Monday, November 30, 2009

Tin Vùng Bắc Cali (DH Bay-Area)


Thưa cha Hùng và các anh chị em trong BPV

Vùng Bắc Cali (ĐH-Bay) sau một thời gian dài im lặng, hôm nay mới có Ban Đại Diện mới, xin được thông báo cùng cha và các anh chị.

- Cơ cấu tổ chức mới (new re-org/structure): Ban Phục Vụ Đồng Hành Vùng Bắc Cali (BPV ĐH-Bay) gồm có 4 anh chị đại diện cho 4 Nhóm đang sinh hoạt thường xuyên. Mỗi năm một lần, một trong các anh chị này sẽ thay phiên làm người Đại Diện của BPV và ĐH-Bay. Đây là tên các anh chị và email liên lạc:

- Anh Hanh Nguyen - đại diện nhóm Caparnaum
email: hanhsj2001@yahoo.com
- Anh chị Hoàng Phương-Chi Phạm - đại diện nhóm Gia Đình
email: phamphchi@yahoo.com (Chi), tsau2002@yahoo.com (Hoàng)
- Anh Văn Đình Tuấn - đại diện nhom Bêlem
email: tuan.van-dinh@intel.com
- Anh Anthony Vinh Le - đại diện nhóm I-God
email: avle1@yahoo.com

Các anh chị trong BPV ĐH-Bay đã họp và hoạt động từ mùa Thu 2009, trong tương lai gần các anh chị này sẽ bầu/chọn một người Đại Diện chình thức (i.e., Coordinator/Trưởng Vùng Bắc Cali) cho năm 2010. Trong thời gian hiện tại, hai anh VĐ Tuấn hoặc anh Hanh Nguyễn sẽ là liên lạc viên cho ĐH-Bay cho tời khi có người Đại Diện chính thức. Mọi thông báo hoặc liên lạc, xin chuyển qua anh VĐ Tuấn hoặc anh Hanh Nguyễn.

Xin Cha và các anh chị welcome các anh chị trong BPV ĐH-Bay mới này.

Hoàng cũng xin cám ơn cha và các anh chị đã nâng đỡ và kiên nhẫn với BPV ĐH-Bay cũ trong nhiều năm qua. ĐH-Bay đã sống trong thầm lặng, but now with a new Team, surely DH-Bay sẽ resurrect and ready to rock ... the boat ... again!

Have a blessed Advent,

Hoàng Tống

Tây Nam Picnic 28-11-09

Vài hình ảnh ...



















Thứ Hai 30-11, kính thánh Anrê Tông Đồ




Bài đọc
Rôma 10:9-18
TV 19:2-5
Matthêu 4:18-22

Các ngươi hãy theo Ta. Ta sẽ làm cho các ngươi trở thành những ngư phủ lưới người ta.

▪ ▪ ▪

Anrê chỉ được nhắc đến một vài lần trong các sách Phúc Âm. Những lần được nhắc đến là khi ông đem người khác đến với Đức Giêsu: Trước hết là Simôn Phêrô là em của ông (Gn 1:41), tiếp đến là em bé với năm chiếc bánh và hai con cá (Gn 6:8) và sau đó là một vài người HyLạp (Gn 12:20).



Ở ngày đầu năm phụng vụ tôi nghe Đức Giêsu cũng mời gọi tôi như đã mời gọi Anrê: bước theo Chúa và đem anh chị em đến với Người.

Lời mời gọi trong Mùa Vọng này đem tôi đến một tâm tình nào?

Saturday, November 28, 2009

Thứ Bảy 28-11




Bài đọc
Daniel 7:15-27
Daniel 3:82-87
Luca 21:34-36

Các con hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn.

▪ ▪ ▪

"Các con" : cộng đoàn
"tỉnh thức và cầu nguyện" : Chờ đợi không phải là một thái độ thụ động.



Ở ngày thứ Bảy cuối năm Phụng vụ, tôi hiện diện bên Đức Mẹ trong tâm tình cầu nguyện và tỉnh thức chờ đợi, theo gương của Đức Mẹ.

God speaking





Have you ever heard a love song, that set your spirit free?
Have you ever watched a sunrise and felt you could not breathe?
What if it’s Him. What if it’s God speaking?

Have you ever cried a tear that you could not explain?
Have you ever met a stranger who already knew your name?
What if it’s Him. What if it’s God speaking?

Who knows how He’ll get a hold of us?
Get our attention to prove He is enough.
He’ll do, and He’ll use whatever He wants to.
To tell us, I Love You.

Have you ever lost a loved one
Who you thought should still be here?
Do you know what it feels like
to be tangled up in fear?
What if He’s somehow involved?
What if He’s speaking through it all?

Who knows how He’ll get a hold of us?
Get our attention to prove he is enough.
He’ll do and He’ll use whatever He wants to
To tell us, I love you.

His ways are higher
His ways are better
Though sometimes strange
What could be stranger than God in a manger?

Who knows how He’ll get a hold of us?
Get our attention to prove He is enough.
Who knows how He’ll get a hold of you?
Get your attention to prove he is enough.
He’ll do and He’ll use whatever He wants to,
To tell us I love you
God is speaking, I love you

Hướng về Chúa (28/11/09)


(4)

Khi bắt đầu đặt hết tâm trí vào việc cầu nguyện, chúng ta sẽ khám phá ra rằng cầu nguyện không phải là việc dễ làm. Vì cầu nguyện không có nghiã là đọc một vài kinh, có một vài lời bộc phát hay hoặc một vài ý tưởng đẹp.

Cầu nguyện đích thực không dễ không phải vì cần có kinh nghiệm, cũng không phải vì cần đạo đức, thánh thiện hoặc có một đời sống nội tâm dồi dào. Nhưng cầu nguyện khó vì nó đòi hỏi nhiều can đảm.

Muốn cầu nguyện, trước hết tôi phải biết thành thật với chính tôi. Tôi cần nhận biết tôi là ai, tôi phải can đảm đối diện với những sự thật về chính mình. Phải nhìn thẳng vào những gì mà tôi muốn tránh né. Những lo ngại, sợ hãi, những vết thương, những thất bại, những khuynh hướng lệch lạc.

Đối diện với con người thật của mình là một việc làm can đảm, là điều kiện cần có khi vào cầu nguyện.

Nhận thức được tôi là con người thiếu thốn và cần đến Chúa là điều kiện cần thiết để biết mở lòng cho Ngài.

Hướng về Chúa là biết quay lưng lại với những ảo tưởng về mình, với những sai lầm, với những mặt nạ chúng ta ưa mang cho mình.

(còn tiếp) ...

▪ ▪ ▪

- Điều gì thuộc về tôi mà tôi thường hay tránh né không muốn đối diện?

Friday, November 27, 2009

Thứ Sáu 27-11




Bài đọc
Daniel 7:2-14
Daniel 3:75-81
Luca 21:29-33

Các con hãy xem cây vả và mọi thứ cây cối. Khi chúng đâm chồi nảy lộc, thì các con biết rằng mùa hè đã gần đến. Cũng thế, khi các con xem thấy những sự đó xảy ra, thì hãy biết rằng nước Thiên Chúa đã gần đến.

