can reveal itself in faith. You have left me, so that I can discover You. If You were with me, then in my search for You I should always discover only myself. But I must go out of myself, if I am to find You and find You there, where You can be Yourself.
Since Your Love is infinite, it can abide only in Your Infinity; and since You will to manifest Your infinite Love to me, You have hidden it in my finiteness, where You issue Your call to me. My faith in You is nothing but the dark path in the night between the abandoned shack of my poor, dim earthly life and the brilliance of Your Eternity. And Your silence in this time of my pilgrimage is nothing but the earthly manifestation of the eternal word of Your Love.
That is how my dead imitate Your silence: they remain hidden from me because they have entered into Your Life. The words of their love no longer reach my ears, because they are conjoined with the jubilant song of Your endless Love. My dead live the unhampered and limitless Life that You live; they love with Your Love; and thus their life and their love no longer fit into the frail and narrow frame of my present existence. I live a dying life - prolixitas mortis - is the Church's name for this life so how can I expect to experience their eternal life, which knows no death?
And that is also the way they live for me. Their silence is their loudest call to me, because it is the echo of Your silence. Their voice speaks in unison with Yours, trying to make itself heard above the noisy tumult of our incessant activity, competing with the anxious protestations of mutual love with which we poor humans try to reassure each other. Against all this, their voice and Yours strive to enwrap us and all our words in Your eternal silence.
Thus Your word summons us to enter into Your Life. Thus You command us to abandon ourselves by the daring act of love which is faith, so that we may find our eternal home in Your Life. And thus I am called and commanded by the silence of my dead, who live Your Life and therefore speak Your word to me, the word of the God of Life, so far removed from my dying. They are silent because they live, just as we chatter so loudly to try to make ourselves forget that we are dying. Their silence is really their call to me, the assurance of their immortal love for me.
My question thus turns away from them to You, my God, for You want Yourself to be called the God of the living and not of the dead.
But why am I asking this of You? You are as silent to me as my dead. I love You too, as I love my dead, the quiet and distant ones who have entered into night. And yet not even You give me answer, when my loving heart calls upon You for a sign that You and Your Love are present to me. So how can I complain about my dead, when their silence is only the echo of Yours? Or can it be that Your silence is Your answer to my complaint about theirs ?
That must be the way it is, since You are the last answer, even though incomprehensible, to all the questions of my heart. I know why You are silent: Your silence is the framework of my faith, the boundless space where my love finds the strength to believe in Your Love.
If it were all perfectly evident to me here on earth, if Your Love of me were so manifest that I could ask no more anxious questions about it, if You had made absolutely crystal clear the most important thing about me, namely, that I am someone loved by You, how then could I prove the daring courage and fidelity of my love? How could I even have such love? How could I lift myself up in the ecstasy of faith and charity, and transport myself out of this world into Your world, into Your Heart?
Your Love has hidden itself in silence, so that my love can reveal itself in faith. You have left me, so that I can discover You. If You were with me, then in my search for You I should always discover only myself. But I must go out of myself, if I am to find You and find You there, where You can be Yourself.
Since Your Love is infinite, it can abide only in Your Infinity; and since You will to manifest Your infinite Love to me, You have hidden it in my finiteness, where You issue Your call to me. My faith in You is nothing but the dark path in the night between the abandoned shack of my poor, dim earthly life and the brilliance of Your Eternity. And Your silence in this time of my pilgrimage is nothing but the earthly manifestation of the eternal word of Your Love.
That is how my dead imitate Your silence: they remain hidden from me because they have entered into Your Life. The words of their love no longer reach my ears, because they are conjoined with the jubilant song of Your endless Love. My dead live the unhampered and limitless Life that You live; they love with Your Love; and thus their life and their love no longer fit into the frail and narrow frame of my present existence. I live a dying life - prolixitas mortis - is the Church's name for this life so how can I expect to experience their eternal life, which knows no death?
And that is also the way they live for me. Their silence is their loudest call to me, because it is the echo of Your silence. Their voice speaks in unison with Yours, trying to make itself heard above the noisy tumult of our incessant activity, competing with the anxious protestations of mutual love with which we poor humans try to reassure each other. Against all this, their voice and Yours strive to enwrap us and all our words in Your eternal silence.
Thus Your word summons us to enter into Your Life. Thus You command us to abandon ourselves by the daring act of love which is faith, so that we may find our eternal home in Your Life. And thus I am called and commanded by the silence of my dead, who live Your Life and therefore speak Your word to me, the word of the God of Life, so far removed from my dying. They are silent because they live, just as we chatter so loudly to try to make ourselves forget that we are dying. Their silence is really their call to me, the assurance of their immortal love for me.
Monday, September 27, 2010
Đêm Canh Thức với ĐTC Bênêđictô tại Hyde Park - London
Thưa cả Nhà qúy mến,
Hôm nay ThTrang chia sẻ một chút với Cả Nhà sau một tuần hồi tâm, lấy lại sức sau 1 thời gian dài giúp cho Gíao Xứ đi tham dự các Thánh Lễ & nghi thức mà ĐTCha Bênêđictô chủ tọa vào dịp Ngài thăm Anh Quốc cuối tuần 16-19 tháng 9 vừa qua.
Chuyến tông du của DTCha đã thành công (như phát ngôn viên của Vatican) chắc chắn là nhờ nhiều lời cầu nguyện của mọi người, và chắc chắn có nhiều chuyện để chia sẻ lắm, nhưng có lẽ mọi nguời có thể xem và nghe từ đài Viet Catholic hoặc DMHCG v.v. ThTrang chỉ muốn chia sẻ về “đêm Canh Thức” vào tối Thứ Bảy 18-Tháng 9. có 80,000 người đã tụ họp lại để tham dự, giống như các cuộc hành hương lớn tại Lộ Đức, Fatima hay La Vang, chỉ cần mình thấy số đông đảo giáo dân tham dự và ai ai cũng sốt sáng mà làm cho Đức Tin của mình được hun đốt, nóng lại. Đặc biệt lúc “Chầu Mình Thánh Chúa”, lớn bé, già trẻ, ai ai cũng nghiêm trang, có ngưòi qùy, có ngưòi đứng cầm nến, có nguời còn giang tay cầu nguyện. Vì là ban đêm và ở ngoài công viên rộng lớn và nhiệt độ hạ xuống thấp, mặc dù đã chuyẩn bị mặc áo thật dầy, nhưng ThTrang vẫn cảm thấy lạnh run. Đêm Canh Thức đã kết thúc với nghi thức chầu Mình Thánh Chúa và Phép Lành Thánh Thể.
Hình ảnh sốt sáng đầy xúc động đã đánh động ThTrang mạnh và sâu đậm nhất là lúc nhìn DTCha qùy truớc Mình Thánh Chúa giữa 80,000 con chiên trong không khí thật nghiêm trang, thinh lặng từ bốn bề trong công viên Hyde tại London. ThTrang nhận thấy lúc đó kính, thương, mến DTCha vô cùng, với dáng dấp của nguời cha già, lưng hơi khòm, những nếp nhăn hiện trên khuôn mặt cuơng quyết nhưng đầy nhân từ của Ngài, âu đó cũng là nguời mà Chúa đã chọn để đưa con tàu của Giáo hôi CG lướt qua mọi sóng gió, mọi thử thách tứ bề, và trong những ngày thật bận rộn trong chuyến tông du này của Ngaì với nhiều lễ nghi, cuộc họp mặt với nhiều nguời trong Giáo Hội CG, với nhiều giới chức trong GH Anh Giáo, với các nhà cầm quyền, Hoàng tộc của Anh Quốc. Thế mà, giờ đây Ngài bình thản khiêm nhu bỏ quên hết tất cả mọi sự, mọi lễ nghi, mọi lo lắng, mọi nghi kỵ chống đối của những kể vô thần lẫn những cuộc công nghinh vinh danh Ngài. Vâng, DTCha bỏ hết để cùng với con cái của Ngàị hiện diện truớc Mình Thánh Chúa và dâng lên cho Chúa hết tất cả!
Trong nghi thức chầu Thánh Thể của đêm Canh Thức này, có những lời cầu nguyên sốt sáng đuợc đọc lớn và tiếp theo là bài hát “Be Still and Know, that I am God” đuợc ca đoàn trỗi lên thật sốt sáng êm dịu trong giây phút nghiêm trang và tinh lặng đã đưa mọi người càng dễ hiệp nhất thân mật với Chúa nhiều hơn, cùng với vị cha chung và với mọi nguời hiện diện, tiếng hát và lời của bài hát qúa hay, rất ý nghĩa mặc dù chỉ có 3 câu, hát dài chừng 5 phút thôi nhưng đã nói lên tất cả, và đã làm cho ThTrang không thể nào cầm đuợc nước mắt, nước mắt cứ tuôn trào trong tâm tình hết sức cảm động tri ân truớc sự hiện diện của Chúa và DTCha và khỏang 80,000 nguờị. Vâng, tâm tình linh thiêng cảm động của 1 nguời con “lâu ngày xa nhà” và giờ đuợc xum họp với “gia đình” và với nguời Cha già, tâm tình của 1 nguời con mang nhiều tâm tư, những lo âu, lẫn những sự vui nỗi buồn của mình, của những nguời thân, của bạn bè và tất cả mọi nguời trong Nhà ta, lúc đó, ThTrang nhớ nhất đến những anh chị em trong Nhà ta đang trong hoàn cảnh bất an, và nhớ đến sự ra đi của cha Robert & nỗi mất mát của nhóm DH Canada phải chịu, nhớ đến những a/c/em hằng cuối tuần hy sinh bỏ việc nhà để lo tổ chức các khóa Linh Thao, khóa cho Gia Đình.v..v. và như lời trong bài hát này ThTrang đã tín thác, đặt niềm tin nơi Chúa, dâng lên cho Ngài tất cả, dâng tất cả mọi người và mọi sự để Ngài là "Đấng chữa lành ban ơn" cho từng đứa con những ơn cần thiết, giúp sức để con cái của Ngài can đảm vuợt qua mọi gian nan sóng gió, đuợc bình an để phụng thờ, và tín thác nơi Chúa, theo guơng của DTCha đã dạỵ
ThTrang xin chia sẻ với cả nhà bài thơ “ Hãy thinh lặng, đến với ta, vì ta là Thiên Chúa” với những tâm tình đã nhận đuợc trong khoảng khắc qùy chầu Thánh Thể trong đêm Canh Thức với DTCha .
Nguyện xin Thiên Chúa ban ơn bình an của Ngài đến cho từng người.
Thuơng mến và hiệp nhất trong Chúa,
ThTrang
Đây là lời của bài hát “Be still and know that I am God” và xin tạm dịch như sau:
Be still and know that I am God (3 lần)
(Hãy thinh lặng và nhìn nhận rằng Ta là Thiên Chúa)
I am the Lord that healeth thee (3 lần)
(Ta là Thiên Chúa, là đấng chữa lành, ban ơn)
In thee, O Lord, I put my trust (3 lần)
(Lạy Chúa, con tín thác, đặt niềm tin nơi Chúa)
Đây là website của Địa Phận, nếu ai muốn có thể xem lại nghi lễ đêm Canh Thức, trong mục này, nếu ai chỉ muốn xem phần Chầu Thánh Thể với lời cầu nguyện của DTC và nghe bài hát “ Be still and know…” v.v.v thì cho chạy đến phần giữa, vào lúc khoảng 50’:00
http://www.thepapalvisit.org.uk/Replay-the-Visit/Watch-Again/Hyde-Park-Evening-Vigil
Hôm nay ThTrang chia sẻ một chút với Cả Nhà sau một tuần hồi tâm, lấy lại sức sau 1 thời gian dài giúp cho Gíao Xứ đi tham dự các Thánh Lễ & nghi thức mà ĐTCha Bênêđictô chủ tọa vào dịp Ngài thăm Anh Quốc cuối tuần 16-19 tháng 9 vừa qua.
Chuyến tông du của DTCha đã thành công (như phát ngôn viên của Vatican) chắc chắn là nhờ nhiều lời cầu nguyện của mọi người, và chắc chắn có nhiều chuyện để chia sẻ lắm, nhưng có lẽ mọi nguời có thể xem và nghe từ đài Viet Catholic hoặc DMHCG v.v. ThTrang chỉ muốn chia sẻ về “đêm Canh Thức” vào tối Thứ Bảy 18-Tháng 9. có 80,000 người đã tụ họp lại để tham dự, giống như các cuộc hành hương lớn tại Lộ Đức, Fatima hay La Vang, chỉ cần mình thấy số đông đảo giáo dân tham dự và ai ai cũng sốt sáng mà làm cho Đức Tin của mình được hun đốt, nóng lại. Đặc biệt lúc “Chầu Mình Thánh Chúa”, lớn bé, già trẻ, ai ai cũng nghiêm trang, có ngưòi qùy, có ngưòi đứng cầm nến, có nguời còn giang tay cầu nguyện. Vì là ban đêm và ở ngoài công viên rộng lớn và nhiệt độ hạ xuống thấp, mặc dù đã chuyẩn bị mặc áo thật dầy, nhưng ThTrang vẫn cảm thấy lạnh run. Đêm Canh Thức đã kết thúc với nghi thức chầu Mình Thánh Chúa và Phép Lành Thánh Thể.
Hình ảnh sốt sáng đầy xúc động đã đánh động ThTrang mạnh và sâu đậm nhất là lúc nhìn DTCha qùy truớc Mình Thánh Chúa giữa 80,000 con chiên trong không khí thật nghiêm trang, thinh lặng từ bốn bề trong công viên Hyde tại London. ThTrang nhận thấy lúc đó kính, thương, mến DTCha vô cùng, với dáng dấp của nguời cha già, lưng hơi khòm, những nếp nhăn hiện trên khuôn mặt cuơng quyết nhưng đầy nhân từ của Ngài, âu đó cũng là nguời mà Chúa đã chọn để đưa con tàu của Giáo hôi CG lướt qua mọi sóng gió, mọi thử thách tứ bề, và trong những ngày thật bận rộn trong chuyến tông du này của Ngaì với nhiều lễ nghi, cuộc họp mặt với nhiều nguời trong Giáo Hội CG, với nhiều giới chức trong GH Anh Giáo, với các nhà cầm quyền, Hoàng tộc của Anh Quốc. Thế mà, giờ đây Ngài bình thản khiêm nhu bỏ quên hết tất cả mọi sự, mọi lễ nghi, mọi lo lắng, mọi nghi kỵ chống đối của những kể vô thần lẫn những cuộc công nghinh vinh danh Ngài. Vâng, DTCha bỏ hết để cùng với con cái của Ngàị hiện diện truớc Mình Thánh Chúa và dâng lên cho Chúa hết tất cả!
Trong nghi thức chầu Thánh Thể của đêm Canh Thức này, có những lời cầu nguyên sốt sáng đuợc đọc lớn và tiếp theo là bài hát “Be Still and Know, that I am God” đuợc ca đoàn trỗi lên thật sốt sáng êm dịu trong giây phút nghiêm trang và tinh lặng đã đưa mọi người càng dễ hiệp nhất thân mật với Chúa nhiều hơn, cùng với vị cha chung và với mọi nguời hiện diện, tiếng hát và lời của bài hát qúa hay, rất ý nghĩa mặc dù chỉ có 3 câu, hát dài chừng 5 phút thôi nhưng đã nói lên tất cả, và đã làm cho ThTrang không thể nào cầm đuợc nước mắt, nước mắt cứ tuôn trào trong tâm tình hết sức cảm động tri ân truớc sự hiện diện của Chúa và DTCha và khỏang 80,000 nguờị. Vâng, tâm tình linh thiêng cảm động của 1 nguời con “lâu ngày xa nhà” và giờ đuợc xum họp với “gia đình” và với nguời Cha già, tâm tình của 1 nguời con mang nhiều tâm tư, những lo âu, lẫn những sự vui nỗi buồn của mình, của những nguời thân, của bạn bè và tất cả mọi nguời trong Nhà ta, lúc đó, ThTrang nhớ nhất đến những anh chị em trong Nhà ta đang trong hoàn cảnh bất an, và nhớ đến sự ra đi của cha Robert & nỗi mất mát của nhóm DH Canada phải chịu, nhớ đến những a/c/em hằng cuối tuần hy sinh bỏ việc nhà để lo tổ chức các khóa Linh Thao, khóa cho Gia Đình.v..v. và như lời trong bài hát này ThTrang đã tín thác, đặt niềm tin nơi Chúa, dâng lên cho Ngài tất cả, dâng tất cả mọi người và mọi sự để Ngài là "Đấng chữa lành ban ơn" cho từng đứa con những ơn cần thiết, giúp sức để con cái của Ngài can đảm vuợt qua mọi gian nan sóng gió, đuợc bình an để phụng thờ, và tín thác nơi Chúa, theo guơng của DTCha đã dạỵ
ThTrang xin chia sẻ với cả nhà bài thơ “ Hãy thinh lặng, đến với ta, vì ta là Thiên Chúa” với những tâm tình đã nhận đuợc trong khoảng khắc qùy chầu Thánh Thể trong đêm Canh Thức với DTCha .
