Thursday, January 3, 2013

Họp BPV 2012 - Phạm Trung ghi

Chiều ngày đầu năm 2013, sau khi ra phi trường Los Angeles trả anh Hào về Montreal với chị Bảo Điền và các cháu, bước vào căn nhà nhỏ xíu của mình sao thấy mêng mang rộng và tran ngập im lặng đến kỳ lạ. Thanh –Dung đã vào giấc ngủ lúc 11:00 sáng ngay trong xe trên đường về. Chỉ còn một mình loanh quanh tìm kiếm các khuân mặt thân thương, giọng nói tiếng cười, lời chia sẻ của mọi người. Sau mấy ngày đón tiếp anh chị em về họp BPV, căn nhà nhỏ bé này đã được diễm phúc đong đầy tiếng cười, chật ních anh chị em va ừ tràn kỷ niệm.

Lúc này mặc dù thấy vừa hụt hẫng, nửa bâng khuâng, nhưng vẫn cố gắng một mình lao tác theo yêu cầu của “phu nhân” dặn dò trước khi ‘nàng” lên giường ngủ bù những ngày thiếu ngủ vừa qua là dọn dẹp, săp đặt mọi thứ cho gọn gàng và lau chùi sạch sẽ.

Qua lần họp BPV lần này, sao thấy ĐH-CLC nghèo quá. Chúng ta không có một văn phòng, không có đến một cơ sở để cùng về đó gặp nhau. Ngay tối đầu tiên (ngày 28 tháng Chạp), chúng ta đã phải chuyển điạ điểm vì phòng họp chúng ta mượn tại nhà thờ Blessed Sacrament chỉ rảnh cho đến 5 giờ chiều. Như vậy, chúng ta đành kéo nhau về căn nhà tại Windemeir Lane khai mạc chương trình họp lúc 6:00 tối.


Hôm sau (ngày 29 tháng Chạp) mới sáng sớm anh chị em kéo tới phòng họp tại nhà thờ Blessed Sacrament được thưởng thứ món phở gà thơm và nóng bỏng chị Thoa đã chuẩn bị vội vàng từ rất sớm. Anh Hoàng cũng đến rất sớm để mở cửa và xếp bàn ghế cho buổi họp. Nhưng xui quá, khí hậu Nam Cali hôm đó trở chứng đã mang dấu kín mặt trời nơi nào, lại kéo mưa về lướt thướt suốt ngày và rủ thêm khí lạnh từ Alaska về đổ ụp lên Nam Cali. Không biết chúng ta có làm điều chi hay ăn nói “quàng xiên” gì khiến ông trời phật lòng hành hạ BPV ngay ngày đầu tiên phải gặp nhau trong căn phòng lạnh buốt vì hệ thống sưởi bị hư mặc dù đã cố gắng mang tới 4 máy sưởi cá nhân nhưng vẫn buốt cóng đến nỗi anh chị em phải quấn khăn quàng cổ và có người (từ xứ nóng về) mang luôn cả găng tay. Tuy bị lạnh quấy nhiễu nhưng những tô phở nóng của chi Thoa đã giúp làm ấm dạ anh chị em trong bữa sáng. Đến trưa, kế họach để mọi người có được chút thoải mái khi ăn trưa tại các nhà hàng trong tiểu SG cũng đã phải hủy bỏ vì trời mưa (lại đổ lỗi cho ông trời) và anh chị em đuợc cơ hộị ăn sạch những gì còn xót lại từ ban sáng: Phở dư, xôi thừa, bánh cũ.

Nhìn ngắm ACE xì xụp tô phở “xót lại” mà thương. Đại Biểu ĐH bỏ bao nhiêu tiền mua vé bay về Nam Cali họp sao khổ quá chừng: phải di chuyển tới lui loanh quanh, có nhiều nhà hàng ngay bên cạnh mà đành ráng nuốt ”left-over” và chỗ họp không máy sưởi. Ôi chao! Làm sao với những “lao tác/khổ cực” như thế này có thể mời gọi, hấp dẫn, thuyết phục anh chị em bước vào vai trò phục vụ. Đã vất vả, hy sinh quanh năm với sinh hoạt Vùng, đáp ứng nhu cầu các nhóm điạ phương, nay về Họp BPV còn được vất vả nhiều hơn nữa. Có lẽ chỉ những ai không bình thường mới dám liều lĩnh chọn một lối sống lạ kỳ thế nàỵ.


Chiều 29, sau khi cả ngày lao tác trong cái lạnh, anh chị em “đã chịu đựng hết nổi” nên quyết định kéo về nhà anh chị Kỳ-Thoa để cùng dâng thánh lễ, ăn tối và hoàn tất đề tài còn lại trong ngày. Phòng khách nhà anh chị muốn nứt ra khi phải chứa gần 40 già, trẻ, em bé cùng tụ lại dâng lễ thánh lễ tạ ơn Thiên Chúa. Bưã ăn tối với tô canh bún thơm ngon do Lan Hương và Kim Yến chuẩn bị đã giúp làm anh chị em quên đi tất cả cái mệt nhọc suốt ngày lao tác với Chúa và với nhau trong rét run. Nghe nói hai chị cũng đã phải “biến” nồi bún dự định nuôi 25 người ra nhiều hơn cho đủ 40 tô.