▪ ▪ ▪

Tiếp theo đoạn Tin Mừng thánh Luca hôm qua, Giáo Hội giúp chúng ta sống những ngày cuối năm Phụng Vụ tương tự như những ngày chúng ta chuẩn bị bước vào một cuộc sống mới: trong hy vọng và vui mừng như cây cối đâm chồi nảy lộc.



Trong cầu nguyện, tôi hình dung diện mạo và tâm tình của Chúa Kitô khi Người nói những lời thân mật này với tôi.

Thursday, November 26, 2009

Thứ Năm 26-11




Bài đọc
Daniel 6:12-28
Daniel 3:68-74
Luca 21:20-28

Con Người hiện đến đầy quyền năng và uy nghi cao cả. Khi những điều đó bắt đầu xảy đến, các con hãy đứng dậy và ngẩng đầu lên, vì giờ cứu rỗi các con đã gần đến.

▪ ▪ ▪

Trong đoạn Phúc Âm hôm nay, Đức Giêsu căn dặn các môn đệ của Ngài ba điểm cần thiết ở ngày Ngài trở lại:

"khi các con thấy": biết nhận ra các dấu chỉ của thời đại
"các con hãy biết rằng": hiểu biết rằng Ngài trở lại trong uy quyền
"hãy đứng dậy và ngẩng đầu lên": vượt qua sự sợ hãi để đón nhận Ngài.



Không phải chỉ đợi đến ngày sau hết, lời Đức Giêsu dạy có áp dụng cho tôi trong cuộc sống hằng ngày chăng? Nhận ra, hiểu và đón nhận Ngài trong mọi lúc.

Wednesday, November 25, 2009

Catholic youth shut down Kansas City, jump-start it with faith

Catholic News Agency



Kansas City, Mo., Nov 24, 2009 / 06:29 pm (CNA).- From November 19-21, 21,000 teens and 3,000 adult chaperones descended on Kansas City for the National Catholic Youth Conference (NCYC), but instead of the usual damage, the teens left a wake of grace that impacted the city.

According to the Catholic Key, the NCYC, whose theme this year was “Christ Reigns,” brought Catholic youth together for three days of prayer, adoration, praise and worship, fellowship, talks, Mass, and dancing. Teens came from all across the continental United States as well as Alaska, Hawaii, and Puerto Rico.

“One of the things that makes the conference truly unique,” MC of the conference Steve Angrisano told CNA, “is, other than going to World Youth Day, I don't think there's an experience you can have that really conveys to a young person how big the Church really is.”

“You have all these groups that come from places where their entire youth group is eight people and they are in an arena filled with young people who are Catholic and who believe what they believe and stand up for what they believe,” he continued. “I think it truly is one of the most encouraging things that they can see. They may sometimes feel alone, but they are not alone.”

Conference organizers were faced with a problem when registration exceeded the capacity of the Sprint Center, where all the general sessions were going to be held. The organizers scrambled to find a “satellite” location so that they wouldn't have to turn anyone away.

The solution was the grand ballroom of the H. Roe Bartle Convention Center, which was linked to the Sprint Center “big screen, high-definition, closed-circuit television. It worked so well that the masters of ceremonies at each site, musicians Steve Agrisano at Sprint and Jesse Manibussan at Bartle, were able to sing duets together across downtown Kansas City,” reports Kansas City's Catholic Key.

“I think one of the most unique experiences was doing something like that,” said Angrisano. “We could talk to each other and even sing the song together from 10 blocks away, that was a real interesting experience.”

To prevent any of the teens from feeling like second class citizens, groups were rotated between sites so that no one was relegated to the Bartle ballroom for more than one session. Bennett Coughlan, a conference participant from the Diocese of Winona, Minn. whose group was in the ballroom for the opening session told the Catholic Key, “I thought they were treating us like overflow, and I didn’t like that,” he said. “But we started a conga line, and it went on so long. After we got started, Jesse made it so much fun.”

The NCYC also featured a 22,000 person Eucharistic Procession along the ten blocks from the Sprint Center to the Kansas City Convention Center led by Kansas City-St. Joseph Bishop Robert W. Finn.

“I could have never dreamed how devoted the kids were. They were praying the rosary and singing songs as they walked,” said Angrisano. “It was a real statement. It wasn't just a stroll through the neighborhood. We were there to say “Christ Reigns,” which was the theme of the conference. And I think I really saw that in the way they all lived it.”

Thứ Tư 25-11


Bài đọc
Daniel 5:1-6, 13-14, 16-17, 23-28
Daniel 3:62-67
Luca 21:12-19

Chính Thầy sẽ ban cho các con miệng lưỡi và sự khôn ngoan

▪ ▪ ▪

Theo tường thuật của thánh Luca ở giai đoạn này Đức Giêsu không còn giảng dạy nữa nhưng chỉ còn những lời nhắn nhủ cho các môn đệ của Ngài. Tất cả những gì Đức Giêsu nói đến hôm nay là những gì sẽ xảy đến cho Ngài trong vài ngày nữa.

Đức Giêsu mời gọi tôi đặt trọn niềm tin nơi Ngài và bền đỗ đến cùng

Tuesday, November 24, 2009

Thứ Ba 24-11

Bài đọc
Daniel 2:31-45
Daniel 3:57-61
Luca 21:5-11

Các con hãy ý tứ kẻo bị người ta lừa dối: vì chưng, sẽ có nhiều kẻ mạo danh Thầy đến mà tự xưng rằng: 'Chính ta đây và thời gian đã gần đến', các con chớ đi theo chúng.

▪ ▪ ▪

Trong thời gian bị nô lệ ở Babylon, tiên tri Daniel giúp dân Do Thái chịu đựng lao nhọc để giữ vững niềm tin và hy vọng nơi Thiên Chúa.

Các Thánh Tử Đạo Việt Nam hy sinh mạng sống của mình để làm chứng cho Đấng là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống.

Ai là "kẻ lừa dối" tôi trong cuộc sống hàng ngày?