Nguyện xin Thiên Chúa ban ơn bình an của Ngài đến cho từng người.
Thuơng mến và hiệp nhất trong Chúa,
ThTrang
* * *
Be still and know that I am God (3 lần)
(Hãy thinh lặng và nhìn nhận rằng Ta là Thiên Chúa)
I am the Lord that healeth thee (3 lần)
(Ta là Thiên Chúa, là đấng chữa lành, ban ơn)
In thee, O Lord, I put my trust (3 lần)
(Lạy Chúa, con tín thác, đặt niềm tin nơi Chúa)
* * *
Đây là website của Địa Phận, nếu ai muốn có thể xem lại nghi lễ đêm Canh Thức, trong mục này, nếu ai chỉ muốn xem phần Chầu Thánh Thể với lời cầu nguyện của DTC và nghe bài hát “ Be still and know…” v.v.v thì cho chạy đến phần giữa, vào lúc khoảng 50’:00
http://www.thepapalvisit.org.uk/Replay-the-Visit/Watch-Again/Hyde-Park-Evening-Vigil
* * *
Hãy thinh lặng, đến với ta, vì ta là Thiên Chúa
Đến với ta, con ơi, trong thinh lặng
Vì ta là Thiên Chúa của ủi an
Vòng tay ta, thế giới của thanh nhàn
Giọt lệ khổ đau thay bằng hoan lạc
Đến với ta, vì ta là suối mát
Trái tim ta, đây chăn ấm nệm êm
Tiếng tim ta, nhạc khúc mãi êm đềm
Ru con ngủ, giấc nồng tràn sữa mật
Đến với ta, tình ta, tình ngây ngất
Bao giận hờn, khổ nhọc con đa mang
Đường con đi trải thảm con lang thang
Có bướm hoa, con chần chờ chi nữa
Nhìn mắt Cha, tin yêu, Cha đã hứa
Sẽ chữa lành, xóa bỏ hết khổ đau
Gôn gô tha, Thập giá, cha gục đầu
Đã mang theo tủi hờn con vương vấn
Đừng ngại chi, nhé con, lòng thờ thẫn
Bụi hồng trần như mây xám trôi qua
Hãy thinh lặng, cất bước đến với ta
Con hỡi con, ta là Cha Nhân Ái...
Cha ơi Cha, lòng con thật thư thái
Con âm thầm đón lấy suối yêu thương
Con tin chắc bên Cha, nơi thiên đường
Cha đứng đón đứa con thơ vụng dại
TT
18.09.2010
Kỷ niệm đêm Canh Thức cùng với DTC Bênêđictô tại Hyde park-London
Mid-life crisis explained!
For most men, midlife is usually the last chance to make any real change. If a man has not taken any great risks by the time he’s fifty, chances are he’s too entrenched in his day-to-day life to make any radical changes.
This may be the reason why many men have a mid-life crisis – it’s God shaking the tree one last time and challenging us. Will you give up the illusion? Will you stop being just who you think you’re supposed to be and finally be who you really are?
Richard Rohr
— from On the Threshold of Transformation
Read more:
http://menonthejourney.loyolapress.com/2010/08/10/a-simple-prayer/
This may be the reason why many men have a mid-life crisis – it’s God shaking the tree one last time and challenging us. Will you give up the illusion? Will you stop being just who you think you’re supposed to be and finally be who you really are?
Richard Rohr
— from On the Threshold of Transformation
Read more:
http://menonthejourney.loyolapress.com/2010/08/10/a-simple-prayer/
Chiara "Luce" Badano: Focolare 1st Beatified Member
Saturday, September 25, 2010
Lòng biết ơn
Cứ mỗi dịp ra đi của các cha thừa sai từng qua Việt Nam truyền giáo là mỗi dịp người bản xứ ở đây thấy được lòng biết ơn của người Việt.
Hôm qua trong tang lễ cha Robert, cha Goulet nói chuyện với ông Pierre, anh của cha Louis, cô Monique, cháu của cha, họ không hết lời ca ngợi, tấm tắc, ngạc nhiên trước tấm lòng biết ơn, tình cảm trìu mến, tình phụ tử của con cháu Việt Nam của cha.
Có lẽ chưa bao giờ có một tang lễ uy nghi, mang tình đoàn kết sâu đậm như tang lễ cha Louis. Mọi người mặc tang phục đen, chít khăn tang trắng. Họ đến từ khắp nơi, đi từng đoàn xe dài. Khi mang quan tài cha đến nhà thờ, nhà quàn chỉ mang một vòng hoa của Dòng Tên phủ trên quan tài, thế là các anh Thanh, Mạc, Huynh nhờ người trở lại nhà quàn lấy hết các vòng hoa đem đến để ngoài sân nhà thờ. Khi đưa quan tài cha ra khỏi nhà thờ, các anh đứng cầm vòng hoa tiễn cha, sau đó, các anh đem tất cả vòng hoa lên nghĩa trang St-Jérôme.
Các con của cha xem tang lễ này như tang lễ của chính cha ruột của họ.
Trong suốt thời gian đứng bên mộ cha, ông Pierre, người anh ruột của cha như bị xâm chiếm bởi sự ngạc nhiên. Dù không hiểu tiếng Việt, ông nhìn không ngơi mắt bất cứ ai nói, ông như muốn tìm câu trả lời cho hai chữ: Tại sao.
Tại sao lại có một quyến luyến như thế này?
Tại sao lại có một tấm lòng tận tụy như thế này?
Tại sao mối dây ràng buộc gia đình thiêng liêng lại mạnh như vậy?
Tại sao lại có một tâm tình biết ơn như thế này?
Tôi chỉ có thể tìm câu trả lời trong câu nói của Hans Christian Andersen: Lòng biết ơn là bộ nhớ của quả tim.
Quả tim chúng con tràn ngập lòng biết ơn cha Louis Robert.
Cha ạ, xin cha nhận ở chúng con tấm lòng biết ơn dù chúng con còn vụng về, còn bất toàn, còn chưa sống theo gương cha, còn làm buồn lòng cha.
* * *
Hôm qua trong tang lễ cha Robert, cha Goulet nói chuyện với ông Pierre, anh của cha Louis, cô Monique, cháu của cha, họ không hết lời ca ngợi, tấm tắc, ngạc nhiên trước tấm lòng biết ơn, tình cảm trìu mến, tình phụ tử của con cháu Việt Nam của cha.
Có lẽ chưa bao giờ có một tang lễ uy nghi, mang tình đoàn kết sâu đậm như tang lễ cha Louis. Mọi người mặc tang phục đen, chít khăn tang trắng. Họ đến từ khắp nơi, đi từng đoàn xe dài. Khi mang quan tài cha đến nhà thờ, nhà quàn chỉ mang một vòng hoa của Dòng Tên phủ trên quan tài, thế là các anh Thanh, Mạc, Huynh nhờ người trở lại nhà quàn lấy hết các vòng hoa đem đến để ngoài sân nhà thờ. Khi đưa quan tài cha ra khỏi nhà thờ, các anh đứng cầm vòng hoa tiễn cha, sau đó, các anh đem tất cả vòng hoa lên nghĩa trang St-Jérôme.
Các con của cha xem tang lễ này như tang lễ của chính cha ruột của họ.
Trong suốt thời gian đứng bên mộ cha, ông Pierre, người anh ruột của cha như bị xâm chiếm bởi sự ngạc nhiên. Dù không hiểu tiếng Việt, ông nhìn không ngơi mắt bất cứ ai nói, ông như muốn tìm câu trả lời cho hai chữ: Tại sao.
Tại sao lại có một quyến luyến như thế này?
Tại sao lại có một tấm lòng tận tụy như thế này?
Tại sao mối dây ràng buộc gia đình thiêng liêng lại mạnh như vậy?
Tại sao lại có một tâm tình biết ơn như thế này?
Tôi chỉ có thể tìm câu trả lời trong câu nói của Hans Christian Andersen: Lòng biết ơn là bộ nhớ của quả tim.
Quả tim chúng con tràn ngập lòng biết ơn cha Louis Robert.
Cha ạ, xin cha nhận ở chúng con tấm lòng biết ơn dù chúng con còn vụng về, còn bất toàn, còn chưa sống theo gương cha, còn làm buồn lòng cha.
* * *
Koinonia (2)
II. MỘT “LEADERSHIP GATHERING”?
Thật khó có thể dịch được từ Leadership Gathering, cái sinh hoạt mà chúng tôi đã nghĩ đến sau một quá trình suy nghĩ về việc đáp trả nhu cầu cho các anh chị ĐHV. Cái khúc mắc là danh từ Leadership mang một cái gì không hẵn là tiêu cực nhưng xa vời đối với nhiều người chúng ta. Nếu dùng danh từ Lãnh Đạo thì thường gợi lên hình ảnh của một chức vụ, một quyền năng, một cấp bậc nào đó, dành riêng cho một thiểu số người đặc biệt trong một tập thể. Danh từ Lãnh Đạo, như được giải thích trên Wikipedia là một quyền lực có thể hình thành từ 4 nguồn quyền năng (chức vụ hay địa vị, chuyên môn, quyền uy bẩm sinh, mang lại bởi hệ thống); và theo đó, một người lãnh đạo cần hội đủ 7 nhân tố: nhạy cảm, chính trực, nghị lực, tự tin, có động lực làm lãnh đạo, trí thông minh và kiến thức chuyên môn. Nói chung, là những điều kiện đủ để làm nản lòng chúng ta, đầu tiên là cá nhân tôi!
Nhưng trước khi đi sâu hơn vào danh từ này, xin chia sẻ từ đâu đưa đến cái phức tạp này, trong việc chúng ta đang làm. Trong buổi đàm thoại với nhau qua điện thoại giữa chị MH và tôi, chúng tôi nghĩ rằng việc đầu tiên chúng ta có thể làm, ít nhất có thể giúp nâng đở tinh thần các anh chị ĐHV, là quy tụ họ lại với nhau một lần trên tính cách toàn quốc. Kinh nghiệm cho thấy một cuộc quy tụ như vậy tự nó sẽ mang lại một tác dụng rất tích cực. Các anh chị đã có cơ hội tham dự những sinh hoạt của ĐH có tính cách toàn quốc này (Đại Hội, họp Ban Phục Vụ v.v...) chắc chắn có thể làm nhân chứng về việc này. Đồng thời, khi được gặp gỡ nhưng người khác, cũng có cùng một thao thức, ước mơ với mình, thì ước mơ này sẽ được thăng tiến; trong khi được gặp gỡ những người có cùng những khó khăn như mình, thì khó khăn này ngược lại sẽ trở thành nhẹ nhàng hơn vẫn có.
Một cuộc quy tụ như vậy đồng thời sẽ là cơ hội cho các anh chị ĐHV gặp gỡ, làm quen và một cách tự nhiên, tạo nên một mạng lưới những liên hệ để tiếp tục liên lạc và nâng đỡ nhau trong tương lai. Mạng lưới này về lâu dài sẽ trở thành một chương trình huấn luyện có tính cách liên tục (on-going) dựa trên việc chia sẻ những kinh nghiệm sống động từ các môi trường địa phương khác nhau. Sinh hoạt này cũng thích hợp với vision Empowering Growth của ban Huấn Luyện vì giúp phát triển những món quà quý giá đamg tiềm tàng trong từng anh chị ĐHV. Và việc nâng đở này sẽ không chỉ đến từ Ban HL ĐH hay Vùng, nhưng đến từ chính các ĐHV với nhau.
Nói chung, một cuộc quy tụ này chỉ mang lại những tác dụng tốt đẹp cho cá nhân các anh chị tham dự, đồng thời một cách gián tiếp mở đường cho những năng động mới trong cả cộng đoàn.
Càng đối thoại, chúng tôi càng thấy rằng chúng ta không nên giới hạn sinh hoạt này cho vai trò ĐHV mà thôi. Tương lai, sức sống của các nhóm, cộng đoàn, tùy thuộc vào nhiều người nếu không nói là mỗi nhóm viên, không phân biệt đã, đang hoặc sẽ gánh vác vai trò đứng mũi chịu sào này. Sinh hoạt quy tụ này, có thể mang lại ích lợi cho bất cứ ai quan tâm và muốn đóng góp cho lý tưởng chung đã chọn lựa, những người mà qua cách sống và việc làm của mình, sẽ có ảnh hưỡng đến sức sống của cả cộng đoàn.
Từ đó dẫn đến danh từ Leadership Gathering như hay thường dùng. Tuy nhiên, không phải một Leasdership được hiểu một cách thông thường, như cắt nghĩa trên Wikipedia nhưng mà là một Leadership theo ý nghĩa của lý tưởng Đồng Hành, được diễn tả phần nào qua hình ảnh một Heroic hay Servant Leadership của những người môn đệ mà ít nhiều đã được giới thiệu trong các khóa Cura Personalis.
Khi nói chuyện với nhau về những khó khăn có thể có về danh từ Leadership, chúng tôi nhận thấy mình có hai lựa chọn: hoặc tiếp tục tránh những hiểu lầm, e ngại vẫn có từ ý nghĩa bình thường của từ Leadership, hay là chấp nhận đối diện với những hiểu lầm này để dần dần giúp nhau thay đổi não trạng và sống với ý nghĩa khác, cao đẹp, đầy khiêm nhường như Heroic hoặc Servant Leadership.
Đây là một chọn lựa của ban HL. Nhưng phải chăng cũng là một chọn lựa cho mỗi người chúng ta?
(Còn tiếp)
Trương Thành Hào
Thật khó có thể dịch được từ Leadership Gathering, cái sinh hoạt mà chúng tôi đã nghĩ đến sau một quá trình suy nghĩ về việc đáp trả nhu cầu cho các anh chị ĐHV. Cái khúc mắc là danh từ Leadership mang một cái gì không hẵn là tiêu cực nhưng xa vời đối với nhiều người chúng ta. Nếu dùng danh từ Lãnh Đạo thì thường gợi lên hình ảnh của một chức vụ, một quyền năng, một cấp bậc nào đó, dành riêng cho một thiểu số người đặc biệt trong một tập thể. Danh từ Lãnh Đạo, như được giải thích trên Wikipedia là một quyền lực có thể hình thành từ 4 nguồn quyền năng (chức vụ hay địa vị, chuyên môn, quyền uy bẩm sinh, mang lại bởi hệ thống); và theo đó, một người lãnh đạo cần hội đủ 7 nhân tố: nhạy cảm, chính trực, nghị lực, tự tin, có động lực làm lãnh đạo, trí thông minh và kiến thức chuyên môn. Nói chung, là những điều kiện đủ để làm nản lòng chúng ta, đầu tiên là cá nhân tôi!
Nhưng trước khi đi sâu hơn vào danh từ này, xin chia sẻ từ đâu đưa đến cái phức tạp này, trong việc chúng ta đang làm. Trong buổi đàm thoại với nhau qua điện thoại giữa chị MH và tôi, chúng tôi nghĩ rằng việc đầu tiên chúng ta có thể làm, ít nhất có thể giúp nâng đở tinh thần các anh chị ĐHV, là quy tụ họ lại với nhau một lần trên tính cách toàn quốc. Kinh nghiệm cho thấy một cuộc quy tụ như vậy tự nó sẽ mang lại một tác dụng rất tích cực. Các anh chị đã có cơ hội tham dự những sinh hoạt của ĐH có tính cách toàn quốc này (Đại Hội, họp Ban Phục Vụ v.v...) chắc chắn có thể làm nhân chứng về việc này. Đồng thời, khi được gặp gỡ nhưng người khác, cũng có cùng một thao thức, ước mơ với mình, thì ước mơ này sẽ được thăng tiến; trong khi được gặp gỡ những người có cùng những khó khăn như mình, thì khó khăn này ngược lại sẽ trở thành nhẹ nhàng hơn vẫn có.