Vì sức khỏe của mọi người, điạ điểm họp cho hai ngày 30 và 31 được di chuyển về căn nhà trên tại Windemeir Lane thay vì bắt mọi người phải gồng mình trong phòng lạnh tại nhà thờ Blessed Sacrament. Làm sao giải thích được những lao nhọc anh chị em đã trải qua. Động lực nào khiến họ rời xa mái ấm gia đình trong mùa nghỉ lễ GS và năm mới bay về Nam Cali để lao tác cả ngày và đêm. Tình bạn ư? Nắng ấm Cali ư? Hay tình Đồng Hành? Có lẽ các lôi cuốn đó chưa mạnh mẽ đủ để giải thích nguyên do tại sao những anh chị em này sẵn sàng tạm quên gia đình và nhu cầu được nghỉ ngơi để lại ra đi cho một sứ mệnh lớn hơn. Phải chăng họ liều tất cả vì lòng yêu mến Đức Kitô? Phải chăng họ liều tất cả vì muốn đáp lại lời Đức Kitô mời gọi họ cùng lao tác (comigo) với Ngài trong thế giới hôm naỵ? Phải chăng mỗi khi được Đức Kitô sai đi lao tác (sứ mạng) với Ngài, những anh chị em này lại sẵn sàng thốt lên: “Vâng, con yêu Ngài” mà không cần phải đắn đo?


Chương trình làm việc thường kết thúc khoảng 10 giờ đêm. Nhưng sau đó tôì thấy anh chị em vẫn tiếp tục thức để viết chia sẻ cho trang blog của ĐH hay chuẩn bị đề tài cho ngày hôm sau. Đêm 29, tôi thấy các anh chị làm việc đến quá nửa đêm. Đêm 30, chúng tôi cùng ưu tư, chia sẻ, bàn luận về môt số vấn nạn, trong đó có mục vụ giới trẻ tới gần 2 giờ sáng.

Lao tác có nhiều, nhưng ân sủng cũng tràn đầy. Thí dụ: các khuôn mặt trẻ hiện diện trong lần họp này như: Nam Phương, Quỳnh Hương, Thái Sơn, Tamara, Phương. Cộng thêm sự hiện diện của cha Hùng, và cha tuyên úy Đoàn. Các ĐH hotel: Nhà anh chị Kỳ-Thoa, nhà anh chị Đức-Trang (mới di dân về từ miền Đông), nhà anh chị Toàn-Phương Hà, nhà anh chị Trung-Thanh Dung.

Chủ đề hấp dẫn tôi nhất là phương cách chuẩn bị lãnh đạo theo mô hình “Organic Leadership Body”. Chúng tôi đã sống kinh nghiệm này khi được hướng dẫn làm việc theo chính mô hình này. Tất cả các ưu tư, mục tiêu, nguyên tắc, kế hoạch, góp ý đều dược lắng nghe và sàng lọc qua nhận định chung (commual discernment) . Organic Leadership Body mở cửa đón tất cả anh chị em và chú trọng nhiều hơn về phát tirển khả năng cùng nhau nhận định (capacity to discern communally) hơn là đặt nặng các kế hoạch làm việc và chú tâm vào kỹ thuật lãnh đạo. Một ân sủng khác anh chị em Tây Nam đã được đón nhận là cơ hội gặp gỡ, kêt thân với anh chị em từ các miền xa và cơ hội được săn sóc (cura personalis) các anh chị em mà chính chúng ta đã sai (sending) họ đi phục vụ: như chị Mộng Hằng và Thanh-Dung trong BPV của CLC-USA, anh Ân , Thái Sơn, Quỳnh Hương, chị Như Liên, Nam Phương, anh Hoàng, anh Kỳ, chị Hằng, Frank, anh Hào, v.v… với các trách nhiệm khác nhau trong BPV của ĐH.

Điều lý thú nữa trong lần họp này là anh Ân (trong vai trò trưởng BPV) đã mời gọi mọi người cùng chia sẻ chi phí vé máy bay với các anh chị bay về từ xa. Qũy ĐH năm 2012 vừa qua hụt khá nhiều. Mong các anh chị khắp nơi cùng rộng tay chia sẻ gánh nặng tài chánh với các “đại biểu” chúng ta gởi về họp BPV. Một thí dụ rất điển hình, chị Như Liên đại diện anh chị em Montreal-Toronto, trong năm 2012 đã bay sang Pittsburgh, St. Louis và Los Angeles cho các buổi họp của ĐH (cách riêng) hay của CLC-USA (nói chung). Nguyên những ngày nghỉ và việc bay tới bay lui đã là môt hy sinh quá lớn (chưa kể thời gian dành cho những chuẩn bị tài liệu, bài vở khác) chúng ta đã và đang đặt lên chị và gia đình của chị rồi. Như vậy, chia sẻ gánh nặng tài chánh chỉ là phần nhỏ chúng ta có thể làm để bày tỏ tâm tình biết ơn với các anh chị em mà chính chúng ta sai họ đi phục vụ thay cho mình.

Đến đây, nếu bạn có băn khoăn: “Còn kết quả của họp BPV 2012 là những gi?”. Câu trả lời chắc nằm đâu đó trong “hồi tâm” của các anh chi em khác.
 
Phạm Trung
 


No comments:

Post a Comment