24-11 Kính các Thánh Tử Đạo Việt Nam




Theo sử liệu, Giáo Hội Công giáo Việt Nam có khoảng 130.000 tín hữu được diễm phúc đổ máu làm chứng Đạo Chúa trong những thời ký bách hại như sau:
- Trịnh - Nguyễn 1745 và 1773: 2 vị
- Cảnh Thịnh năm 1798: 2 vị
- Minh Mạng năm 1820-1840: 50 vị
- Thiệu Trị 1841-1847: 3 vị
- Tự Đức 1848-1883: 58 vị

Trong số tử đạo 130 ngàn người, có 117 vị được phong chân phước trong 4 giai đoạn:
- Đức Lêô XIII phong ngày 27.5.1900: 64 vị
- Đức Piô X phong ngày 20.5.1906: 8 vị
- Đức Piô X phong ngày 2.5.1909: 20 vị
- Đức Piô XII phong ngày 29.4.1951: 25 vị

Trong số này gồm có:
- 8 Giám mục (6 thuộc Dòng Đa Minh, và 2 của Hội Thừa Sai Paris)
- 50 Linh mục (37 Việt Nam, 5 Đa minh, 8 Thừa sai Paris)
- 16 Thầy giảng
- 1 Chủng sinh
- 42 giáo dân thuộc mọi tầng lớp xã hội (công chức, quân nhân, ý sĩ, thương gia, công nhân, nông dân, ngư phủ, trùm họ, lý trưởng…)

Các ngài đã chịu những cực hình khác nhau:
- 79 vị bị xử trảm quyết (chặt đầu)
- 16 vị bị xử giảo (thắt cổ)
- 8 vị chết rũ tù
- 6 vị bị thiêu sinh (bị đốt cháy khi còn sống)
- 4 vị bị lăng trì (chặt tay chân trước khi bị chém đầu)
- 1 vị bị bá đao (lóc 100 miếng thịt trong thân thể)
- 1 vị bị đánh tử thương trong lúc đi đường.

Tất cả 117 vị chân phước này được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II phong lên hàng hiển thánh ngày 19.6,1988 (Cơ mật viện công bố tin ngày 22.6.1987) (Lm Nguyễn văn Trinh, Phụng vụ chư thánh)

http://www.vncatholic.org/thanhtudaovn/

Monday, November 23, 2009

Blessed Miguel Pro S.J. - Nov 23




Today, we celebrate a Jesuit priest who died with the acclamation of Christ as King on his lips. Fr. Miguel Pro, SJ, was an underground priest in Mexico, bringing the sacraments to Catholics when it was illegal to be a priest or worship in public. He was caught and executed by firing squad on this day in 1927. Just before he was shot, he cried, "¡Viva Cristo Rey!" - Long live Christ the King!








read more ...

Thứ Hai 23-11




Bài đọc
Daniel 1:1-6, 8-20
Daniel 3:52-56
Luca 21:1-4

Mọi người kia lấy của dư thừa mà dâng cho Thiên Chúa, còn bà này túng thiếu, bà đã dâng tất cả những gì bà có để nuôi sống mình.

▪ ▪ ▪

Góa bụa đồng nghĩa với mất mát.
Vừa góa bụa, không có nơi nương tựa
lại vừa nghèo túng thì chẳng còn ai nghèo hơn.

Đã vậy lại còn cho tất cả những gì mình có để tự nuôi sống
thì thật sự bà này chẳng còn gì nữa.

Coi như bà đã "mất" hết!

Nhưng có một điều bà không thể mất được là lời khen ngợi của Đức Giêsu.

Saturday, November 21, 2009

Chúa Nhật 22-11: Lễ kính Chúa Kitô Vua




(Gioan 18:33b-37)

Philatô hỏi lại: "Vậy ông là Vua ư?"
Chúa Giêsu đáp: "Quan nói đúng. Tôi là Vua."


▪ ▪ ▪

Làm sao Philatô có thể hiểu được vương quyền của Đức Giêsu?
Thế giới của ông là độc đoán, hà khắc, tham vọng và bóc lột.

Trong khi vương quốc của Đức Giêsu xây dựng trên tình yêu,
công bằng và hòa bình,
ngai của vương quốc này là thập gía,
vương miện của Vua là mão gai.

Ở phần kết thúc chặng đường Thánh Gía tại Rome đêm thứ Sáu Tuần Thánh, năm 2000, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã có những lời rất cảm động sau đây:

"Who, if not the condemned Savior, can fully understand the pain of those unjustly condemned?

"Who, if not the King scorned and humiliated, can meet the expectations of the countless men and women who live without hope or dignity?

"Who, if not the crucified Son of God, can know the sorrow and loneliness of so many lives shattered and without a future?"

Ai có thể cảm thông được nỗi thống khổ của những con người chịu oan ức nếu không phải chính Đấng đã bị xét xử oan ức?

Ai có thể an ủi được những con người sống trong tuyệt vọng và mất hết nhân phẩm nếu không phải là vị Vua đã bị xỉ nhục, hành hạ và tra tấn?

Ai có thể hiểu được nỗi thương tâm, cô đơn của biết bao nhiêu cuộc đời tan nát không có chút tương lai nếu không phải là chính Con Thiên Chúa đã chấp nhận chịu đóng đinh và chịu chết?

Đó chính là Vua của chúng ta!

Here I Am, Lord


Hướng về Chúa (21/11/09)


(3)

Trong đời sống tâm linh nhiều lúc chúng ta mong chờ được những thay đổi lớn, những sự hoán cải trong xúc động, nước mắt và hạnh phúc. Nhưng trong thực tế chúng ta chỉ thấy cuộc sống tâm linh là một cuộc hành trình dài trong âm thầm giống như một chuyến đi trên một con tầu vượt đại dương. Chúng ta không xác định được mình đang ở đâu, đã đi được bao nhiêu vì không thấy bến bờ. Bốn bề chỉ là nước cho đến tận chân trời.


Chúng ta tin ở Thiên Chúa quan phòng. Nhưng quan phòng không có nghĩa là Ngài đã xếp đặt mọi sự và không có gì thay đổi nữa. Sự quan phòng mang hình ảnh của người Cha yêu thương săn sóc để ý đến chúng ta từng giây phút trong khi vẫn cho chúng ta hoàn toàn tự do định đoạt hướng đi cho cuộc sống. Michael Casey viết:

“Strangely, in letting us wander off on our own, God often creates through different means the very virtues we rejected in choosing our own way.”

Thiên Chúa dùng chính những gì chúng ta lựa chọn một cách sai lầm để biến đổi thành những ân huệ chúng ta cần. Ngài biến đổi sự dữ thành sự lành. Đó là cách Thiên Chúa quan phòng.

Do đó chúng cần kiên trì bền chí bước đi, không lo ngại ở những lúc lạc hướng những sai lầm và vấp ngã.

Cầu nguyện là cách chúng ta định hướng lại và điều chỉnh hướng đi để về đến đích. Trong sự quan phòng và hiện diện của Thiên Chúa, chúng ta nhìn đến tất cả những yếu tố tạo nên cuộc sống của mình, để sống thật với con người của mình, để nhìn thấy mình dưới cái nhìn của Thiên Chúa.

(còn tiếp) ...

▪ ▪ ▪

Cuộc sống của tôi có giống như cuộc hành trình trên một con tầu giữa đại dương chăng?

Tôi có kiên nhẫn âm thầm cầu nguyện hằng ngày mặc dù không cảm thấy những biến chuyển gì nhiều?

Nov. 21 - The Presentation of the Blessed Virgin Mary


Friday, November 20, 2009

The Manhattan Declaration


An unprecedented coalition of prominent Christian clergy, ministry leaders, and scholars has crafted a 4,700-word declaration addressing the sanctity of life, traditional marriage, and religious liberty. The declaration issues “a clarion call” to Christians to adhere to their convictions and informs civil authorities that the signers will not “under any circumstance” abandon their Christian consciences.