Một cuộc quy tụ như vậy đồng thời sẽ là cơ hội cho các anh chị ĐHV gặp gỡ, làm quen và một cách tự nhiên, tạo nên một mạng lưới những liên hệ để tiếp tục liên lạc và nâng đỡ nhau trong tương lai. Mạng lưới này về lâu dài sẽ trở thành một chương trình huấn luyện có tính cách liên tục (on-going) dựa trên việc chia sẻ những kinh nghiệm sống động từ các môi trường địa phương khác nhau. Sinh hoạt này cũng thích hợp với vision Empowering Growth của ban Huấn Luyện vì giúp phát triển những món quà quý giá đamg tiềm tàng trong từng anh chị ĐHV. Và việc nâng đở này sẽ không chỉ đến từ Ban HL ĐH hay Vùng, nhưng đến từ chính các ĐHV với nhau.
Nói chung, một cuộc quy tụ này chỉ mang lại những tác dụng tốt đẹp cho cá nhân các anh chị tham dự, đồng thời một cách gián tiếp mở đường cho những năng động mới trong cả cộng đoàn.
Càng đối thoại, chúng tôi càng thấy rằng chúng ta không nên giới hạn sinh hoạt này cho vai trò ĐHV mà thôi. Tương lai, sức sống của các nhóm, cộng đoàn, tùy thuộc vào nhiều người nếu không nói là mỗi nhóm viên, không phân biệt đã, đang hoặc sẽ gánh vác vai trò đứng mũi chịu sào này. Sinh hoạt quy tụ này, có thể mang lại ích lợi cho bất cứ ai quan tâm và muốn đóng góp cho lý tưởng chung đã chọn lựa, những người mà qua cách sống và việc làm của mình, sẽ có ảnh hưỡng đến sức sống của cả cộng đoàn.
Từ đó dẫn đến danh từ Leadership Gathering như hay thường dùng. Tuy nhiên, không phải một Leasdership được hiểu một cách thông thường, như cắt nghĩa trên Wikipedia nhưng mà là một Leadership theo ý nghĩa của lý tưởng Đồng Hành, được diễn tả phần nào qua hình ảnh một Heroic hay Servant Leadership của những người môn đệ mà ít nhiều đã được giới thiệu trong các khóa Cura Personalis.
Khi nói chuyện với nhau về những khó khăn có thể có về danh từ Leadership, chúng tôi nhận thấy mình có hai lựa chọn: hoặc tiếp tục tránh những hiểu lầm, e ngại vẫn có từ ý nghĩa bình thường của từ Leadership, hay là chấp nhận đối diện với những hiểu lầm này để dần dần giúp nhau thay đổi não trạng và sống với ý nghĩa khác, cao đẹp, đầy khiêm nhường như Heroic hoặc Servant Leadership.
Đây là một chọn lựa của ban HL. Nhưng phải chăng cũng là một chọn lựa cho mỗi người chúng ta?
(Còn tiếp)
Trương Thành Hào
Thursday, September 23, 2010
Cụ Ba Lạc Đà
Cụ Ba Lạc Đà, đó là tên người tị nạn Việt Nam ở Trại Cấm Hong Kong đặt cho cha. Ba là vì cha là con thứ hai trong gia đình, vì tên Robert khó đọc vần «bert». Lạc Đà vì cha gùi hai túi đàng trước, một túi đàng sau, tay xách hai xách, đi gù gù giống lạc đà.
Tôi quá giang xe anh Dung lên nghĩa trang St-Jérôme. Trên xe có bác Hách 86 tuổi và chị Tín. Bác Hách là người theo cha từ Hong Kong qua đến Montréal.
Năm 1955 bác bị cộng sản đấu tố địa chủ, bị tù 15 năm. Năm 1989 bác lái tàu một mình đi từ Hải Phòng qua Hong Kong. Vợ con không đi theo. Năm 1991 qua Canada.
Ở Hong Kong, cha đi bộ vào Trại Cấm, tải đồ vào cho người tị nạn, đổi tiền, đổi chi phiếu cho họ. Có những chi phiếu không tiền bảo chứng, không đổi được, cha ứng trước đưa cho thân nhân, phần thiệt hại cha chịu, nhưng không bao giờ cha cáu giận, trách móc họ. Các cô gái cơ nhỡ sinh con phải ở trại trong, cha mang vào từ thuốc men, chai nước mắm, tả lót đến băng vệ sinh. Lần nào trước khi ra về, cha cũng hỏi: «Lần sau con cần gì cha mang vào.»
Cha có một căn phòng trong bệnh viện «Notre Dame» (bác Hách kể), phòng của cha không bao giờ đóng cửa, lúc nào cũng có người ngồi la liệt nhờ cha giúp đỡ. Nhân viên bệnh viện ai cũng biết số phòng của cha, đến hỏi cha là được chỉ ngay số phòng.
Cha ở Hong Kong từ 1985 đến 1993. Trong thời gian này, có rất nhiều người tị nạn theo đạo nhờ gương lành của cha. Năm 1993 cha về Montréal. Năm 1994 cha làm cha xứ họ đạo St-Roch.
Bác Hách kể, mỗi sáng thứ ba, sau thánh lễ cha đi lấy bánh mì, có đến năm loại bánh, có khi có cả bánh sinh nhật. Sáng thứ tư cha để tại nhà, ai cần cứ đến lấy. Công việc này, hè cũng như đông, cha làm đều đặn.
Sáng thứ hai 13-09 bác còn đi lễ với cha. Chiều thứ hai cha bị té, và thế là 86 tuổi đầu, bác kể, tôi mồ côi.
Nguyễn Thị Oanh
Tôi quá giang xe anh Dung lên nghĩa trang St-Jérôme. Trên xe có bác Hách 86 tuổi và chị Tín. Bác Hách là người theo cha từ Hong Kong qua đến Montréal.
Năm 1955 bác bị cộng sản đấu tố địa chủ, bị tù 15 năm. Năm 1989 bác lái tàu một mình đi từ Hải Phòng qua Hong Kong. Vợ con không đi theo. Năm 1991 qua Canada.
Ở Hong Kong, cha đi bộ vào Trại Cấm, tải đồ vào cho người tị nạn, đổi tiền, đổi chi phiếu cho họ. Có những chi phiếu không tiền bảo chứng, không đổi được, cha ứng trước đưa cho thân nhân, phần thiệt hại cha chịu, nhưng không bao giờ cha cáu giận, trách móc họ. Các cô gái cơ nhỡ sinh con phải ở trại trong, cha mang vào từ thuốc men, chai nước mắm, tả lót đến băng vệ sinh. Lần nào trước khi ra về, cha cũng hỏi: «Lần sau con cần gì cha mang vào.»
Cha có một căn phòng trong bệnh viện «Notre Dame» (bác Hách kể), phòng của cha không bao giờ đóng cửa, lúc nào cũng có người ngồi la liệt nhờ cha giúp đỡ. Nhân viên bệnh viện ai cũng biết số phòng của cha, đến hỏi cha là được chỉ ngay số phòng.
Cha ở Hong Kong từ 1985 đến 1993. Trong thời gian này, có rất nhiều người tị nạn theo đạo nhờ gương lành của cha. Năm 1993 cha về Montréal. Năm 1994 cha làm cha xứ họ đạo St-Roch.
Bác Hách kể, mỗi sáng thứ ba, sau thánh lễ cha đi lấy bánh mì, có đến năm loại bánh, có khi có cả bánh sinh nhật. Sáng thứ tư cha để tại nhà, ai cần cứ đến lấy. Công việc này, hè cũng như đông, cha làm đều đặn.
Sáng thứ hai 13-09 bác còn đi lễ với cha. Chiều thứ hai cha bị té, và thế là 86 tuổi đầu, bác kể, tôi mồ côi.
Nguyễn Thị Oanh
Pope Benedict in UK
The Pope has routed his enemies and brought joy to the faithful
... what we have witnessed has come from God, whose presence has been very close throughout not only to the Pope himself but also to all who were praying for his success – protecting, inspiring, allaying our fears and in the end fulfilling all our hopes.
http://www.catholicherald.co.uk/commentandblogs/2010/09/20/routed-his-enemies-and-brought-joy-to-the-faithful/
* * *
The Pope in Parliament and Westminster Abbey: a day that shook the foundations of Britain's Protestant myth :
http://blogs.telegraph.co.uk/news/damianthompson/100054166/the-pope-in-parliament-and-westminster-abbey-a-day-that-shook-the-foundations-of-britains-protestant-myth/
... what we have witnessed has come from God, whose presence has been very close throughout not only to the Pope himself but also to all who were praying for his success – protecting, inspiring, allaying our fears and in the end fulfilling all our hopes.
http://www.catholicherald.co.uk/commentandblogs/2010/09/20/routed-his-enemies-and-brought-joy-to-the-faithful/
* * *
The Pope in Parliament and Westminster Abbey: a day that shook the foundations of Britain's Protestant myth :
http://blogs.telegraph.co.uk/news/damianthompson/100054166/the-pope-in-parliament-and-westminster-abbey-a-day-that-shook-the-foundations-of-britains-protestant-myth/
Những gì còn lại
Chút suy tư về bài đọc trong Thánh Lễ hôm nay ... (Giảng Viên 1:2-11)
Những statements của nhà băng mỗi tháng?
Điều gì đáng kể còn để lại phía sau một khi một người đã đi qua?
Phải chăng là, những cử chỉ thương mến, những ưu tư cho nhau,
những giúp đỡ tận tình,
... những dấu ấn của tình yêu?
Khi một người đã ra đi,
những gì còn ở trong lòng người ở lại
là tất cả những gì đáng kể.
VTL
để có thể thuộc về một người khác.
Sẽ có một ngày căn nhà tôi ở
sẽ trở nên tổ ấm của một gia đình nào khác.
Tên tôi sẽ không còn ở trên những lá thơ gửi tới nhà,
và tôi sẽ được nhắc tới như một người đã ở đây lúc trước.
Còn lại những gì là dấu vết của một cuộc sống đầy cố gắng và cực nhọc?
Những ngăn tủ đầy hồ sơ?, những tấm check đã "cashed"?
những cái bills đã trả xong? Những ngăn tủ đầy hồ sơ?, những tấm check đã "cashed"?
Những statements của nhà băng mỗi tháng?
Điều gì đáng kể còn để lại phía sau một khi một người đã đi qua?
Phải chăng là, những cử chỉ thương mến, những ưu tư cho nhau,
những giúp đỡ tận tình,
... những dấu ấn của tình yêu?
Khi một người đã ra đi,
những gì còn ở trong lòng người ở lại
là tất cả những gì đáng kể.
VTL
Wednesday, September 22, 2010
Karl Rahner - God of the living (Part 2)
A strange thing happens to the man who really loves, for even before his own death his life becomes a life with the dead. Could a true lover ever forget his dead? When one has really loved, his forgetting is only apparent: he only seems to get over his grief. The quiet and composure he gradually regains are not a sign that things are as they were before, but a proof that his grief is ultimate and definitive. It shows that a piece of his own heart has really died and is now with the living dead. This is the real reason he can weep no more.
Of what use is it to say, as do the philosophers, that the dead still exist, that they live on? Are they with me? Since I loved them and still love them, I must be with them. But are they also with me?
They have gone away; they are silent. Not a word comes through from them; not a single sign of their gentle love and kindness comes to warm my heart. How awfully still the dead are, how dead! Do they want me to forget them, as one forgets a fleeting acquaintance he made on a train, a stranger with whom he once exchanged a few friendly but meaningless words?
Karl Rahner, S.J.
Encounters with Silence
Cha Robert dạy tôi thinh lặng
Mùa đông 2006 tôi đi linh thao dài hạn với cha Robert. Mỗi tuần tôi đến gặp cha một lần, sáng thứ ba, sau thánh lễ.
Tôi dự thánh lễ ở nhà nguyện nhỏ dưới tầng hầm, bên hông nhà thờ. Trung bình có khoảng 10 đến 20 người dự thánh lễ mỗi ngày với cha. Tuy chỉ một nhóm nhỏ nhưng nhiều sắc dân, đa số lớn tuổi. Đặc biệt có hai mẹ con một bác người Việt ngày nào cũng đi lễ. Bà có người con trai khuyết tật, đi đứng xiêu vẹo. Nhìn những người tham dự thánh lễ với cha, tôi nhớ lại các nhân vật trong quyển sách Người Lữ Hành Nga. Họ là những những người gặp biến cố đau thương, họ chẳng còn gì bám víu trên cuộc đời, chỉ có lời cầu nguyện liên lỉ với Chúa Giêsu để sống, và họ vượt qua được khổ đau mà nhiều người trong hoàn cảnh đó sẽ không dễ gì vượt qua được.
Cha không giảng trong thánh lễ ngày thường, thay vào đó cha ngồi thinh lặng đúng năm phút. Tôi canh giờ vì năm phút này quá lâu. Qua đến phút thứ ba, thứ tư là bắt đầu có tiếng đằng hắng, tiếng ho. Lời nguyện giáo dân của cha lúc nào cũng là lời nguyện xin chấm dứt các cuộc chiến tranh trên thế giới, cầu cho các trẻ em bị sida, cho trẻ con không được cha mẹ chú ý đến. Sau khi rước lễ, cha lại ngồi thinh lặng một lát trước khi đọc lời nguyện cuối cùng. Thánh lễ của cha không giảng, không đọc lời nguyện rườm rà, nhưng toát lên một cái gì rất thanh cao. Tôi không phân tích được, nhưng cốt cách thanh cao này không phải ai cũng có. Nó toát ra từ thinh lặng. Linh thao dạy thinh lặng, nhưng hoàn cảnh cuộc đời, thất bại, thành công cũng dạy thinh lặng.
Tôi biết, tôi viết như thế này là cũng phạm đến cái thinh lặng của cha. Cha thường hay nhìn tôi như nói: “Con đến đây làm gì. Con lo đi làm việc của con đi.” Cha như muốn nhắc tôi: “Và khi… cầu nguyện, hãy vào phòng, đóng cửa lại, và cầu nguyện cùng Cha của con, Đấng hiện diện nơi kín đáo. (Mt 6: 5-6)
Cha ra đi đột ngột như thế, đã là một mất mát rất lớn cho rất nhiều người, nhưng đặc biệt với hai mẹ con bác người Việt này thì tôi nghĩ khó mà có cái gì có thể an ủi họ được.
Có thể chưa bao giờ sự ra đi của một người đã để lại một khoảng trống lớn như vậy.
Nguyễn Thị Oanh
Tôi dự thánh lễ ở nhà nguyện nhỏ dưới tầng hầm, bên hông nhà thờ. Trung bình có khoảng 10 đến 20 người dự thánh lễ mỗi ngày với cha. Tuy chỉ một nhóm nhỏ nhưng nhiều sắc dân, đa số lớn tuổi. Đặc biệt có hai mẹ con một bác người Việt ngày nào cũng đi lễ. Bà có người con trai khuyết tật, đi đứng xiêu vẹo. Nhìn những người tham dự thánh lễ với cha, tôi nhớ lại các nhân vật trong quyển sách Người Lữ Hành Nga. Họ là những những người gặp biến cố đau thương, họ chẳng còn gì bám víu trên cuộc đời, chỉ có lời cầu nguyện liên lỉ với Chúa Giêsu để sống, và họ vượt qua được khổ đau mà nhiều người trong hoàn cảnh đó sẽ không dễ gì vượt qua được.
Cha không giảng trong thánh lễ ngày thường, thay vào đó cha ngồi thinh lặng đúng năm phút. Tôi canh giờ vì năm phút này quá lâu. Qua đến phút thứ ba, thứ tư là bắt đầu có tiếng đằng hắng, tiếng ho. Lời nguyện giáo dân của cha lúc nào cũng là lời nguyện xin chấm dứt các cuộc chiến tranh trên thế giới, cầu cho các trẻ em bị sida, cho trẻ con không được cha mẹ chú ý đến. Sau khi rước lễ, cha lại ngồi thinh lặng một lát trước khi đọc lời nguyện cuối cùng. Thánh lễ của cha không giảng, không đọc lời nguyện rườm rà, nhưng toát lên một cái gì rất thanh cao. Tôi không phân tích được, nhưng cốt cách thanh cao này không phải ai cũng có. Nó toát ra từ thinh lặng. Linh thao dạy thinh lặng, nhưng hoàn cảnh cuộc đời, thất bại, thành công cũng dạy thinh lặng.
Tôi biết, tôi viết như thế này là cũng phạm đến cái thinh lặng của cha. Cha thường hay nhìn tôi như nói: “Con đến đây làm gì. Con lo đi làm việc của con đi.” Cha như muốn nhắc tôi: “Và khi… cầu nguyện, hãy vào phòng, đóng cửa lại, và cầu nguyện cùng Cha của con, Đấng hiện diện nơi kín đáo. (Mt 6: 5-6)
Cha ra đi đột ngột như thế, đã là một mất mát rất lớn cho rất nhiều người, nhưng đặc biệt với hai mẹ con bác người Việt này thì tôi nghĩ khó mà có cái gì có thể an ủi họ được.
Có thể chưa bao giờ sự ra đi của một người đã để lại một khoảng trống lớn như vậy.
Nguyễn Thị Oanh
Magis: a deeper response to God
Cha Trí Ðinh,
homily: HMV 2010
Few Ignatian ideas are as grand and elusive as magis. This Latin word magis, literally means “More!” or “Greater!” or “hơn.” It is commonly understood as doing the more, the greater, for God. As James Martin SJ writes, “When you work, give your all. When you make plans, plan boldly. And when you dream, dream big.”
Thus, living the magis spirit generally means trying to do the more, the greater, the better for God and for God's people.
However, it can easily be misunderstood as the “more” dictated by our competitive, consumerist popular culture.
Let me point out two common misunderstandings (that you & I often hold):
The first sự hiểu lầm: Magis is about “doing more.” Towards the beginning of the Spiritual Exercises, St Ignatius asks retreatants to consider three questions: “What have I done for Christ? What am I doing for Christ? and What ought I do for Christ?”
Influenced by the popular culture that prizes productivity and bigger is better, we interpret the magis spirit as doing more for God. However, when posing those questions, St Ignatius asks us to look at the Cross in order to deepen awareness of how much God in Jesus loves us and is willing to sacrificing everything for us, even when we refuse such love. From this deep awareness of being loved and saved, comes a greater response, the magis. Fr Nicolas, Superior General of the Jesuits suggests that “more” is not a good translation of magis, but rather “depth.” The magis is more about DEPTH than about DOING. It’s more about DEPTH of presence than about the AMOUNT of deeds.
Tình thần magis nhắm về chiều sâu hơn về việc làm; về phẩm chất hơn là số lượng.
The second misconception / sự hiểu lầm: Magis is about “more effectiveness.” In business and a popular culture, the more effective, the better. Better production, better results. However good effectiveness may be in our society, when applied to the spiritual life, it often clouds our judgment. For example, a European priest with me in the Philippines complained when he sees how inefficient the Filipino work force is: like in Việt-Nam, there are so many employees at the cashier counters, sweeping the streets, often talking and seemingly doing nothing. Using his European mindset, the priest criticized how inefficient Filipinos worked. In Europe and America, where everything is automated, time is less wasted and things are more efficient, like Fast-Track lanes, like blowers sweeping the streets faster. However, the priest slowly realized that in the Filipino context, the inefficient system is more humane, because more people have meaningful work which gave them greater dignity.
Another example that’s closer to home. Seeing how Caritas retreats have helped young adults, many people advised me to “go big” with Caritas. Formularize Caritas, form teams, write thorough manuals. There is nothing bad about improving and expanding Caritas. But is this necessary giving God the Greater Glory? I think so, but have I really asked God? And truly listen?
We tend to run ahead of grace. Because we want something, we assume that God must want it, and in the same way we think best. This tendency often leads us into programmatic mode, to replicate something good that we've doing, for example, a kind of retreat or way of praying. Naturally, we would think that if we can mass produce this method or way, everyone would benefit. So we go into high gear strategizing and planning how we can go about reproducing this good thing. But we may have missed the basic point in the spiritual life: God leads, we follow. Just because we think it is good, it may not be God's way, or God's timing. Have we assumed what we intend will give greater glory to God before really asking God? And truly listening? Without knowing it, our desire to take ownership of this good thing may seduce us into thinking that own it. We may forget that it is God’s gift, that we are stewards, we are workers, not master architects not owners. We may forget that the initiative belongs to God, we respond ... out of love and gratitude. When we say “my family, my ministry” or “our family, our ministry,” let us be aware of where our focus lies, on God and not on us.
So the magis is not necessary what is more effective or even what is more generous. For our generosity may be misguided. It is God who invites; it is God who calls; it is God who sends. The initiative does not come from us, not from our human perspective. Thus, magis is about a response to God's grace. God leads, we follow.
So if the magis is less about “doing more” or being “more effective,” than what is is? In a nutshell, the magis is about a deeper response to God … in gratitude, in love, in service, in surrender because we realize much much more how Christ loves, forgives, and saves us. We are moved by God's grace to respond more fully.
I have talked about what magis is; let me talk about how to live the magis spirit. I will turn to the Spiritual Exercises as well as my own experience this past year to highlight three dimensions of living the magis / ba chiều kích sống tinh thần magis.
First dimension: listening deeper. Lắng nghe sâu xa hơn. One of the most difficult yet blessed experiences of my life was living among poor families in the inner city. This is a picture of five families with whom I lived for one month, in Navotas, a very depressed area of Manila.
This is the picture of Navotas cemetery … Notice the houses put together by bamboos, aluminum sheets, and blue tarp … Notice that people live on top of the tombs … They need to, because rain and sewage water often rise up to their shanties …
Some see this outside their front door
In my second family, I lived with 28 people living in a space that is half of my parents’ 2,400 square feet home in San Diego … here are some people …
... The mother is twice a widow, a seamstress, like my mother. One third of the house was blown away by the recent typhoons. Now blue tarps and tin sheets cover the holes. Plastic cans are hung on the ceiling to catch water leaks. There are three cats to catch the rats running around. I slept next to 8 other people, in a space as big as a small bedroom. They gave me the only mattress and a mosquito net. The other net is for a baby. There is no running water in the house. Whenever I needed fresh water, a boy would buy a bucket and bring it so I can wash my face, brush my teeth, or take a quick bath. I did not take pictures because this would be disrespectful. They are very poor, but gave me their best, like God!
At first, I had a very hard time here. I could do little for my host family. Instead, I was told to receive their kindness. This is not my first time living among God’s poor. Yet, I felt so helpless. I could not help very much, given my poor Filipino. Were I to speak fluent Tagalog, I would not be able to do much more. The socio-economic situation was beyond me. All 8 of my brother Jesuit Tertain companions felt the same powerlessness. Men with advanced degrees, much training, many connections. Yet, we could do little, except celebrated Mass, watched TV, played with kids. Slowly, I learned to listen. Just listen, be present, sit through the boredom, ordinary, difficult moments and listen. Gradually, I experienced God present with the people in a much deeper way. But it’s hard for me to describe it. It’s like having a powerful yet gentle guest coming to stay with you, just be present with you, and somehow you have enough food to eat and strength to get through hardships. Listening deeper uncovers Christ’s presence in the midst of suffering – a God who is willing to enter our pain and darkness, to share our misery, and bring meaning and purpose out of suffering. Listening attentively deepened trust in God. Whatever little I did, I was more present, and I learned to trust more.
It was difficult, but I was happy there, because I felt God very near and close. A God in poverty. A God who is in love with us, embracing our limitations and helplessness. A God who’s first love is the poor!
I don’t mean to romanticize the poor. Poverty in itself has no value. But it can be a very helpful pathway to God. In the beginning of the Exercises, Saint Ignatius, in the “Principle and Foundation,” calls us to imagine God's love revealing through all things such that they become gift – means of drawing us closer to God. Because God has first loved us, we strive to respond in generosity. We desire and choose that which leads us “more” to the end for which we are created (SpEx #23). The more we learn to listen, the deeper we can see God, and the greater our response may be. I am living in East LA, in the “hood” as some would say, because I long to deepen the grace of the past year. To experience more deeply God’s first love. In a not so self-less way, I desire to become more like Jesus, poor and humble – God’s Beloved.
Second dimension: discern what spirit is moving us. When we listen, we allow greater space in our mind, heart, and soul. We allow God room to work in us and through us, even though we may not know how, as I shared in my story.
To paraphrase St Ignatius, “life-giving and meaningful things happen if we allow or create the space for them to happen.” Deeper things do not happen if we don’t create space for the Holy Spirit to work. Space to differentiate (phân biệt) the inner forces that drives us, to understand better why we do what we do, and what makes us stuck and not growing.
We in CLC throw the term “discernment” or “discerning” around a lot. Yet, not many of us are really attentive to the various spirits that influence our deeper motivations, which is key.
I use myself as an example. I am a perfectionist. I am one of those overachievers who strive for the best, if not the perfect in all that I do. But often the best is what I envision it to be. And so I misunderstand the magis as the “more effective” or “the more perfect,” so I often run ahead of grace, as I mentioned earlier: I launch into a plan or activity before asking God and discerning my motivations. In my mind, I think I have asked God, but I don’t make space to test the spirits, for God to challenge my assumptions, biases, mental blocks, negative group-think. I forget that the perfect is often the enemy of the good. That God often calls me to the better, not the best. The more, not the most. Because I may pursue the best – best in my eyes – but in doing so, I have not grown in God, towards God, or in loving acceptance of others.
In the middle of the Exercises, the Meditation on the Two Standards grounds discernment. Despite our best intentions, we may be duped by the evil spirit (the enemy of our human nature) and find ourselves being seduced by riches, leading to honor, then to pride. St Ignatius cautions us to test the spirit that motivates our deeds for God.
I am approaching the magis when I am willing to ask with honesty and openness the kind these kinds of questions: “Is what I am intending to do for God really guided by the Spirit of God, or by some other spirit(s) – such as my perfectionism or selfishness? When I serve or plan, am I acting out of a deeper place of love? of gratitude? Am I responding from a deeper place or am I reacting as in a knee-jerk reaction? We in CLC are generous and have good intentions, but our generosity and intention can be misguided, especially when our pride is wounded (chạm tự ái) due to conflict and misunderstandings.
The key question to ask is: “When I serve or lead, am I drawing attention to myself (or my project) more or God (helping others grow towards God)? Expanding to community: “When we lead or serve, are we drawing more attention to ourselves (or our projects) or to God (helping others grow towards God)?”
Another way of discerning is to regular examen ourselves: Am I, are we, moving towards an attitude of open hands ready to receive or tending toward clenched fists, closed, defending, thu? I am learning that when my mind or heart is hard (gồng), clinging (nắm giữ), or impatient (hấp tấp), chances are I am moving towards the posture of clenched fists. Then I know it's time to be real and honest with myself and God. And say I'm sorry, it did it again. I need help. I need your love and your grace.
The Jesuit motto: A.M.D.G. – Ad Majorem Dei Gloriam – is about “the Greater Glory of God” (Để Tôn Vinh Thiên Chúa Hơn). It is not about advancing our plans or what we think best – but creating space for God’s glory to glow, which paradoxically shine brightest through our human limitations and powerlessness.
When I ask honest questions, able to laugh at myself, still work hard yet let go of results, and am willing to be lead by God, I am closer to the magis. I or we may do less, but we become more whole, more integrated, more healthy, more trusting, more free within.
Saint Ignatius teaches us that greater interior freedom (or detachment – bình tâm) helps us to discern better. He encourages us to be “poised like a scale at equilibrium,” balanced to consider all strategic possibilities. Two similar images appear. First, the image a swimmer poised at the starting line, muscles flexed, ready to plunge at the signal of the whistle. Second, the picture a runner body coiled like a spring, ready to vault into action at the sound of the gun. Likewise, when we are free within, we still have plans and preferences; yet we are available to respond, however and whenever God’s Spirit leads.
Third dimension: self-sacrifice out of love. A genuine self-sacrifice involves a willingness to give in surrender and forgive in letting go. Sẵn sàng hy sinh vì thương yêu: quên mình khi phó thác và bỏ đi vết thương khi tha thứ.
At the end of the Exercises, the Contemplation to Attain Love places us in deeper awareness of God’s personal and boundless love. We are invited to experience how God labors to love us and longs to give us God’s very Self in all things the world and in our collective and personal histories. This deep, heart-felt knowing moves us to pray the Suscipé. We become more willing to surrender ourselves in love and gratitude. We are moved to offer our will, memory, freedom, understanding, gifts, talents, and efforts to God. This surrender creates space in us and in our lives, making us willing to be lead wherever or whatever God chooses to work through us.
Thus less can mean more - a greater surrender to God's love and will. It is rare that we can genuinely pray, give me your love and your grace, that is enough for me. Yet, when we allow God’s love to take a hold us at a greater depth, we can truly say more whole-heartedly say: "Take Lord…” What we do, more or little, is secondary to the surrender of ourselves to grace, the action of God in our lives.
Experiencing in a deeper way God’s acceptance of my pride, perfectionism, and fears through my 30-day retreat last October has allowed me to let go more fully my mistakes. It also enables me to forgive others and embrace their fragilities more gently and patiently. Realizing how Christ continually calls me out on my unfaithfulness yet still calls me friend, beloved, and disciple humbles me profoundly. And inspires me to seek and love him people around me, especially my difficult Jesuit brothers.
I understand a bit of what St Ignatius means when he writes: “Few persons understand what God would accomplish in them if they were to abandon themselves unreservedly to God and if they were to allow God’s grace to mold them accordingly.”
The magis is a deeper response to God, in gratitude, in service, in love (biết đáp trả sâu sắc từ tấm lòng yêu thương, phục vụ và tri ân). We grow in living out the magis by learning to listen, to discern, and to self-sacrifice in order to be more united with God and magnify God’s glory. Sống tinh thần magis là học lắng nghe, nhận định, hy sinh để kết hợp với Chúa hơn và làm vinh danh Chúa hơn.
To echo Rita Dowd, the magis is about embracing our weaknesses, yet trusting in God as we take our gifts and talents to serve the world, doing what we do well, and noticing the places where we are invited to do better, to make greater space for God.
We in CLC are truly graced. Let us be rooted and grounded in grace. And respond in grace.
Questions for Reflection:
1. What does magis mean to me? Tôi hiểu magis như thế nào?
2. Do I relate to God, myself, and others more out of honest love? Or out of other motivations? If so, what might they be? Động lực nào ảnh hưởng cách tôi liên hệ với Thiên Chúa, người khác, và chính mình? Tình thương trung thực hay động lực nào khác?
3. How might I be concretely invited to live out the magis this weekend? Thiên Chúa mời tôi sống tinh thần magis cụ thể như thế nào trong cuối tuần này?
* * *
Some additional questions for self-reflection:
- Am I helping others who serve with me listening to where the Lord is inviting us, to a deeper trust?
- Am I taking a healthy distance in what I do?
- When I find myself in conflict with others while I work and serve, do I find myself reacting with us-vs-them mindset or more with a willingness to sacrifice and listen to what the Lord might be leading me, especially through difficult or tense situations?
homily: HMV 2010
Few Ignatian ideas are as grand and elusive as magis. This Latin word magis, literally means “More!” or “Greater!” or “hơn.” It is commonly understood as doing the more, the greater, for God. As James Martin SJ writes, “When you work, give your all. When you make plans, plan boldly. And when you dream, dream big.”
Thus, living the magis spirit generally means trying to do the more, the greater, the better for God and for God's people.
However, it can easily be misunderstood as the “more” dictated by our competitive, consumerist popular culture.
Let me point out two common misunderstandings (that you & I often hold):
The first sự hiểu lầm: Magis is about “doing more.” Towards the beginning of the Spiritual Exercises, St Ignatius asks retreatants to consider three questions: “What have I done for Christ? What am I doing for Christ? and What ought I do for Christ?”
Influenced by the popular culture that prizes productivity and bigger is better, we interpret the magis spirit as doing more for God. However, when posing those questions, St Ignatius asks us to look at the Cross in order to deepen awareness of how much God in Jesus loves us and is willing to sacrificing everything for us, even when we refuse such love. From this deep awareness of being loved and saved, comes a greater response, the magis. Fr Nicolas, Superior General of the Jesuits suggests that “more” is not a good translation of magis, but rather “depth.” The magis is more about DEPTH than about DOING. It’s more about DEPTH of presence than about the AMOUNT of deeds.
Tình thần magis nhắm về chiều sâu hơn về việc làm; về phẩm chất hơn là số lượng.
The second misconception / sự hiểu lầm: Magis is about “more effectiveness.” In business and a popular culture, the more effective, the better. Better production, better results. However good effectiveness may be in our society, when applied to the spiritual life, it often clouds our judgment. For example, a European priest with me in the Philippines complained when he sees how inefficient the Filipino work force is: like in Việt-Nam, there are so many employees at the cashier counters, sweeping the streets, often talking and seemingly doing nothing. Using his European mindset, the priest criticized how inefficient Filipinos worked. In Europe and America, where everything is automated, time is less wasted and things are more efficient, like Fast-Track lanes, like blowers sweeping the streets faster. However, the priest slowly realized that in the Filipino context, the inefficient system is more humane, because more people have meaningful work which gave them greater dignity.
Another example that’s closer to home. Seeing how Caritas retreats have helped young adults, many people advised me to “go big” with Caritas. Formularize Caritas, form teams, write thorough manuals. There is nothing bad about improving and expanding Caritas. But is this necessary giving God the Greater Glory? I think so, but have I really asked God? And truly listen?