The statement, called “the Manhattan Declaration,” has been signed by more than 125 Catholic, Evangelical Christian, and Orthodox leaders, and will be made fully public at a noon press conference in the National Press Club in Washington DC on Friday.

http://www.lifenews.com/nat5693b.html


Thứ Sáu 20-11




Bài đọc
1 Maccabees 4:36-37, 52-59
1 Sử Biên Niên 29:10-13b
Luke 19:45-48

"Có lời chép rằng: Nhà Ta là nhà cầu nguyện, các ngươi đã biến thành sào huyệt trộm cướp"

▪ ▪ ▪

Những hình ảnh đối chọi nhau:
Đức Giêsu < > Các thượng tế
đền thờ < > hang trộm cướp
dân nghe lời Ngài < > kẻ buôn bán trộm cướp

Hai bài đọc liên tiếp, thánh Luca đã kể lại hai biến cố nơi đó Đức Giêsu đã bộc lộ những xúc cảm mạnh mẽ trong lòng Ngài. Hôm nay rõ ràng Ngài đang nóng giận vì cảnh ô uế trong đền thờ.

Sự nóng giận ở đây là một động lực thúc đẩy Đức Giêsu phải có phản ứng.

- Có khi nào tôi có những động lực tương tự để cải thiện sự sống quanh tôi?
- Tôi có dùng khả năng Chúa ban để phục vụ thay vì chỉ biết làm giàu cho bản thân của tôi mà thôi?

Thursday, November 19, 2009

Thứ Năm 19-11




Bài đọc
1 Mcb 2:15-29
TV 50:1b-2, 5-6, 14-15
Luca 19:41-44

Bối cảnh: 19:28-40
(Sau khi giảng dạy bằng dụ ngôn mười nén bạc trong bài đọc hôm qua, Đức Giêsu dẫn đầu tiến lên Giêrusalem.)  Khi đến gần làng Bếtphaghê, bên triền núi gọi là Ôliu. Người sai hai môn đệ và bảo:
       "Các anh đi vào làng trước mặt kia. Khi vào sẽ thấy một con lừa con chưa ai cỡi bao giờ, đang cột sẵn đó. Các anh tháo dây ra và dắt nó đi. Và nếu có ai hỏi: "Tại sao các anh tháo lừa người ta ra, thì cứ nói: "Chúa cần đến nó!"  Hai người được sai ấy ra đi và thấy y như Người đã nói.
       Các ông đang tháo dây lừa, thì những người chủ con lừa nói với các ông: "Tại sao các anh lại tháo con lừa ra?"  Hai ông đáp: "Chúa cần đến nó". Các ông dắt lừa về cho Đức Giêsu, rồi lấy áo choàng của mình phủ trên lưng lừa, và đặt Đức Giêsu lên. Người tới đâu, người ta cũng lấy áo mình trải xuống đường.
       Khi Người đến gần chỗ dốc xuống núi Ôliu, tất cả đoàn môn đệ vui mừng bắt đầu lớn tiếng ca tụng Thiên Chúa, vì các phép lạ họ đã được thấy. Họ hô lên: Chúc tụng Đức Vua, Đấng ngự đến nhân danh Chúa! Bình an trên cõi trời cao, vinh quang trên các tầng trời!
       Trong đám đông, có vài người thuộc nhóm Pharisêu nói với Đức Giêsu: "Thưa Thầy, Thầy quở trách môn đệ Thầy đi chứ!"  Người đáp: "Tôi bảo các ông: họ mà làm thinh, thì sỏi đá cũng sẽ kêu lên!

41-44
Khi đến gần Giêrusalem, trông thấy thành thì Người khóc thương thành ấy mà rằng: "Chớ chi hôm nay ngươi hiểu biết sứ điệp mang hoà bình lại cho ngươi! Nhưng giờ đây, sứ điệp ấy bị che khuất khỏi mắt ngươi. Vì sẽ đến ngày quân thù đắp luỹ bao vây ngươi, xiết chặt ngươi tứ bề. Chúng sẽ tàn phá ngươi bình địa, ngươi cùng con cái ở trong thành. Chúng sẽ không để lại hòn đá nào trên hòn đá nào, vì ngươi đã không nhận biết giờ ngươi được thăm viếng"


▪ ▪ ▪

Dùng chiêm niệm theo thánh I-Nhã, tôi hiện diện bên Đức Giêsu và hình dung xem điều gì đang đến với trái tim của Ngài. Ngài đang cảm thấy gì khi cầu nguyện cho Giêrusalem, trong nước mắt. Những ao ước sâu xa trong lòng của Ngài cho nhân loại phải chăng đang gặp thử thách? Ao ước của gà mẹ muốn che chở các con dưới cánh của mình (Mt 23,27), nhưng bị từ chối? (Gioan 1,11)

Tôi muốn thưa gì với Ngài?

Wednesday, November 18, 2009

Blessed Are the Poor in Spirit

the Reign of God Belongs to You

▪ ▪ ▪

I turned to the empty ones,
What does it mean to be poor in spirit? I asked
Is there anything good about being that poor?

The poor in spirit replied:
Can God fill anyone who is full?
And how sad if you should suddenly discover
that you are full of illusions
instead of filled with truth.

Being poor in spirit means
having nothing to call your own
except your poverty
It is a joyful awareness of your emptiness
It is the soil of opportunity
For God has space to work
in emptiness that is owned.

Being poor in spirit means
knowing that you are so small
and dependent
needy and powerless
that you live with open hands
and an open heart
waiting to be blessed.
For only then can you be blessed
if you know
that you need blessing.

Being poor in spirit
means that you have time
you are not oppressed by deadlines
There is always time for waiting
for the one who is poor.
Being poor in this way
frees you from the prison
of having to have everything
planned and structured
as though there were no tomorrow.

And finally, being poor in spirit
means being able to say
without embarassement
humbly, and yet with passion:
"I need you."

Macrina Wiederkehr

Thứ Tư 18-11




Bài đọc
2 Mcb 7:1, 20-31
TV 16(17):1, 5-6, 8, 15
Luca 19:11-28

Trong những ngày ấy, bảy anh em bị bắt cùng với thân mẫu, và thừa lệnh nhà vua, người ta dùng gậy và roi gân bò đánh đập họ, bắt buộc họ ăn thịt heo mà luật đã cấm.

▪ ▪ ▪

Hai bài đọc hôm nay cùng nói đến sự sợ hãi:

Bà mẹ và bảy người con không sợ mất mạng sống vì tôn trọng lề luật.
Người đầy tớ sợ chủ hà khắc đem giấu nén bạc được trao để sinh lợi cho chủ.

Ở đoạn Lc 8:50, Đức Giêsu nói "đừng sợ, chỉ cần tin thôi"

Sợ hãi lấy mất sự bình an và niềm vui. Sợ hãi cũng có thể là nguyên nhân của tội lỗi và những quyết định sai lầm ...