We tend to run ahead of grace. Because we want something, we assume that God must want it, and in the same way we think best. This tendency often leads us into programmatic mode, to replicate something good that we've doing, for example, a kind of retreat or way of praying. Naturally, we would think that if we can mass produce this method or way, everyone would benefit. So we go into high gear strategizing and planning how we can go about reproducing this good thing. But we may have missed the basic point in the spiritual life: God leads, we follow. Just because we think it is good, it may not be God's way, or God's timing. Have we assumed what we intend will give greater glory to God before really asking God? And truly listening? Without knowing it, our desire to take ownership of this good thing may seduce us into thinking that own it. We may forget that it is God’s gift, that we are stewards, we are workers, not master architects not owners. We may forget that the initiative belongs to God, we respond ... out of love and gratitude. When we say “my family, my ministry” or “our family, our ministry,” let us be aware of where our focus lies, on God and not on us.
So the magis is not necessary what is more effective or even what is more generous. For our generosity may be misguided. It is God who invites; it is God who calls; it is God who sends. The initiative does not come from us, not from our human perspective. Thus, magis is about a response to God's grace. God leads, we follow.
So if the magis is less about “doing more” or being “more effective,” than what is is? In a nutshell, the magis is about a deeper response to God … in gratitude, in love, in service, in surrender because we realize much much more how Christ loves, forgives, and saves us. We are moved by God's grace to respond more fully.
I have talked about what magis is; let me talk about how to live the magis spirit. I will turn to the Spiritual Exercises as well as my own experience this past year to highlight three dimensions of living the magis / ba chiều kích sống tinh thần magis.
First dimension: listening deeper. Lắng nghe sâu xa hơn. One of the most difficult yet blessed experiences of my life was living among poor families in the inner city. This is a picture of five families with whom I lived for one month, in Navotas, a very depressed area of Manila.
Most families in Navotas live on top of a landfill, piled from trash …
In my second family, I lived with 28 people living in a space that is half of my parents’ 2,400 square feet home in San Diego … here are some people …
... The mother is twice a widow, a seamstress, like my mother. One third of the house was blown away by the recent typhoons. Now blue tarps and tin sheets cover the holes. Plastic cans are hung on the ceiling to catch water leaks. There are three cats to catch the rats running around. I slept next to 8 other people, in a space as big as a small bedroom. They gave me the only mattress and a mosquito net. The other net is for a baby. There is no running water in the house. Whenever I needed fresh water, a boy would buy a bucket and bring it so I can wash my face, brush my teeth, or take a quick bath. I did not take pictures because this would be disrespectful. They are very poor, but gave me their best, like God!
At first, I had a very hard time here. I could do little for my host family. Instead, I was told to receive their kindness. This is not my first time living among God’s poor. Yet, I felt so helpless. I could not help very much, given my poor Filipino. Were I to speak fluent Tagalog, I would not be able to do much more. The socio-economic situation was beyond me. All 8 of my brother Jesuit Tertain companions felt the same powerlessness. Men with advanced degrees, much training, many connections. Yet, we could do little, except celebrated Mass, watched TV, played with kids. Slowly, I learned to listen. Just listen, be present, sit through the boredom, ordinary, difficult moments and listen. Gradually, I experienced God present with the people in a much deeper way. But it’s hard for me to describe it. It’s like having a powerful yet gentle guest coming to stay with you, just be present with you, and somehow you have enough food to eat and strength to get through hardships. Listening deeper uncovers Christ’s presence in the midst of suffering – a God who is willing to enter our pain and darkness, to share our misery, and bring meaning and purpose out of suffering. Listening attentively deepened trust in God. Whatever little I did, I was more present, and I learned to trust more.
It was difficult, but I was happy there, because I felt God very near and close. A God in poverty. A God who is in love with us, embracing our limitations and helplessness. A God who’s first love is the poor!
I don’t mean to romanticize the poor. Poverty in itself has no value. But it can be a very helpful pathway to God. In the beginning of the Exercises, Saint Ignatius, in the “Principle and Foundation,” calls us to imagine God's love revealing through all things such that they become gift – means of drawing us closer to God. Because God has first loved us, we strive to respond in generosity. We desire and choose that which leads us “more” to the end for which we are created (SpEx #23). The more we learn to listen, the deeper we can see God, and the greater our response may be. I am living in East LA, in the “hood” as some would say, because I long to deepen the grace of the past year. To experience more deeply God’s first love. In a not so self-less way, I desire to become more like Jesus, poor and humble – God’s Beloved.
Second dimension: discern what spirit is moving us. When we listen, we allow greater space in our mind, heart, and soul. We allow God room to work in us and through us, even though we may not know how, as I shared in my story.
To paraphrase St Ignatius, “life-giving and meaningful things happen if we allow or create the space for them to happen.” Deeper things do not happen if we don’t create space for the Holy Spirit to work. Space to differentiate (phân biệt) the inner forces that drives us, to understand better why we do what we do, and what makes us stuck and not growing.
We in CLC throw the term “discernment” or “discerning” around a lot. Yet, not many of us are really attentive to the various spirits that influence our deeper motivations, which is key.
I use myself as an example. I am a perfectionist. I am one of those overachievers who strive for the best, if not the perfect in all that I do. But often the best is what I envision it to be. And so I misunderstand the magis as the “more effective” or “the more perfect,” so I often run ahead of grace, as I mentioned earlier: I launch into a plan or activity before asking God and discerning my motivations. In my mind, I think I have asked God, but I don’t make space to test the spirits, for God to challenge my assumptions, biases, mental blocks, negative group-think. I forget that the perfect is often the enemy of the good. That God often calls me to the better, not the best. The more, not the most. Because I may pursue the best – best in my eyes – but in doing so, I have not grown in God, towards God, or in loving acceptance of others.
In the middle of the Exercises, the Meditation on the Two Standards grounds discernment. Despite our best intentions, we may be duped by the evil spirit (the enemy of our human nature) and find ourselves being seduced by riches, leading to honor, then to pride. St Ignatius cautions us to test the spirit that motivates our deeds for God.
I am approaching the magis when I am willing to ask with honesty and openness the kind these kinds of questions: “Is what I am intending to do for God really guided by the Spirit of God, or by some other spirit(s) – such as my perfectionism or selfishness? When I serve or plan, am I acting out of a deeper place of love? of gratitude? Am I responding from a deeper place or am I reacting as in a knee-jerk reaction? We in CLC are generous and have good intentions, but our generosity and intention can be misguided, especially when our pride is wounded (chạm tự ái) due to conflict and misunderstandings.
The key question to ask is: “When I serve or lead, am I drawing attention to myself (or my project) more or God (helping others grow towards God)? Expanding to community: “When we lead or serve, are we drawing more attention to ourselves (or our projects) or to God (helping others grow towards God)?”
Another way of discerning is to regular examen ourselves: Am I, are we, moving towards an attitude of open hands ready to receive or tending toward clenched fists, closed, defending, thu? I am learning that when my mind or heart is hard (gồng), clinging (nắm giữ), or impatient (hấp tấp), chances are I am moving towards the posture of clenched fists. Then I know it's time to be real and honest with myself and God. And say I'm sorry, it did it again. I need help. I need your love and your grace.
The Jesuit motto: A.M.D.G. – Ad Majorem Dei Gloriam – is about “the Greater Glory of God” (Để Tôn Vinh Thiên Chúa Hơn). It is not about advancing our plans or what we think best – but creating space for God’s glory to glow, which paradoxically shine brightest through our human limitations and powerlessness.
When I ask honest questions, able to laugh at myself, still work hard yet let go of results, and am willing to be lead by God, I am closer to the magis. I or we may do less, but we become more whole, more integrated, more healthy, more trusting, more free within.
Saint Ignatius teaches us that greater interior freedom (or detachment – bình tâm) helps us to discern better. He encourages us to be “poised like a scale at equilibrium,” balanced to consider all strategic possibilities. Two similar images appear. First, the image a swimmer poised at the starting line, muscles flexed, ready to plunge at the signal of the whistle. Second, the picture a runner body coiled like a spring, ready to vault into action at the sound of the gun. Likewise, when we are free within, we still have plans and preferences; yet we are available to respond, however and whenever God’s Spirit leads.
Third dimension: self-sacrifice out of love. A genuine self-sacrifice involves a willingness to give in surrender and forgive in letting go. Sẵn sàng hy sinh vì thương yêu: quên mình khi phó thác và bỏ đi vết thương khi tha thứ.
At the end of the Exercises, the Contemplation to Attain Love places us in deeper awareness of God’s personal and boundless love. We are invited to experience how God labors to love us and longs to give us God’s very Self in all things the world and in our collective and personal histories. This deep, heart-felt knowing moves us to pray the Suscipé. We become more willing to surrender ourselves in love and gratitude. We are moved to offer our will, memory, freedom, understanding, gifts, talents, and efforts to God. This surrender creates space in us and in our lives, making us willing to be lead wherever or whatever God chooses to work through us.
Thus less can mean more - a greater surrender to God's love and will. It is rare that we can genuinely pray, give me your love and your grace, that is enough for me. Yet, when we allow God’s love to take a hold us at a greater depth, we can truly say more whole-heartedly say: "Take Lord…” What we do, more or little, is secondary to the surrender of ourselves to grace, the action of God in our lives.
Experiencing in a deeper way God’s acceptance of my pride, perfectionism, and fears through my 30-day retreat last October has allowed me to let go more fully my mistakes. It also enables me to forgive others and embrace their fragilities more gently and patiently. Realizing how Christ continually calls me out on my unfaithfulness yet still calls me friend, beloved, and disciple humbles me profoundly. And inspires me to seek and love him people around me, especially my difficult Jesuit brothers.
I understand a bit of what St Ignatius means when he writes: “Few persons understand what God would accomplish in them if they were to abandon themselves unreservedly to God and if they were to allow God’s grace to mold them accordingly.”
The magis is a deeper response to God, in gratitude, in service, in love (biết đáp trả sâu sắc từ tấm lòng yêu thương, phục vụ và tri ân). We grow in living out the magis by learning to listen, to discern, and to self-sacrifice in order to be more united with God and magnify God’s glory. Sống tinh thần magis là học lắng nghe, nhận định, hy sinh để kết hợp với Chúa hơn và làm vinh danh Chúa hơn.
To echo Rita Dowd, the magis is about embracing our weaknesses, yet trusting in God as we take our gifts and talents to serve the world, doing what we do well, and noticing the places where we are invited to do better, to make greater space for God.
We in CLC are truly graced. Let us be rooted and grounded in grace. And respond in grace.
Questions for Reflection:
1. What does magis mean to me? Tôi hiểu magis như thế nào?
2. Do I relate to God, myself, and others more out of honest love? Or out of other motivations? If so, what might they be? Động lực nào ảnh hưởng cách tôi liên hệ với Thiên Chúa, người khác, và chính mình? Tình thương trung thực hay động lực nào khác?
3. How might I be concretely invited to live out the magis this weekend? Thiên Chúa mời tôi sống tinh thần magis cụ thể như thế nào trong cuối tuần này?
* * *
Some additional questions for self-reflection:
- Am I helping others who serve with me listening to where the Lord is inviting us, to a deeper trust?
- Am I taking a healthy distance in what I do?
- When I find myself in conflict with others while I work and serve, do I find myself reacting with us-vs-them mindset or more with a willingness to sacrifice and listen to what the Lord might be leading me, especially through difficult or tense situations?
Người Công Giáo VN
Một chi tiết rất nhỏ, chỉ 1 câu thôi, nhưng nói lên rất nhiều về người Công Giáo VN:
http://www.siena.org/September-2010/seattle-becoming-catholic-en-masse-not-so-fast.html
http://www.siena.org/September-2010/seattle-becoming-catholic-en-masse-not-so-fast.html
Tuesday, September 21, 2010
Thánh Lễ Tạ Ơn
Thứ hai 20-09-2010. Trong ánh nắng mai của buổi sáng đầu tuần, tôi đưa cha Hùng- vị Tuyên Úy hiện thời của Đồng hành, vừa chấm dứt một tuần lễ linh thao cho một số anh chị em - hòa nhập với dòng người ở Montreal tiến về nhà thờ Vincent Ferrier. Các cha dòng Tên đã chọn ngôi nhà thờ đồ sộ này, cách nhà Dòng chỉ một đoạn đường và không xa giáo xứ St. Roch bao nhiêu, để có thể đáp ứng được số lượng giáo dân tham dự đông đảo Thánh lễ tiễn đưa cha Louis Robert. Cha Hùng gọi đây là Thánh Lễ Tạ Ơn. Chúng ta họp nhau lại để cùng tạ ơn Chúa đã cho chúng ta món qùa qúy giá là Cha Robert và đời sống tốt lành thánh thiện của Ngài.
Linh cửu Cha Robert được chuyển về đây từ 9g sáng. Trong suốt hai giờ đồng hồ trước Thánh lễ, luôn luôn là một hàng dài giáo dân đến viếng Cha. Một số người được nhìn ngắm Cha lần đầu, còn đa số đồng hành với Cha cả một tuần nay, từ khi nghe tin Cha bị ngã. Bốn sắc dân nói tiếng Pháp, Anh, Tây Ban Nha và Việt ngồi san sát nhau, thay phiên nhau đọc kinh và những vành khăn tang trắng của cộng đoàn Việt Nam thì vẫn nổi bật.
Lễ bắt đầu lúc 11g, với hai hàng linh mục chậm rãi trang nghiêm tiến lên cung thánh. Hai hàng linh mục, hơn 30 vị, trong đó có 12 linh mục Việt Nam. Phần còn lại là các cha Dòng Tên, Đức cha Blanchard lo về các sắc tộc, chủ tế, và Giám mục phụ tá giáo phận Montreal Judes St. Antoine, đại diện Đức Hồng Y Turcotte. Ngoài ra còn có sự hiện diện của các thầy, các sơ trong hàng ghế giáo dân.
Cha Blanchard đã khai mạc với lời đón chào những gia đình khác nhau của cha Robert : gia đình máu mủ là anh ruột Pierre và hai con gái của ông đến từ Mễ tây Cơ, các gia đình tôn giáo : với các cha cùng Dòng Tên, với các linh mục tu sĩ khác, với họ đạo St. Roch và với cộng đoàn Việt Nam.
Qua lời chia sẻ của giáo dân tiếp theo đó, trong những hàng ghế đã có tiếng sụt sùi. Bà già nói tiếng Pháp cảm phục những hy sinh, khiêm nhường, sự chăn dắt và lo lắng của Cha. Cô bé Mễ chùi nước mắt kể lại tình thương Cha dành cho giới trẻ. Chị người Việt trân qúy những kỷ niệm của ca đoàn Phan-xi-cô khi tập hát trong nhà xứ, rồi sau khi nhà xứ bị cháy, thì ở tại văn phòng bé xíu của Cha… Người kể lại hay người lắng nghe, ai cũng cảm nhận được nơi Cha những món qùa qúy giá cho riêng mình.
Linh cửu Cha Robert được chuyển về đây từ 9g sáng. Trong suốt hai giờ đồng hồ trước Thánh lễ, luôn luôn là một hàng dài giáo dân đến viếng Cha. Một số người được nhìn ngắm Cha lần đầu, còn đa số đồng hành với Cha cả một tuần nay, từ khi nghe tin Cha bị ngã. Bốn sắc dân nói tiếng Pháp, Anh, Tây Ban Nha và Việt ngồi san sát nhau, thay phiên nhau đọc kinh và những vành khăn tang trắng của cộng đoàn Việt Nam thì vẫn nổi bật.
Lễ bắt đầu lúc 11g, với hai hàng linh mục chậm rãi trang nghiêm tiến lên cung thánh. Hai hàng linh mục, hơn 30 vị, trong đó có 12 linh mục Việt Nam. Phần còn lại là các cha Dòng Tên, Đức cha Blanchard lo về các sắc tộc, chủ tế, và Giám mục phụ tá giáo phận Montreal Judes St. Antoine, đại diện Đức Hồng Y Turcotte. Ngoài ra còn có sự hiện diện của các thầy, các sơ trong hàng ghế giáo dân.
Cha Blanchard đã khai mạc với lời đón chào những gia đình khác nhau của cha Robert : gia đình máu mủ là anh ruột Pierre và hai con gái của ông đến từ Mễ tây Cơ, các gia đình tôn giáo : với các cha cùng Dòng Tên, với các linh mục tu sĩ khác, với họ đạo St. Roch và với cộng đoàn Việt Nam.