Để cho sợ hãi làm chủ mình là chưa vững tin vào Thiên Chúa

Tuesday, November 17, 2009

Thứ Ba 17-11




Bài đọc
2 Mcb 6:18-31
TV 3:2-7
Luca 19:1-10

Hỡi Giakêu, hãy xuống mau, vì hôm nay Ta phải lưu lại tại nhà ngươi

▪ ▪ ▪

Giakêu là một con người đáng bị khinh bỉ,
vừa lùn nơi vóc dáng,
vừa "lùn" trong tư cách vì làm tôi mọi cho ngoại bang.

Qủa thật, Giakêu đáng bị mọi người đẩy ra phía sau,
đáng bị che khuất,
đáng bị chà đạp dưới chân.

Nhưng ... hôm nay ơn cứu độ đã đến cho Giakêu.

Đức Giêsu đã gọi anh,
đã tha thứ cho anh
và đã tái tạo anh.

Hôm qua, Giakêu còn là kẻ bóc lột, gian tham,
hôm nay, Giakêu trở thành người rộng lượng biết bố thí

Hôm qua còn thuộc thành phần tội lỗi đáng bị tẩy chay,
hôm nay đã trở thành người môn đệ được tán thưởng.

Hôm qua còn mang đầy mặc cảm tội lỗi,
hôm nay hớn hở vui mừng vì được tiếp đón Đấng ban ơn cứu độ

Hôm qua còn bị mang tiếng làm tôi mọi cho ngoại bang,
hôm nay được nhận lại tước hiệu là con cái tổ phụ Ap-bra-ham.

Hôm qua còn là người bị lạc mất,
hôm nay là người được Đức Giêsu tìm thấy.

Monday, November 16, 2009

Thứ Hai 16-11




Bài đọc
1 Mcb 1:10-15, 41-43, 54-57, 62-64
TV 118:53, 61, 134, 150, 155, 158
Luca 18:35-43

Lạy Ngài, xin cho tôi được xem thấy.

▪ ▪ ▪

Giêricô, chặng cuối cùng trong cuộc hành trình lên Giêrusalem của Đức Giêsu.

Một đám đông đi theo Ngài. Họ mở đường, họ ồn ào, chen lấn.
Chắc hẳn họ đang vui mừng với mơ ước cho một tương lai sáng lạn.
Họ đã tìm được một vị lãnh tụ nhiều uy quyền giúp họ lật đổ đế quốc La Mã thống trị trên quê hương họ.

Trên lề con đường đó, Đức Giêsu sắp làm một phép lạ.

Theo Phúc Âm Luca, đó là phép lạ sau cùng của Ngài.
Một người mù, nghèo nàn, không có giá trị và bị loại bỏ bên lề xã hội.
Anh ta sống hoàn toàn lệ thuộc vào người khác, ngay cả việc tìm gặp Đức Giêsu.
Anh ta chẳng thấy gì cả, chẳng biết Đức Giêsu đang đến gần
mà chỉ nghe thấy một đám đông ồn ào.

Đám đông lúc đầu còn thương hại trả lời cho anh biết là Đức Giêsu đang đi đến gần,
nhưng rồi đám đông này đã cho thấy rõ họ là ai. Họ muốn bịt miệng anh vì họ chỉ muốn chiếm giữ con người đầy uy quyền này cho mục đích duy nhất của họ, muốn được chia sẻ quyền bính một khi đế quốc đã bị đánh đuổi.

Nhưng Đức Giêsu biết rõ lòng của họ.

Người mù, biết mình chẳng có gì để mất nên chẳng có gì phải sợ hãi nữa.
Anh ta lấy hết sức mình la gào thật lớn. “Lạy con vua Đavít, xin thương xót tôi!"
Anh bị mù, nhưng anh thấy rất rõ với con mắt đức tin (Đức Giêsu là con vua Đavít!).
Anh biết chắc chắn anh sẽ được con người đầy quyền năng ấy nghe tiếng của anh,
con người mà không có gì có thể ngăn cản được,
ngay cả cái chết cũng không ngăn cản được con người đó
đi tìm và cứu giúp anh em mình.

Thật vậy, Đức Giêsu đã nghe tiếng của anh, đã truyền một lệnh.
Đám đông giãn ra cho một cuộc gặp gỡ.
“Anh muốn Ta làm gì cho anh? - Lạy Ngài, xin cho tôi được xem thấy!”
Điều kỳ lạ ở đây là chính người nhìn thấy sự thật về Đức Giêsu (là con vua Đavít)
lại là người mù lòa thể xác.

Nhưng có lẽ anh ta xin được thấy một sự gì độc đáo hơn nữa:
Được nhìn thấy vinh quang của Thiên Chúa sắp được thể hiện tại Giêrusalem,
tại cuộc khổ nạn sắp đến ở đó.
Vì thế sau khi được chữa lành anh đã đi theo Ngài.

Phép lạ này còn đặc biệt hơn nữa ở chỗ đã không giới hạn nơi một người mà thôi.
Vì khi một người đã can đảm trong đức tin để được chữa lành
và hết lòng ca ngợi Thiên Chúa,
anh đã đem cả một đám đông theo anh:
“Thấy vậy toàn dân liền ca ngợi Thiên Chúa.”

Đám đông kể từ đó cũng được sáng mắt theo và cũng đã tin.
Họ không còn ẩn ý kéo Đức Giêsu theo ý định của họ nữa.
Kể từ lúc này, Luca không còn gọi họ là “đám đông” nữa,
nhưng đổi lại thành “toàn dân”: “Thấy vậy, toàn dân liền ca ngợi Thiên Chúa.”

Đoạn Phúc Âm này là một niềm hy vọng cho những ai đang bước theo Đức Kitô
trong cuộc sống hàng ngày, đi theo cho đến cùng.

Và cũng là một lời khuyến khích cho những ai muốn cộng tác với Đức Kitô,
làm trung gian đem mọi người,
nhất là những người nghèo khổ cả thân xác lẫn tâm hồn,
đến với Ngài.

Saturday, November 14, 2009

Hướng về Chúa (14/11/09)


(2)

Khi nói đến cầu nguyện hay chiêm niệm ta thực sự nói đến giây phút Thiên Chúa bước vào cuộc đời mình. Được Thần Khí Chúa thúc đẩy chúng ta “lo ra” với những công việc bận rộn để hướng về Chúa. Lúc đó có lẽ chúng ta sẽ không có được dung mạo sáng láng như Môisen từ trên núi xuống đến nỗi không ai dám nhìn, nhưng, Michael Casey viết:

“… each contact with God awakens and quickens some sparks deep within us that nothing else can touch. Opening ourselves to God is what makes us come alive.”

Mỗi lần gặp gỡ Chúa chúng ta như nhận được một tác động sâu xa trong lòng.