Qua lời chia sẻ của giáo dân tiếp theo đó, trong những hàng ghế đã có tiếng sụt sùi. Bà già nói tiếng Pháp cảm phục những hy sinh, khiêm nhường, sự chăn dắt và lo lắng của Cha. Cô bé Mễ chùi nước mắt kể lại tình thương Cha dành cho giới trẻ. Chị người Việt trân qúy những kỷ niệm của ca đoàn Phan-xi-cô khi tập hát trong nhà xứ, rồi sau khi nhà xứ bị cháy, thì ở tại văn phòng bé xíu của Cha… Người kể lại hay người lắng nghe, ai cũng cảm nhận được nơi Cha những món qùa qúy giá cho riêng mình.
Lên trời mừng lễ vàng - Cách đây 50 năm đến Việt Nam
Cha Louis Robert, tên Việt Nam là cha Ba, sinh ra tại Mễ tây cơ ngày 28.4.1932. Bố mẹ là người Pháp, ngoài quốc tịch Mễ, Louis và người anh của cha dĩ nhiên có quốc tịch Pháp nữa. Khi lớn lên, bố mẹ muốn cả hai anh em được giáo dục trong văn hóa Pháp. Như vậy, vào tháng 9 mỗi năm, hai anh em lên đường sang Montreal, và ở nội trú trong trường Jean-de-Brébeuf của Dòng Tên. Sau một thời gian Louis lại thêm quốc tịch Canada nữa. Trong cả ba quốc tịch, ảnh hưởng Canada xem ra là chính, dù tính tình cha Ba có nhiều nét đơn sơ, nhạy cảm, vui vẻ của người Mỹ-la-tinh.
Ngày 7.9.1953 Louis vào nhà tập Dòng Tên Canada, và năm 1960, cách đây 50 năm, cùng một lúc Louis với cha Gomez, sang Việt Nam học tiếng Việt. Tôi đến Sài-gòn một năm sau, và ở tại trung tâm Đắc Lộ. Lúc đó tại trung tâm có gần mười thầy và cha trẻ Dòng Tên từ Canada, Pháp, Ý, Tây Ban Nha, đến để học tiếng Việt. Tính tình của Louis ngay lúc đó rất dễ mến, cởi mở, vui vẻ, luôn luôn sẵn sàng tận tình giúp đỡ.
Năm 1963, Louis, cha Gomez và tôi cùng nhau sang Baguio (Phi luật tân) học Thần Học. Tôi rất phục Louis vì ngoài tiếng Pháp, Tây Ban Nha và tiếng Việt Louis lại rành tiếng Anh nữa mà hồi đó tôi hoàn toàn không biết.
Bốn năm Thần học (1963-1967) cũng là thời kỳ của Công Đồng Vatican II. Công đồng đã mang những biến đổi lớn lao trong Giáo Hội, trong đời sống linh mục, trong lối cử hành Thánh Lễ và làm việc tông đồ. Tôi hay chia sẻ với Louis những niềm vui và ước ao Vatican II mang đến cho chúng ta.
Ngày 27.4.1966 Louis chịu chức Linh Mục tại Mễ-tay-cơ, rồi trở về Baguio học năm thứ tư Thần học. Hè 1967 cha Ba trở về trung tâm Đắc Lộ và bắt đầu làm việc trong chương trình Truyền Hình Đắc lộ. Cha phụ trách phổ biến các chương trinh giào dục nhằm mục đích thăng tiến đời sống của dân chúng: bảo vệ sức khỏe, xây dựng cộng đoàn, giáo dục con cái. Cha Ba và ông Văn lái xe Ladalat đi khắp nơi, tổ chức các buổi coi truyền hình, trao đổi và mang nội dung của chương trình ra áp dụng vào đời.
Cuối năm 1970 tôi đến Đắc Lộ cha Ba làm quản lý nhà, coi sóc mọi người một cách hết sức tế nhị và đầy đủ. Đặc tính của cha Ba là thương mến mọi người, nhất là người nghèo, và sống đơn sơ, vui vẻ và khiêm nhường. Cha sống rất nghèo và khắt khe với chính mình, nhưng lại rất rộng rãi với người khác. Cha thường mặc những gì các cha khác bỏ, không dùng nữa. Anh chị nào biết ngài thời đó chắc còn nhớ ngày cha Ba lên bàn thờ làm Lễ, chân mặt đi dép màu đỏ, chân trái đi dép màu xanh.
Năm 1975 Bắc Nam thống nhất, chiến tranh chấm dứt, nhưng rất nhiều người thiếu thốn. Quản lý phải nuôi hơn mười người ở nhà. Ngoài ra, nhiều người nghèo gõ cửa trung tâm, gặp cha ngoại quốc, dáng vóc vạm vỡ, đón tiếp với một nụ cười và luôn luôn rộng rãi, thì số người ăn xin tăng lên từng ngày, kéo dài bên lề đường Yên Đổ. Khi nhà nước tung ra kế hoạch ‘Vùng kinh tế mới’ mọi người nghèo trong thành phố phải về quê phá rừng, làm ruộng. Ai nuôi họ trong thành phố là ‘phản động’. Bề trên bắt buộc nói với cha Ba “đừng giúp người nghèo nữa”. Ngài vâng lời nhưng cảm thấy đau lòng vô cùng. Cha nói nói với tôi: “mỗi lần từ chối không giúp một người tôi có cảm tưởng đang đuổi về chính Đức Giê-su”, và mắt cha rơi lệ.
Ngày 9.7.1976 các cha Ba, cha Lục (Quercetti), cha Gelinas và tôi, bị trục xuất. Bốn cha chia tay tại Bangkok. Kể từ ngày đó trở đi tôi và cha Ba không còn làm việc với nhau nữa, những vẫn theo dỏi và liên lạc với nhau thường xuyên. Ngài là người anh và là bạn chí thân của tôi. Trong 35 năm nay cha Ba làm việc với người tỵ nạn ở Hồng Kông và làm cha sở ở Montreal, luôn luôn tìm giờ làm linh hướng cho rất nhiều người và hướng dẫn Linh Thao. Cách đây hai năm tôi gặp lại cha Ba ở Montreal. Thấy ngài khỏe, vui tính. Đến Saint Jerome thăm cha Gelinas, cha Ba và tôi có dịp nói chuyện với nhau lâu hơn. Ngài đang được Chúa đánh động bởi mầu nhiệm nhập thể. Thiên Chúa trở thành một em bé. Mầu nhiệm lớn lao. Cha Ba kể cho tôi nghe rằng ngài viết email tâm sự với cha Gelinas: “Làm sao Thiên Chúa có thể nhập thể, và bé Giê-su là Thiên Chúa!” Cha Gelinas hồi âm: “C’est un mystère”. Khi ngài kể lại cho tôi nghe, đôi mắt cha phấn khỏi, vui vẻ. Bây giờ cha Ba đang chiêm ngắm Chúa Cha, và Đức Giê-su, chia sẻ tình yêu và sức sống của Thần Khí. Xin cha cầu nguyện cho chúng con.
Eli Thành sj
Ngày 7.9.1953 Louis vào nhà tập Dòng Tên Canada, và năm 1960, cách đây 50 năm, cùng một lúc Louis với cha Gomez, sang Việt Nam học tiếng Việt. Tôi đến Sài-gòn một năm sau, và ở tại trung tâm Đắc Lộ. Lúc đó tại trung tâm có gần mười thầy và cha trẻ Dòng Tên từ Canada, Pháp, Ý, Tây Ban Nha, đến để học tiếng Việt. Tính tình của Louis ngay lúc đó rất dễ mến, cởi mở, vui vẻ, luôn luôn sẵn sàng tận tình giúp đỡ.
Năm 1963, Louis, cha Gomez và tôi cùng nhau sang Baguio (Phi luật tân) học Thần Học. Tôi rất phục Louis vì ngoài tiếng Pháp, Tây Ban Nha và tiếng Việt Louis lại rành tiếng Anh nữa mà hồi đó tôi hoàn toàn không biết.
Bốn năm Thần học (1963-1967) cũng là thời kỳ của Công Đồng Vatican II. Công đồng đã mang những biến đổi lớn lao trong Giáo Hội, trong đời sống linh mục, trong lối cử hành Thánh Lễ và làm việc tông đồ. Tôi hay chia sẻ với Louis những niềm vui và ước ao Vatican II mang đến cho chúng ta.
Ngày 27.4.1966 Louis chịu chức Linh Mục tại Mễ-tay-cơ, rồi trở về Baguio học năm thứ tư Thần học. Hè 1967 cha Ba trở về trung tâm Đắc Lộ và bắt đầu làm việc trong chương trình Truyền Hình Đắc lộ. Cha phụ trách phổ biến các chương trinh giào dục nhằm mục đích thăng tiến đời sống của dân chúng: bảo vệ sức khỏe, xây dựng cộng đoàn, giáo dục con cái. Cha Ba và ông Văn lái xe Ladalat đi khắp nơi, tổ chức các buổi coi truyền hình, trao đổi và mang nội dung của chương trình ra áp dụng vào đời.
Cuối năm 1970 tôi đến Đắc Lộ cha Ba làm quản lý nhà, coi sóc mọi người một cách hết sức tế nhị và đầy đủ. Đặc tính của cha Ba là thương mến mọi người, nhất là người nghèo, và sống đơn sơ, vui vẻ và khiêm nhường. Cha sống rất nghèo và khắt khe với chính mình, nhưng lại rất rộng rãi với người khác. Cha thường mặc những gì các cha khác bỏ, không dùng nữa. Anh chị nào biết ngài thời đó chắc còn nhớ ngày cha Ba lên bàn thờ làm Lễ, chân mặt đi dép màu đỏ, chân trái đi dép màu xanh.
Năm 1975 Bắc Nam thống nhất, chiến tranh chấm dứt, nhưng rất nhiều người thiếu thốn. Quản lý phải nuôi hơn mười người ở nhà. Ngoài ra, nhiều người nghèo gõ cửa trung tâm, gặp cha ngoại quốc, dáng vóc vạm vỡ, đón tiếp với một nụ cười và luôn luôn rộng rãi, thì số người ăn xin tăng lên từng ngày, kéo dài bên lề đường Yên Đổ. Khi nhà nước tung ra kế hoạch ‘Vùng kinh tế mới’ mọi người nghèo trong thành phố phải về quê phá rừng, làm ruộng. Ai nuôi họ trong thành phố là ‘phản động’. Bề trên bắt buộc nói với cha Ba “đừng giúp người nghèo nữa”. Ngài vâng lời nhưng cảm thấy đau lòng vô cùng. Cha nói nói với tôi: “mỗi lần từ chối không giúp một người tôi có cảm tưởng đang đuổi về chính Đức Giê-su”, và mắt cha rơi lệ.
Ngày 9.7.1976 các cha Ba, cha Lục (Quercetti), cha Gelinas và tôi, bị trục xuất. Bốn cha chia tay tại Bangkok. Kể từ ngày đó trở đi tôi và cha Ba không còn làm việc với nhau nữa, những vẫn theo dỏi và liên lạc với nhau thường xuyên. Ngài là người anh và là bạn chí thân của tôi. Trong 35 năm nay cha Ba làm việc với người tỵ nạn ở Hồng Kông và làm cha sở ở Montreal, luôn luôn tìm giờ làm linh hướng cho rất nhiều người và hướng dẫn Linh Thao. Cách đây hai năm tôi gặp lại cha Ba ở Montreal. Thấy ngài khỏe, vui tính. Đến Saint Jerome thăm cha Gelinas, cha Ba và tôi có dịp nói chuyện với nhau lâu hơn. Ngài đang được Chúa đánh động bởi mầu nhiệm nhập thể. Thiên Chúa trở thành một em bé. Mầu nhiệm lớn lao. Cha Ba kể cho tôi nghe rằng ngài viết email tâm sự với cha Gelinas: “Làm sao Thiên Chúa có thể nhập thể, và bé Giê-su là Thiên Chúa!” Cha Gelinas hồi âm: “C’est un mystère”. Khi ngài kể lại cho tôi nghe, đôi mắt cha phấn khỏi, vui vẻ. Bây giờ cha Ba đang chiêm ngắm Chúa Cha, và Đức Giê-su, chia sẻ tình yêu và sức sống của Thần Khí. Xin cha cầu nguyện cho chúng con.
Eli Thành sj
God's breath
There is probably no image that expresses so well the intimacy with God in prayer as the image of God's breath.
We are like asthmatic people who are cured of their anxiety. The Spirit has taken away our narrowness (the Latin word for anxiety is angustia/narrowness) and made everything new for us. We receive a new breath, a new freedom, a new life. This new life is the divine life of God.
Prayer, therefore, is God's breathing in us, by which we become part of the intimacy of God's inner life, and by which we are born anew.
So, the paradox of prayer is that it asks for a serious effort while it can only be received as a gift. We cannot plan, organize or manipulate God; but without a careful discipline, we cannot receive God either.
Henri J. M. Nouwen
We are like asthmatic people who are cured of their anxiety. The Spirit has taken away our narrowness (the Latin word for anxiety is angustia/narrowness) and made everything new for us. We receive a new breath, a new freedom, a new life. This new life is the divine life of God.
Prayer, therefore, is God's breathing in us, by which we become part of the intimacy of God's inner life, and by which we are born anew.
So, the paradox of prayer is that it asks for a serious effort while it can only be received as a gift. We cannot plan, organize or manipulate God; but without a careful discipline, we cannot receive God either.
Henri J. M. Nouwen
Monday, September 20, 2010
Sự Thinh Lặng Vĩnh Cửu
Đêm nay tôi nhận được e-mail của một người bạn, kể lại kỷ niệm với cha Louis Robert và sự thinh lặng của Cha khi hướng dẫn chị làm linh thao dài hạn.
Tôi nhớ lại những hình ảnh đã chứng kiến trong chiều tối nay. Cha vẫn nằm bất động, như lần cuối tôi nhìn thấy Cha trong bệnh viện, cách đây mấy ngày. Có điều tối nay Cha mặc trang phục chỉnh tề và khuôn mặt Cha được đánh một lớp kem trắng hồng. Có tiếng thì thầm : Trông Cha lạ qúa! … Thì Cha có bao giờ trang điểm đâu mà chẳng lạ!!! ….Có lẽ phải nói thêm rằng : Cha cũng có khi nào đóng veste, mặc trong áo lễ như thế đâu mà chẳng lạ!!! ….Ai quen thuộc với Cha đều biết Cha ăn mặc rất đơn giản, đôi khi còn luộm thuộm. Quần áo của Cha có lẽ được nhặt nhạnh trong đống quần áo cũ người ta thải đi. Những món qùa hay vật dụng mới, mua tặng Cha, thì được gửi đến một người nào đó vì chẳng bao giờ thấy Cha xử dụng.
Cha vẫn nằm im đó, nghe chúng tôi thì thào, đôi khi cầu nguyện hay hát Thánh ca, như cách đây mấy ngày. Có điều, những đứa con yếu đuối tội lỗi của Cha, lần tụ họp này lại được rảy nước Thánh cho Cha…
Tối nay, tại nhà quàn Urgel Bourgie, đàn chiên lại xếp hàng từng đoàn từng đoàn, lại kiên nhẫn đợi đến lượt, để viếng linh cửu của Cha.
Chiếc quan tài mầu gỗ nhạt được đặt dưới ảnh Chúa Jesus. Bên trái, phía đầu quan tài là ngọn nến cháy lunh linh. Bên phải là tấm hình Đức Mẹ Guadalupe mà Cha hằng qúy mến. Một vòng hoa của các Cha dòng Tên trên nắp quan tài. Những vòng hoa chung quanh đó thì đếm được trên hai bàn tay, đa số là của các giáo xứ, các nhóm, hoặc là của gia đình ở xa. Một số lượng hoa tươi quá ít so với sự ra đi của người dân bình thường. Có hề gì. Con cái Cha ai chẳng biết, Cha không thích mình là nguyên nhân hao tốn tiền bạc. Ngày Cha mổ ruột ở bệnh viện trở về, tôi đến thăm mang theo có mỗi chục cam tươi mà cũng bị Cha trách, đánh lên đầu cái bốp. Bởi thế, con chiên của Cha chỉ mang đến những vòng hoa cần có, còn thì chúng con xa gần, tất cả đều dành cho Cha những vòng hoa qúy giá nhất và đặc biệt nhất, là những tràng Mân Côi. Cha yêu Đức Mẹ lắm, phải không Cha?
Ngay cạnh đầu Cha phía bên trái, nơi đã được bệnh viện cạo sạch tóc để mổ, cũng là nơi máu không thoát ra được, làm khuôn mặt Cha xưng to trong những giờ phút cuối cùng, thì để Thánh giá Chúa Jesus Chuộc Tội. Cha vẫn hay dùng hình ảnh của Chúa Jesus Chuộc Tội mà khuyên nhủ đám chiên vẫn nặng những sân si đam mê của đời này. Còn đôi tay Cha thì khoanh trước bụng, nắm sâu chuỗi, có đóa hồng tươi bên cạnh… Ừ, con ạ, Cha yêu Đức Mẹ vô cùng…Tôi vuốt ve bàn tay quen thuộc của Cha, để chỉ nhận được hơi lạnh toát ra từ một làn da dầy cộm và cứng nhắc.
Cha đã ngủ thật rồi. Cơn hôn mê đã qua và Cha đi vào miền hoan lạc của Tình Yêu Đời Đời. Chúa đã cho chúng con một viên ngọc qúy và bây giờ Người đã lấy về. Chúng con tạ ơn Chúa, chúng con tạ ơn Cha, trong nỗi mất mát sâu xa cảm nhận được từ một sự lặng thinh vĩnh cửu.
Như Liên
Tôi nhớ lại những hình ảnh đã chứng kiến trong chiều tối nay. Cha vẫn nằm bất động, như lần cuối tôi nhìn thấy Cha trong bệnh viện, cách đây mấy ngày. Có điều tối nay Cha mặc trang phục chỉnh tề và khuôn mặt Cha được đánh một lớp kem trắng hồng. Có tiếng thì thầm : Trông Cha lạ qúa! … Thì Cha có bao giờ trang điểm đâu mà chẳng lạ!!! ….Có lẽ phải nói thêm rằng : Cha cũng có khi nào đóng veste, mặc trong áo lễ như thế đâu mà chẳng lạ!!! ….Ai quen thuộc với Cha đều biết Cha ăn mặc rất đơn giản, đôi khi còn luộm thuộm. Quần áo của Cha có lẽ được nhặt nhạnh trong đống quần áo cũ người ta thải đi. Những món qùa hay vật dụng mới, mua tặng Cha, thì được gửi đến một người nào đó vì chẳng bao giờ thấy Cha xử dụng.
Cha vẫn nằm im đó, nghe chúng tôi thì thào, đôi khi cầu nguyện hay hát Thánh ca, như cách đây mấy ngày. Có điều, những đứa con yếu đuối tội lỗi của Cha, lần tụ họp này lại được rảy nước Thánh cho Cha…
Tối nay, tại nhà quàn Urgel Bourgie, đàn chiên lại xếp hàng từng đoàn từng đoàn, lại kiên nhẫn đợi đến lượt, để viếng linh cửu của Cha.
Chiếc quan tài mầu gỗ nhạt được đặt dưới ảnh Chúa Jesus. Bên trái, phía đầu quan tài là ngọn nến cháy lunh linh. Bên phải là tấm hình Đức Mẹ Guadalupe mà Cha hằng qúy mến. Một vòng hoa của các Cha dòng Tên trên nắp quan tài. Những vòng hoa chung quanh đó thì đếm được trên hai bàn tay, đa số là của các giáo xứ, các nhóm, hoặc là của gia đình ở xa. Một số lượng hoa tươi quá ít so với sự ra đi của người dân bình thường. Có hề gì. Con cái Cha ai chẳng biết, Cha không thích mình là nguyên nhân hao tốn tiền bạc. Ngày Cha mổ ruột ở bệnh viện trở về, tôi đến thăm mang theo có mỗi chục cam tươi mà cũng bị Cha trách, đánh lên đầu cái bốp. Bởi thế, con chiên của Cha chỉ mang đến những vòng hoa cần có, còn thì chúng con xa gần, tất cả đều dành cho Cha những vòng hoa qúy giá nhất và đặc biệt nhất, là những tràng Mân Côi. Cha yêu Đức Mẹ lắm, phải không Cha?
Ngay cạnh đầu Cha phía bên trái, nơi đã được bệnh viện cạo sạch tóc để mổ, cũng là nơi máu không thoát ra được, làm khuôn mặt Cha xưng to trong những giờ phút cuối cùng, thì để Thánh giá Chúa Jesus Chuộc Tội. Cha vẫn hay dùng hình ảnh của Chúa Jesus Chuộc Tội mà khuyên nhủ đám chiên vẫn nặng những sân si đam mê của đời này. Còn đôi tay Cha thì khoanh trước bụng, nắm sâu chuỗi, có đóa hồng tươi bên cạnh… Ừ, con ạ, Cha yêu Đức Mẹ vô cùng…Tôi vuốt ve bàn tay quen thuộc của Cha, để chỉ nhận được hơi lạnh toát ra từ một làn da dầy cộm và cứng nhắc.
Cha đã ngủ thật rồi. Cơn hôn mê đã qua và Cha đi vào miền hoan lạc của Tình Yêu Đời Đời. Chúa đã cho chúng con một viên ngọc qúy và bây giờ Người đã lấy về. Chúng con tạ ơn Chúa, chúng con tạ ơn Cha, trong nỗi mất mát sâu xa cảm nhận được từ một sự lặng thinh vĩnh cửu.
Như Liên
Karl Rahner - God of the living (Part 1/4)
I should like to remember my dead to You, 0 Lord, all those who once belonged to me and have now left me. There are many of them, far too many to be taken in with one glance. If I am to pay my sad greeting to them all, I must rather travel back in memory over the entire route of my life's long journey.
When I look back in this way, I see my life as a long highway filled by a column of marching men. Every moment someone breaks out of the line and goes off silently, without a word or wave of farewell, to be swiftly enwrapped in the darkness of the night stretching out on both sides of the road. The number of marchers gets steadily smaller and smaller, for the new men coming up to fill the ranks are really not marching in my column at all.
True, there are many others who travel the same road, but only a few are traveling with me. For the only ones making this pilgrimage with me are those with whom I set out together, the ones who were with me at the very start of my journey to You, my God, the dear ones who were, and still are, close to my heart.
That's why my heart is now with them, with my loved ones who have taken their leave of me. There is no substitute for them; there are no others who can fill the vacancy when one of those whom I have really loved suddenly and unexpectedly departs and is with me no more. In true love no one can replace another, for true love loves the other person in that depth where he is uniquely and irreplaceably himself. And thus, as death has trodden roughly through my fife, every one of the departed has taken a piece of my heart with him, and often enough my whole heart.
Karl Rahner, S.J.
Encounters with Silence
When I look back in this way, I see my life as a long highway filled by a column of marching men. Every moment someone breaks out of the line and goes off silently, without a word or wave of farewell, to be swiftly enwrapped in the darkness of the night stretching out on both sides of the road. The number of marchers gets steadily smaller and smaller, for the new men coming up to fill the ranks are really not marching in my column at all.
True, there are many others who travel the same road, but only a few are traveling with me. For the only ones making this pilgrimage with me are those with whom I set out together, the ones who were with me at the very start of my journey to You, my God, the dear ones who were, and still are, close to my heart.
The others are mere companions of the road, who happen to be going the same way as I. Indeed there are many of them, and we all exchange greetings and help each other along. But the true procession of my life consists only of those bound together by real love, and this column grows ever shorter and more quiet, until one day I myself will have to break off from the line of march and leave without a word or wave of farewell, never more to return.
Karl Rahner, S.J.
Encounters with Silence
Learning to be more gentle
hi all,
I was listening to EWTN earlier today and Mother Angelica was telling a story about St. Phillip Neri that I find so funny and so appropriate that I thought I shared with you.
St. Phillip in the early days was very cranky. He recognized that so he went in front of the blessed sacrament and pray so that he is more gentle. He prayed and he prayed, he asked God to help him to be more gentle. He knelt there and pray for over 3 hours. After which, he felt that he is more gentle. When he left the church, he ran into a brother that did something that he did not like, he started yelling and admonished the brother. A little while later, he ran into another brother priest and again he got upset and admonished him too. When recognized that he was no longer gentle, he went back to the sacrament and blame God. "God I asked you to be gentle and You let me loose control." God basically reply to him that "I hear your prayer that you want to be more gentle so I am giving you more opportunities to practice to be more gentle."
Lord, continue to send your grace upon me to help me recognize that each moment of my days, you are with me and you are continually re-creating me.
A.M.D.G.
Kha'nh
Những kỷ niệm với cha Louis Robert S.J. ... (updated)
Chia sẻ của Châu Hoàn (Worcester, MA)
Em cũng có vài kỷ niệm êm đềm và bình dị với cha, một kỷ niệm mà em thích nhất là vào năm 2006, cha đến nhà em ở 3 ngày trước khi vào giúp khóa 5 ngày, cha nói: "đây là những ngày tôi được vacation với Chúa, trước khi vào giúp khóa tĩnh tâm". Sáng sáng cha ngồi nhìn các con em ăn sáng, xem bố Hoàng lăng xăng làm coffee để đi làm, sau đó cha ngồi im lặng ngoài phòng khách, nhìn ra vườn thơ thẩn, rồi đọc sách, đọc kinh gì đó, rồi có lúc nằm dài lim dim nửa tỉnh nửa thức, có lúc nghe cha hát nho nhỏ, các con em giờ này đang chơi ngoài vườn, cha cứ im lặng, thanh thản như thế đến trưa thì ăn trưa, món ăn mà cha thích nhất không phải là cơm, phở, bún, cái gì cao sang cả, mà là trứng luộc ăn với sà lách, dressing và 2, 3 lát bánh mì, thế là cha no và vui vẻ lang thang, im lặng, thanh thản cho đến chiều, cũng tiếp tục bữa cơm thanh đạm đó và tỏ vẻ thích thú, vừa ăn vừa tấm tắc khen đi khen lại: "món này ngon quá, tôi thích nhất !".
Một hôm cha vẫn đang im lặng, thanh thản nhìn ra vườn xem các con của em đang chơi nước trong hồ bơi bằng hơi thì cha gọi em nói: "tôi nghĩ con nên để ít nước thôi, tôi đã làm 1 vài đám tang cho con nít chết vì chơi nước mà nước chỉ thấp bằng 1 gang tay người lớn thôi, nhưng con nít khi đã té xuống thì khó đứng lên được và tôi đã rất đau lòng khi làm những đám tang này vì không biết an ủi các bà mẹ ông bố như thế nào, nên tôi chỉ im lặng và âm thầm cầu nguyện cho họ thôi".
Dù cho cha có chìm đắm trong cái âm thầm, thanh thản, nhưng em thấy trái tim cha vẫn luôn hoạt động không ngừng để trao tình thương cho người khác. Cha quan tâm, lo lắng nhưng không làm xáo trộn, bất an, bằng một thái độ thanh thản cha đã làm cho những lời căn dặn của cha đã nhẹ nhàng đi vào tâm trí em.
Xin cha cầu bầu cho chúng con luôn được thanh thản, bình an và âm thầm như cha .
Chia sẻ from anh Hoàng (Worcester, MA)
Hy vọng đời sống của Cha Ba sẽ là đề tài tĩnh tâm suốt đời cho anh em chúng mình, nhất là những ai đã đuợc sống với ngài trong những khóa tĩnh tâm. Anh không bao giờ quên những hình ảnh về cách sống của cha trong khóa LT đầu tiên tai Mary House, Spencer.
- mỗi sáng cha đi chân không vòng sân sau để suy niệm
- khi ăn thì dùng luỡi để thanh toán sạch sẽ từng mảnh vụn trên đĩa, tô (nhất là tô bò kho)
- ăn xong truớc thì cha đứng ngay chỗ bồn rửa chén, vừa rửa chén vừa đứng yên cầu nguyện chờ nguời khác đưa chén/đĩa tới cho cha rửa tiếp...
Rồi kỳ tụi này đến thăm và trọ tại rectory của cha bên Montreal. Cha ăn hột vịt lộn và sầu riêng còn hơn nguời Việt. Lúc ra về cha ra ngoài vẫy khăn tiễn đưa và chùi nuớc mắt.
Càng suy niệm đến cha Ba thì càng ngậm ngùi.
Xin hiệp ý ta ơn Chúa đã đưa cha Ba đến thế gian này !!!
... và xin cha cầu nguyện tất cả cho chúng con. Amen.
Em cũng có vài kỷ niệm êm đềm và bình dị với cha, một kỷ niệm mà em thích nhất là vào năm 2006, cha đến nhà em ở 3 ngày trước khi vào giúp khóa 5 ngày, cha nói: "đây là những ngày tôi được vacation với Chúa, trước khi vào giúp khóa tĩnh tâm". Sáng sáng cha ngồi nhìn các con em ăn sáng, xem bố Hoàng lăng xăng làm coffee để đi làm, sau đó cha ngồi im lặng ngoài phòng khách, nhìn ra vườn thơ thẩn, rồi đọc sách, đọc kinh gì đó, rồi có lúc nằm dài lim dim nửa tỉnh nửa thức, có lúc nghe cha hát nho nhỏ, các con em giờ này đang chơi ngoài vườn, cha cứ im lặng, thanh thản như thế đến trưa thì ăn trưa, món ăn mà cha thích nhất không phải là cơm, phở, bún, cái gì cao sang cả, mà là trứng luộc ăn với sà lách, dressing và 2, 3 lát bánh mì, thế là cha no và vui vẻ lang thang, im lặng, thanh thản cho đến chiều, cũng tiếp tục bữa cơm thanh đạm đó và tỏ vẻ thích thú, vừa ăn vừa tấm tắc khen đi khen lại: "món này ngon quá, tôi thích nhất !".
Một hôm cha vẫn đang im lặng, thanh thản nhìn ra vườn xem các con của em đang chơi nước trong hồ bơi bằng hơi thì cha gọi em nói: "tôi nghĩ con nên để ít nước thôi, tôi đã làm 1 vài đám tang cho con nít chết vì chơi nước mà nước chỉ thấp bằng 1 gang tay người lớn thôi, nhưng con nít khi đã té xuống thì khó đứng lên được và tôi đã rất đau lòng khi làm những đám tang này vì không biết an ủi các bà mẹ ông bố như thế nào, nên tôi chỉ im lặng và âm thầm cầu nguyện cho họ thôi".
Dù cho cha có chìm đắm trong cái âm thầm, thanh thản, nhưng em thấy trái tim cha vẫn luôn hoạt động không ngừng để trao tình thương cho người khác. Cha quan tâm, lo lắng nhưng không làm xáo trộn, bất an, bằng một thái độ thanh thản cha đã làm cho những lời căn dặn của cha đã nhẹ nhàng đi vào tâm trí em.
Xin cha cầu bầu cho chúng con luôn được thanh thản, bình an và âm thầm như cha .
* * *
Chia sẻ from anh Hoàng (Worcester, MA)
Hy vọng đời sống của Cha Ba sẽ là đề tài tĩnh tâm suốt đời cho anh em chúng mình, nhất là những ai đã đuợc sống với ngài trong những khóa tĩnh tâm. Anh không bao giờ quên những hình ảnh về cách sống của cha trong khóa LT đầu tiên tai Mary House, Spencer.
- mỗi sáng cha đi chân không vòng sân sau để suy niệm
- khi ăn thì dùng luỡi để thanh toán sạch sẽ từng mảnh vụn trên đĩa, tô (nhất là tô bò kho)
- ăn xong truớc thì cha đứng ngay chỗ bồn rửa chén, vừa rửa chén vừa đứng yên cầu nguyện chờ nguời khác đưa chén/đĩa tới cho cha rửa tiếp...
Rồi kỳ tụi này đến thăm và trọ tại rectory của cha bên Montreal. Cha ăn hột vịt lộn và sầu riêng còn hơn nguời Việt. Lúc ra về cha ra ngoài vẫy khăn tiễn đưa và chùi nuớc mắt.
Càng suy niệm đến cha Ba thì càng ngậm ngùi.
Xin hiệp ý ta ơn Chúa đã đưa cha Ba đến thế gian này !!!
... và xin cha cầu nguyện tất cả cho chúng con. Amen.
* * *
Lập Phượng - Nhóm Hồng Ân - PA
Kính tiễn cha Louis Robert,S.J.