Trong bản chất tự nhiên chúng ta luôn có khuynh hướng quay về Thiên Chúa, do đó mọi hành động đem ta đến gần Chúa đều phù hợp với bản chất của mình.

Khi sống theo gương Đức Giêsu hoặc khi cầu nguyện, chúng ta không làm một điều gì “đạo đức” nhưng lúc đó chúng ta đang sống thật với con người của mình.

(còn tiếp) ...

▪ ▪ ▪

Mỗi khi cầu nguyện tôi ý thức mình đang sống con người thật của mình

Thứ Bảy 14-11

Bài đọc
Khôn Ngoan 18:14-16; 19:6-9
TV 104(105):2-3, 36-37, 42-43
Luca 18:1-8

Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ một dụ ngôn, dạy các ông phải cầu nguyện luôn, đừng ngã lòng

▪ ▪ ▪

"Đừng ngã lòng" nói lên lòng tin và sự trung thành.
Khi cầu nguyện tôi để ý đến món qùa hay người cho qùa?
Sự trung thành trong cầu nguyện - ngay cả lúc gặp gian nan - làm đẹp lòng Thiên Chúa.

Friday, November 13, 2009

Taize

Khóa Canh Tân Đời Sống Hôn Nhân 8 - Dallas, Texas




Mùa Thu tại vùng bắc Texas có lẽ không được tô màu đẹp bằng những nơi như Virginia hoặc đông bắc Hoa Kỳ. Nhưng khách từ xa vẫn có thể cảm nghiệm được nét “thu về” qua vài cánh lá vàng phơi mình đó đây trên các sân vườn. Mặc dù mùa Thu chứa đựng sự mệt mỏi và héo tàn, nhưng nó cũng có thể giúp làm tươi lại những cuộc tình đã một thời sống động. Đấy cũng là lòng ao ước của những cặp vợ chồng và các anh chị GĐ Đồng Hành.

Tại thành phố Dallas vào dịp cuối tuần qua, 06/11/09 – 08/11/09, các anh chị em ban MVGĐ Đồng Hành đã tổ chức khoá Canh Tân Đời Sống Hôn Nhân lần thứ 8. Được biết đây là khoá tham dự đông nhất (53 cặp) mà được thực hiện lần đầu tại vùng Dallas-Ft. Worth và phụ cận, với sự cộng tác đặc biệt của GX Th. Phêrô. Tổng cộng các tham dự viên và BTC là hơn 150 người, trong đó có cha Âu Q. Thanh (Tuyên Úy), cha Uông Q. Lượng (Tư Vấn Hôn Nhân), 2 nữ tu, 2 thầy phó tế, và cha sở Phạm V. Chinh cũng như Cha Nguyễn Thành Liêm, CT LĐCGVNHN. Cha xứ Chinh đã điều động các giáo dân để giúp ban tổ chức thể hiện buổi canh tân rất chu đáo với đầy đủ các phương tiện từ đồ ăn, thức uống, đến hệ thống audio-visual, phòng họp, và nơi cầu nguyện. Quả là một đóng góp lớn cho một xứ đạo Việt khi phải hy sinh không nấu ăn gây quỹ hằng tuần hầu có thể phục vụ các anh chị em tham dự khóa.

Khi nói về CTĐSHN, thì có những nhận xét không đúng vì hiểu lầm. CTĐSHN không phải là một dịp để được nghe các cặp vợ-chồng “kể tội” nhau, và nó càng không là dịp để “dạy đời” các tham dự viên. Các đề tài chia sẻ trong khóa không chứa đầy các từ ngữ/giáo lý chuyên môn về hôn nhân, và cũng không do các linh mục hoặc tu sĩ thuyết giảng.

Từ “tán dương” (celebrate) có lẽ là chữ kép hợp nhất để diễn tả các sinh hoạt trong một khóa CTĐSHN do nhóm Đồng Hành thực hiện. Khi tán dương, ăn mừng hay khen ngợi một việc gì hoặc một công trình nào đó, người ta xét lại cái quá trình để rồi cảm kích, suy tư về những kinh nghiệm và định lại hướng đi tương lai. Quả vậy, các sinh hoạt trong khóa CTĐSHN được soạn thảo và thi hành với mục đích giúp các tham dự viên nhìn lại cuộc sống hôn nhân qua nhiều khía cạnh khác nhau, và từ đó ý thức thêm về những điểm mà có thể cải tiến hầu dẫn tới hạnh phúc và bình an tâm hồn. Những khía cạnh hôn nhân được các cặp đã từng trải đứng ra và “bẻ bánh cuộc đời” để san sẻ lại cho các tham dự viên.

Lối bẻ bánh cuộc đời của họ hơi giống như Đức Giêsu xưa kia đã “kể truyện” để đưa Tin Mừng vào lòng dân chúng. Những mẫu chuyện đời được phân phát ra thành các đề tài như: chịu đựng, khám phá cái tôi trong “chúng tôi”, đàm thoại, tha thứ, ân ái, nền tảng, gia đình và v.v... Lồng vào những đề tài chia sẻ và hội thảo nhóm, các cặp tham dự những nghi thức cầu nguyện, thắp nến hiệp nhất, và tha thứ cho nhau giống như xưa Chúa Giêsu xóa dấu trên cát khi tha tội người đàn bà ngoại tình. Có những cặp đã thì thầm bên tai nhau khá lâu để chia sẻ những lời tha thứ và thông cảm về những đau khổ mà thời gian đã làm họ gây ra cho nhau một cách vô tình. Có vài tham dự viên chia sẻ những bức thư tình chan chứa lời âu yếm và đau lòng khi không gần nhau. Những lời yêu thương mà đã bị cuộc sống cay cuồng làm cho họ quên đi cách bộc lộ để rồi tình yêu hôn nhân bị héo mòn một cách âm thầm. Cũng có bức thư nói lên sự đau khổ vì đã đổ vỡ nhưng qua buổi CTĐSHN, họ đã xét lại và ao ước hàn gắn vết thương để cùng trở lại với nhau trong quãng đường còn lại. Thật cảm phục, và cũng thật tội nghiệp vì khóa đã cho mọi người cảm nghiệm được nhiều cái đau khổ trong cuộc sống hôn nhân mà có thể tránh được.

Sau những đề tài khá nặng về chất lượng hôn nhân, tối thứ Bảy, BTC đã tạo cơ hội cho các cặp được mừng lại tiệc cưới của họ bằng buổi celebration trịnh trọng. Mọi người mặc đồ đẹp, chụp hình riêng từng cặp và bước vào một bữa tiệc rất thịnh soạn không kém gì nhà hàng bốn sao. Trong bầu khí vui tươi và tạm gạt các lo lắng về việc làm/gia đình con cái, các cặp tình nhân được nếm lại giây phút thời mới quen nhau giống như những buổi hò hẹn tại các nhà hàng.