Nơi xa con viết tiễn Cha
Chưa lần gặp mặt đã ra đi rồi
Con ngồi tĩnh lặng đơn côi
Đọc tin chia sẻ bồi hồi xót thương
Bao năm lặng lẽ canh trường
Bàn chân Cha bước trên đường thương yêu
Bàn tay cha giúp rất nhiều
Lời Cha xoa dịu những điều khổ đau
Trái tim Cha mãi tươi màu
Mắt cha nhìn tỏ nỗi đau của người
Nụ cười điểm thắm xinh tươi
Cha đi để lại muộn người tiếc thương
Đời Cha là một tấm gương
Sáng tỏa nhân đức khiêm nhường trung kiên
Vui tươi với nụ cười hiền
Thương yêu hai chữ gắn liền đời Cha
Đời Cha là một món qùa
Tâm hồn thanh khiết nở hoa bốn mùa
Hoa đời đẹp mấy vẫn thua
Hoa tâm Cha đẹp là vua mọi loài
Tỏa hương nhân đức mãi hoài
Như trầm thơm quyện trong ngoài đời Cha
Gieo bao lời nói ngọc ngà
Thấm vào tâm cảm trong ta muôn đời
Đời Cha phục vụ muôn nơi
"Thương Yêu" hai chữ tuyệt vời! thực thi
Khổ đau nào có xá gì
Suốt đời tận tụy chỉ vì "Yêu Thương"
"Yêu Thương" rải khắp nẻo đường
Cha đi mỗi bước gieo hương vào đời
Tiến về cùng đích tuyệt vời!
Dự bàn Tiệc Thánh Chúa Trời thưởng ban
Tiễn Cha về chốn thanh nhàn
"Thương Yêu" để lại muôn vàn nhớ thương
Louis Robert vấn vương
Tên Người hai chữ "YÊU THƯƠNG" trọn đời.
Thanh Sơn
Nhóm Y-nhã Đức Quốc
19.09.2010
* * *
Gia đình Đồng Hành Montreal qúy mến,
Chúng tôi xin hiệp thông với gia đình Đồng Hành Montreal và anh chị em Đồng Hành khắp nơi, cùng Dòng Tên trong Thánh Lễ an táng cha Louis Robert lúc 11giờ ngày 20.09.2010.
Kính xin Thiên Chúa đón nhận cha vào dự bàn tiệc Thánh của Ngài.
Kính.
Gia đình Nguyễn Thanh Sơn
Germany
Chưa lần gặp mặt đã ra đi rồi
Con ngồi tĩnh lặng đơn côi
Đọc tin chia sẻ bồi hồi xót thương
Bao năm lặng lẽ canh trường
Bàn chân Cha bước trên đường thương yêu
Bàn tay cha giúp rất nhiều
Lời Cha xoa dịu những điều khổ đau
Trái tim Cha mãi tươi màu
Mắt cha nhìn tỏ nỗi đau của người
Nụ cười điểm thắm xinh tươi
Cha đi để lại muộn người tiếc thương
Đời Cha là một tấm gương
Sáng tỏa nhân đức khiêm nhường trung kiên
Vui tươi với nụ cười hiền
Thương yêu hai chữ gắn liền đời Cha
Đời Cha là một món qùa
Tâm hồn thanh khiết nở hoa bốn mùa
Hoa đời đẹp mấy vẫn thua
Hoa tâm Cha đẹp là vua mọi loài
Tỏa hương nhân đức mãi hoài
Như trầm thơm quyện trong ngoài đời Cha
Gieo bao lời nói ngọc ngà
Thấm vào tâm cảm trong ta muôn đời
Đời Cha phục vụ muôn nơi
"Thương Yêu" hai chữ tuyệt vời! thực thi
Khổ đau nào có xá gì
Suốt đời tận tụy chỉ vì "Yêu Thương"
"Yêu Thương" rải khắp nẻo đường
Cha đi mỗi bước gieo hương vào đời
Tiến về cùng đích tuyệt vời!
Dự bàn Tiệc Thánh Chúa Trời thưởng ban
Tiễn Cha về chốn thanh nhàn
"Thương Yêu" để lại muôn vàn nhớ thương
Louis Robert vấn vương
Tên Người hai chữ "YÊU THƯƠNG" trọn đời.
Thanh Sơn
Nhóm Y-nhã Đức Quốc
19.09.2010
* * *
Gia đình Đồng Hành Montreal qúy mến,
Chúng tôi xin hiệp thông với gia đình Đồng Hành Montreal và anh chị em Đồng Hành khắp nơi, cùng Dòng Tên trong Thánh Lễ an táng cha Louis Robert lúc 11giờ ngày 20.09.2010.
Kính xin Thiên Chúa đón nhận cha vào dự bàn tiệc Thánh của Ngài.
Kính.
Gia đình Nguyễn Thanh Sơn
Germany
Bài Ca Tiễn Biệt
Trưa Chúa Nhật tuần trước, như thường lệ, cha Louis Robert đứng cuối nhà thờ, bắt tay hỏi han từng người trước khi tiến lên cung thánh làm lễ.
Trưa Chúa Nhật tuần này, giáo dân tham dự đông đảo hơn cả ở các Thánh lễ Giáng Sinh hay Phục Sinh, vì có những người đã đến từ Úc, từ Anh, từ Hòa Lan, từ Hoa Kỳ, hay từ nhiều thành phố của Canada.
Tất cả đã quy tụ trong ngôi nhà thờ cũ kỹ nhỏ bé, rồi có khoảng 180 chiếc khăn tang đã được xé ra, buộc lên những mái đầu, những mái đầu bạc phơ hay những mái đầu còn thơm mùi sữa.
Tất cả đã lặng im, hướng về Cung Thánh. Phía trên đó, có một bàn thờ giản dị, với tấm ảnh của người Cha chung, một người Cha được tất cả mọi người thương yêu, vì Cha chỉ biết cho đi.
Lễ cầu nguyện cho Cha Louis Robert đã được cộng đoàn Việt Nam cử hành trọng thể tại giáo xứ St. Roch của Cha. Vang lên trong ngôi giáo đường, là tiếng hát của ca đoàn Phan-xi-cô, khi trầm buồn thổn thức tiếc thương, khi vút cao cương quyết hứa hẹn, trong bản « Cha Đã Đi Rồi », được Thiên Duy sáng tác trong ngày Cha về với Chúa, 16-09-2010.
Cha đã đi rồi, đã đi rồi, Cha đã rời xa
NL
Trưa Chúa Nhật tuần này, giáo dân tham dự đông đảo hơn cả ở các Thánh lễ Giáng Sinh hay Phục Sinh, vì có những người đã đến từ Úc, từ Anh, từ Hòa Lan, từ Hoa Kỳ, hay từ nhiều thành phố của Canada.
Tất cả đã quy tụ trong ngôi nhà thờ cũ kỹ nhỏ bé, rồi có khoảng 180 chiếc khăn tang đã được xé ra, buộc lên những mái đầu, những mái đầu bạc phơ hay những mái đầu còn thơm mùi sữa.
Tất cả đã lặng im, hướng về Cung Thánh. Phía trên đó, có một bàn thờ giản dị, với tấm ảnh của người Cha chung, một người Cha được tất cả mọi người thương yêu, vì Cha chỉ biết cho đi.
Lễ cầu nguyện cho Cha Louis Robert đã được cộng đoàn Việt Nam cử hành trọng thể tại giáo xứ St. Roch của Cha. Vang lên trong ngôi giáo đường, là tiếng hát của ca đoàn Phan-xi-cô, khi trầm buồn thổn thức tiếc thương, khi vút cao cương quyết hứa hẹn, trong bản « Cha Đã Đi Rồi », được Thiên Duy sáng tác trong ngày Cha về với Chúa, 16-09-2010.
Cha đã đi rồi, đã đi rồi, Cha đã rời xa
Bỏ đàn con thơ, bàng hoàng tiếc nhớ, ngậm ngùi ngẩn ngơ.
Cha đã đi rồi, không một lời, Cha bước qua đời
Hàng hàng hoa khô, bời bời khăn sô.
Ôi tháng năm nào, dấu yêu nào, như sóng rì rào
Một đời hy sinh, một đời lam lũ, nhọc nhằn gởi trao.
Trao kiếp lưu đầy, những hao gầy, trao hết cho con.
Tình Người vời vợi tựa như núi Thái Sơn.
Xin còn mãi ngày xa xưa, xin còn mãi hình bóng cũ
Xin được sống, xin được sống trong tình Cha.
Cha từ giã cuộc trần ai, con từ giã hẹn ngày mai
Ta chờ trời mới thiên thai.
Sẽ có một ngày, có một ngày con cũng đi về.
Giòng đời hôm nay, con đường trần thế, người rồi về quê.
Xa chốn phong trần những nợ nần đắng đót chua cay.
Ngày về trùng phùng cùng Cha trên cõi mây.
NL
Friday, September 17, 2010
Tiễn đưa Cha Louis Robert
Cha Louis Robert, S.J.
1932–2010
Ra đi hết sức bất ngờ,
Để người ở lại vẫn ngờ chiêm bao.
Đưa tay luyến tiếc vẫy chào,
Bao nhiêu thương mến gởi vào trong tim.
Thân người nay đã nằm im,
Hình người rất đẹp vẫn in trong lòng.
Cả đời xuôi ngược long đong,
Vẫn vui vì biết mai đồng nở hoa.
Chúng con đồng kính chào Cha,
Vườn yêu thương nắng chan hòa sớm mai.
* * *
Vào lúc 11g sáng ngày thứ hai 20-09-2010 này, người cha thân yêu của cộng đoàn Đồng Hành chúng ta, cha Ba Louis Robert, sẽ được an táng về nghỉ ngơi trong Chúa.
Được ơn ở gần Cha nên được may mắn tiễn đưa Cha, gia đình Đồng Hành Montreal không quên các anh chị em ở xa, không về dự được.
Xin gửi tặng anh chị em trong đại gia đình tấm hình lưu niệm với những giòng thơ của anh Vũ Văn Vĩnh, thuộc nhóm Bé Mọn, Toronto.
NL
Notice nécrologique - le père Louis Robert, s.j. (1932-2010)
Province du Canada Français
Le père Louis Robert, s.j., est décédé à l’Hôpital Notre-Dame, le 16 septembre 2010, à l’âge de 78 ans et après 57 ans de vie religieuse.
Né à Mexico de parents français ayant immigré au Mexique, il avait fait ses études au Collège Brébeuf (Montréal) et il était entré au noviciat le 7 septembre 1953. Il suivit les premières étapes de sa formation à Montréal (juvénat et philosophie). En 1960, il partait pour le Vietnam où il se consacra à l’étude de la langue pendant 3 ans. Il fit ensuite ses études de théologie aux Philippines.
Il fut ordonné prêtre le 27 avril 1966 à Mexico, là où ses parents, son frère Pierre et sa famille vivaient. Après son troisième an aux Philippines, il retourna au Vietnam, à Saigon, en 1968; il était alors en charge d’un organisme d’apostolat social: le SELA (Socio-Economic Life in Asia). En 1975, tout comme d’autres communautés religieuses, les jésuites furent chassés du Vietnam; lui et quelques autres confrères jésuites tentèrent de continuer leur action apostolique au Vietnam mais ils durent quitter en 1976.
Louis revint dans sa province d’origine pour un an de repos et de temps sabbatique. En 1977, il retourna en Asie, cette fois-ci aux Philippines, comme secrétaire exécutif du SELA pour lequel il avait déjà travaillé. Répondant à l’appel du père Pedro Arrupe, supérieur général, il se porta volontaire pour travailler dans les camps de réfugiés vietnamiens. C’est à Hong Kong qu’il fut assigné. De 1985 à 1993, il déploya de façon admirable toutes ses énergies spirituelles et intellectuelles au service des réfugiés; les gens recherchaient son bon accueil, sa grande empathie ses paroles et ses gestes de réconfort. L’activité des camps ayant diminué, il revint au Canada, un autre de ses pays d’adoption, en 1993. D’abord vicaire à la paroisse Saint-Roch (1993-94) où il secondait le père Jean Genest, son ancien professeur au Collège Brébeuf, il fut nommé curé en 1994 de cette paroisse multiethnique de Montréal (messes en français, vietnamien et espagnol).
Louis était un jésuite de la Compagnie universelle, ayant étudié et travaillé à différents endroits, en plus d’être polyglotte (espagnol, français, vietnamien, anglais). La Compagnie le demandait comme traducteur pour des réunions internationales. Louis acceptait volontiers d’accompagner les personnes désirant faire les Exercices spirituels dans la vie courante et de donner des retraites en espagnol et en vietnamien en particulier; il était aussi impliqué dans la CVX (Communauté de vie chrétienne) du Canada français.
Le 13 septembre, il sortait de l’Hôpital Notre-Dame de Montréal où il avait fait tester son appareil auditif, quand il fut foudroyé et s’effondra. La personne qui l’accompagnait fit venir les secours nécessaires, mais la médecine ne put rien faire pour lui. Il laisse dans le deuil son frère Pierre qui vit à Mexico et les enfants de ce dernier, tout comme de nombreux amis vietnamiens dans différentes parties du monde.
Le corps sera exposé au Complexe funéraire Urgel Bourgie, 1255 rue Beaumont, Ville Mont-Royal, le dimanche 19 septembre, de 14h à 17h et de19h à 21h30 (prières spéciales à 20h), et en chapelle ardente en l’église Saint-Vincent-Ferrier (près du métro Jarry) dès 9 heures, le lundi 20 septembre; Suivront les funérailles à 11h. La célébration sera présidée par Mgr Pierre Blanchard, vicaire épiscopal et ami de Louis Robert.
Le père Louis Robert, s.j., est décédé à l’Hôpital Notre-Dame, le 16 septembre 2010, à l’âge de 78 ans et après 57 ans de vie religieuse.
Né à Mexico de parents français ayant immigré au Mexique, il avait fait ses études au Collège Brébeuf (Montréal) et il était entré au noviciat le 7 septembre 1953. Il suivit les premières étapes de sa formation à Montréal (juvénat et philosophie). En 1960, il partait pour le Vietnam où il se consacra à l’étude de la langue pendant 3 ans. Il fit ensuite ses études de théologie aux Philippines.
Il fut ordonné prêtre le 27 avril 1966 à Mexico, là où ses parents, son frère Pierre et sa famille vivaient. Après son troisième an aux Philippines, il retourna au Vietnam, à Saigon, en 1968; il était alors en charge d’un organisme d’apostolat social: le SELA (Socio-Economic Life in Asia). En 1975, tout comme d’autres communautés religieuses, les jésuites furent chassés du Vietnam; lui et quelques autres confrères jésuites tentèrent de continuer leur action apostolique au Vietnam mais ils durent quitter en 1976.
Louis revint dans sa province d’origine pour un an de repos et de temps sabbatique. En 1977, il retourna en Asie, cette fois-ci aux Philippines, comme secrétaire exécutif du SELA pour lequel il avait déjà travaillé. Répondant à l’appel du père Pedro Arrupe, supérieur général, il se porta volontaire pour travailler dans les camps de réfugiés vietnamiens. C’est à Hong Kong qu’il fut assigné. De 1985 à 1993, il déploya de façon admirable toutes ses énergies spirituelles et intellectuelles au service des réfugiés; les gens recherchaient son bon accueil, sa grande empathie ses paroles et ses gestes de réconfort. L’activité des camps ayant diminué, il revint au Canada, un autre de ses pays d’adoption, en 1993. D’abord vicaire à la paroisse Saint-Roch (1993-94) où il secondait le père Jean Genest, son ancien professeur au Collège Brébeuf, il fut nommé curé en 1994 de cette paroisse multiethnique de Montréal (messes en français, vietnamien et espagnol).
Louis était un jésuite de la Compagnie universelle, ayant étudié et travaillé à différents endroits, en plus d’être polyglotte (espagnol, français, vietnamien, anglais). La Compagnie le demandait comme traducteur pour des réunions internationales. Louis acceptait volontiers d’accompagner les personnes désirant faire les Exercices spirituels dans la vie courante et de donner des retraites en espagnol et en vietnamien en particulier; il était aussi impliqué dans la CVX (Communauté de vie chrétienne) du Canada français.
Le 13 septembre, il sortait de l’Hôpital Notre-Dame de Montréal où il avait fait tester son appareil auditif, quand il fut foudroyé et s’effondra. La personne qui l’accompagnait fit venir les secours nécessaires, mais la médecine ne put rien faire pour lui. Il laisse dans le deuil son frère Pierre qui vit à Mexico et les enfants de ce dernier, tout comme de nombreux amis vietnamiens dans différentes parties du monde.
Le corps sera exposé au Complexe funéraire Urgel Bourgie, 1255 rue Beaumont, Ville Mont-Royal, le dimanche 19 septembre, de 14h à 17h et de19h à 21h30 (prières spéciales à 20h), et en chapelle ardente en l’église Saint-Vincent-Ferrier (près du métro Jarry) dès 9 heures, le lundi 20 septembre; Suivront les funérailles à 11h. La célébration sera présidée par Mgr Pierre Blanchard, vicaire épiscopal et ami de Louis Robert.
Subscribe to:
Posts (Atom)