Mọi sinh hoạt trong 2 ngày rưỡi của khóa được xếp đặt chặt chẽ, liên tục và quan trọng là không buồn ngủ. Họ tận dụng các cách thức để giúp các người tham dự hấp thụ và cảm nghiệm một cách sống động. Trong 10 đề tài, 5 nghi thức cầu nguyện và thánh lễ, không ít thì nhiều, các người tham dự đều bị đánh động phần nào. Sự đánh động này một phần là do các cặp chịu mở lòng để Chúa Thánh Thần tác động. Phần kế là do nhóm các anh chị hỗ trợ sau lưng bằng lời cầu nguyện liên bỉ.

Quả vậy, theo lời chia sẻ của các cặp vợ chồng ngày cuối khóa, có lẽ bài chia sẻ làm nhiều người suy nghĩ nhất về những đau khổ trong cuộc sống gia đình là đề tài “Khi Thịnh Vượng Cũng Như Lúc Gian Nan”; một bài dễ nhớ và rất thông dụng là chủ đề “Đối Thoại Trong Hôn Nhân”. Bài học dí dỏm nhưng lại thực tế là “Ân Ái Trong Hôn Nhân”. Tóm lại, các anh chị em tham dự khóa CTĐSHN 8 đã ra về với những viên gạch mà có thể giúp họ tiếp tục xây nền móng của gia đình họ. Những viên đá này là đức tin, tình yêu, lòng tha thứ và hy sinh, những mơ ước và vui đùa (humor). Dĩ nhiên viên gạch đàm thoại sẽ được tận dụng nhiều hơn để giúp các cặp vợ chồng phá đi những hiểu lầm. Trong bài cuối cùng, anh/chị trưởng của BTC có khuyên các cặp hãy cố gắng làm sao để “trở thành những dấu chỉ tình yêu Thiên Chúa” tại mái ấm gia đình. Gia đình chỉ có thể là điểm tựa khi có sự hiện diện của Thiên Chúa, tức là sự yêu thương và cho đi của mỗi người.

Trước khi tham dự, có lẽ hơn một nửa số người nghĩ rằng khóa này chỉ là buổi hội thảo giống như những buổi khác. Nhưng sau khóa, mọi người cảm thấy nhẹ nhõm [không gì tốt bằng khi được tha thứ], bình an và phấn khởi hơn. Phấn khởi vì biết được rằng đời sống hôn nhân của họ nằm trong kế hoặch của Thiên Chúa. Vì vậy cuộc sống hôn nhân Công Giáo của họ khác thường, và ân sủng của bí tích hôn phối đủ để họ vượt qua những trở ngại trong cuộc đời. Điều quan trọng là không nản lòng, nhưng luôn trông cậy vào Chúa và liên kết với Người qua Thánh Thể và đời sống cầu nguyện. Thiếu Chúa thì sẽ mất tất cả.

Mùa Thu vùng Dallas năm nay sẽ không như những mùa trước. “Đấng cho mưa đúng thời đúng buổi” đã dùng khóa CTĐSHN như làn “mưa xuân tưới gội đất đai” khô cằn để rồi họ sẽ tiếp tục yêu thương và “thành một xương thịt.”

Dominic Thiện
Tham dự viên khóa CTĐSHN 8 – ‘09

▪ ▪ ▪

Xem hình của Khóa:
http://picasaweb.google.com/lh/sredir?uname=ngochoangusa&target=ALBUM&id=5402682239977895649&authkey=Gv1sRgCK_Vx5-ZprzkvwE&feat=email

Thứ Sáu 13-11

Bài đọc
Khôn Ngoan 13:1-9
TV 19:2-5ab
Luca 17:26-37

Khờ dại thay tất cả những người không chịu nhận biết Chúa, và cả những người không biết căn cứ vào các sự vật hữu hình để tìm hiểu Đấng Tự Hữu, và không chú ý đến các công trình để biết ai là Đấng Hoá công

▪ ▪ ▪

Gợi ý"
Không chịu nhận biết Chúa: Đề tài suy niệm hôm nay tiếp nối ngày hôm qua với lời của Đức Giêsu: "Nước Chúa đang ở giữa các ông"

Gần cuối năm Phụng Vụ, Giáo Hội giúp chúng ta nhìn lại cuộc sống để nhận rõ hơn mục đích của cuộc đời.

Thursday, November 12, 2009

Thứ Năm 12-11

Bài đọc
Khôn Ngoan 7:22 – 8:1
TV 118(119):89-91, 130, 135, 175
Luca 17:20-25

... Nước Thiên Chúa ở giữa các ông.

▪ ▪ ▪

Nước Thiên Chúa chính là Đức Giêsu.
Người dân Nước này là những người được Đức Giêsu ưa chuộng, như đã ghi trong bài suy niệm hôm qua.

Wednesday, November 11, 2009

Thứ Tư 11-11

Bài đọc
Khôn Ngoan 6:1-11
TV 82:3-4, 6-7
Luca 17:11-19

Một người trong bọn họ thấy mình được lành sạch, liền quay trở lại, lớn tiếng ngợi khen Thiên Chúa, rồi đến sấp mình dưới chân Chúa Giêsu và tạ ơn Người: Mà người ấy lại là người xứ Samaria

▪ ▪ ▪

Những người được Đức Giêsu khen ngợi:

người bị cùi xứ Samaria biết tạ ơn Người,
người đầy tớ nhận biết mình vô dụng
bà góa nghèo dâng cúng 2 đồng xu
người tội lỗi đứng cầu nguyện ở cuối đền thờ
người con hoang đàng biết quay trở về
người Samaria nhân hậu
...

Tôi có biết nhận ra những gì Thiên Chúa ưa thích và sống theo tinh thần đó?

Cà Phê Montréal !




Thưa qúy Cha và các anh chị em,

Nhân dịp kỷ niệm 30 năm thành lập Cộng Đồng Công Giáo VN vùng Montréal, cha Quản Nhiệm Jean Baptiste Đinh Thanh Sơn, thay vì mời các linh mục đến giảng phòng tam nhật cho giáo dân, đã yêu cầu gia đình Đồng Hành Montréal lên một chương trình đặc biệt.

Cà Phê Cộng Đòan vì thế đã ra đời với mục đích thu thập ý kiến của mọi người để có thể phát triển cộng đồng một cách tốt đẹp hơn. Về nội dung, đêm thứ sáu sẽ tổ chức World Café với câu hỏi: Anh chị có nhu cầu và ước vọng gì nơi cộng đòan của chúng ta? Đêm thứ bẩy tổ chức Open Space với câu hỏi: Làm sao để đời sống cộng đòan được tốt đẹp và dồi dào hơn?

Đây là lần đầu tiên nhóm ĐH Montréal bước ra khỏi phạm vi họat động quen thuộc của mình mà làm việc với các hội đòan khác và phục vụ các giáo dân trong cộng đồng. Một sự sai đi đầy ý nghĩa với một thử thách lớn lao kèm theo.

Xin các Cha và anh chị em trong đại gia đình Đồng Hành cầu nguyện cho gia đình ĐH Montréal làm tròn sứ mạng và tạo được hoa trái trong việc phát triển cộng đồng theo ý Chúa, vào hai ngày thứ sáu 13 tháng 11 và thứ bẩy 14 tháng 11, 2009 sắp tới đây.

Xin cám ơn các Cha, qúy anh chị và xin chúc mọi người một tuần lể an lành.

Như Liên

Tuesday, November 10, 2009

Thứ Ba 10-11

Bài đọc
Khôn Ngoan 2:23 – 3:9
TV 33(34):2-3, 16-19
Luca 17:7-10

Khi các con làm xong mọi điều đã truyền dạy các con, thì các con hãy nói rằng: "Chúng tôi là đầy tớ vô dụng, vì chúng tôi đã làm điều chúng tôi phải làm"

▪ ▪ ▪

Gợi ý:
Đức Giêsu không gạt bỏ những cố gắng của tôi, nhưng nhắc nhở tôi rằng dù tôi có cố gắng làm bao nhiêu chăng nữa, thì qùa tặng của Ngài vẫn được cho không và vô điều kiện, không dựa trên thành qủa công việc tôi làm.

Monday, November 9, 2009

Thứ Hai 9-11 - Lễ Cung Hiến Thánh Đường Latêranô

Bai doc
Ezekiel 47:1-2, 8-9, 12
TV 45(46):2-3, 5-6, 8-9.
1 Cor 3:9-11, 16-17, John 2:13-22

Người có ý nói đền thờ là thân thể Người

▪ ▪ ▪

Đền thờ là chính thân thể Đức Kitô.
Nơi đó tôi để ý đến những vết thương ... những vết thương vẫn còn đó

Một vài tâm tình sau khóa Linh Thao - Montreal



Một vài tâm tình sau khóa Linh Thao tại đan viện Xitô tại Rougemont

Đan viện Xitô Đức Bà Na-da-rét ở Rougemont là một tu viện được Đan Viện Lérins ở Pháp thành lập năm 1932.

Các tu sĩ dòng Xitô sống theo luật thánh Biển Đức (thế kỷ thứ 6), chia đều sinh hoạt trong ngày theo một thứ trật quân bình: cầu nguyện, nguyện gẫm, làm việc. Cùng thực hành đức ái, các tu sĩ cùng đi trên con đường Phúc Âm.

Bảy lần ban ngày và một lần ban đêm, các tu sĩ họp nhau lại cầu nguyện trong nhà thờ, họ rất vui khi đón tiếp chúng tôi.

Tôi không hiểu vì sao sau kỳ đi linh thao lần này tôi nổi hứng viết vài hàng tâm tình. Có lẽ lần này đã để lại trong lòng tôi một ấn tượng sâu xa chăng? Tôi phải ghi lại gấp để lưu lại những kỷ niệm của khóa này, nếu không sau một tuần ký ức tôi sẽ xóa mờ tất cả như bao lần đi linh thao trước.

Như mọi năm, sau khi đi linh thao về, ngọn lửa của Chúa Thánh Thần cháy bùng trong lòng tôi được 4 tới 6 tuần, sau đó nó tắt dần với tất cả mọi sinh hoạt hàng ngày. Vài tháng trước khi đi linh thao, chồng tôi, Billy đã nhắc chừng: «Sắp đến lúc đi cấm phòng lại rồi nhé. Đi lè lẹ lên để chồng con được nhờ.» Mẹ tôi thì… «thinh lặng», bà không đốc thúc, tháp tùng tôi như mọi lần. Cái thinh lặng của bà cũng đáng ngờ lắm. Nhưng thôi, tôi chưa suy nghĩ gì nhiều về cái thinh lặng này. Trước mắt tôi đối đầu với cái sôi bùng bùng của con cái và tâm hồn tôi trước.

Và cũng như mọi lần, tôi đi với linh thao với một tâm hồn bức rức, chỉ muốn được vài ngày nghỉ ngơi, không vướng bận lo cho con cái, gọi là nghỉ ngơi trong Chúa.

Khóa linh thao kỳ này do cha Quốc Anh hướng dẫn. Tôi đã có dịp gặp thoáng qua cha Quốc Anh khi đi khoá Canh tân Đời sống Gia đình năm 2008, nhưng lúc đó tôi chưa có dịp nói chuyện với cha. Chỉ thấy cha không giống các cha khác, có một cái gì ngồ ngộ thế thôi.

Tôi không chuẩn bị tâm hồn để đi linh thao, công việc cuốn hút tôi, ngày ngày sáng đi làm đưa con đi học, chiều đi làm về đón con. Về nhà kèm bài vở, nấu ăn, làm quan tòa, làm vệ sinh cho chúng hết thì giờ.

Tôi chỉ lên đường đi linh thao. Sau khi gởi gắm con cho nội ngoại. Tôi an tâm lên đường, có chú Trinh và cô Thúy tháp tùng. Sau này tôi mới biết chú Trinh không quá giang xe sớm hơn, ở lại để tháp tùng hai bà vì sợ hai bà đi lạc. Cô Bảo Điền hù dọa chú Trinh, nếu không tháp tùng có chuyện gì hai bà ngồi khóc bên vệ đường thì chú Trinh chịu trách nhiệm. May mắn được GPS Trinh dẫn đường nên không đi lạc.

Vào tới cỗng Đan viện, một bầu khí tĩnh mịch bao trùm, dù trời tối đen không thấy phong cảnh gì, chỉ thấy hai hàng cây bên đường và vài ánh đèn leo lét bên trong. Cô Trang, cô Vân và thầy Jean-Guy đã đứng chờ ở cửa. Cô Trang đi dự khóa từ đầu tuần, bây giờ chuẩn bị lấy chuyến buýt 8 giờ tối về lại Montréal trông con để chú Trinh đi tiếp. Bên trong hành lang rất ít đèn, chỉ đủ để thấy đường đi, một thinh lặng lạ lùng bao trùm không gian. Cô Vân đưa những người mới tới đi nhận phòng, sau đó trở lại cuộc tỉnh tâm bị gián đoạn vì các người mới tới này.

Ở bếp thì không khí nhộn nhịp hơn, tiếng cười giòn của xơ Thủy mời mọi người ăn bánh mì thịt, ăn xôi do chị Phương, vợ anh Thới gói ghém cho chồng và các bạn. Có thực mới vực được đạo, thế là mọi người nhào vào thưởng thức hương vị ngon ngọt bánh mì làm tại gia (tôi chấm 10/10 vì chưa bao giờ được ăn bánh mì ngon như vậy.)

Sau khi no bụng, mọi người lên nhà nguyện dự lễ. Nhà nguyện là một căn phòng vuông vức, không cửa sổ, một dãy hàng ghế bao quanh tường trông thật ấm cúng. Phía dưới nhà nguyện là nguyện đường chính của Đan viện, nên ngồi trên này vẫn nghe thoang thoảng âm thanh nhè nhẹ của các lời hát thánh vịnh của các cha, các thầy.

Tôi không có đủ tài văn chương để kể lại từng chi tiết của ba ngày này, tài của tôi chỉ viết đúng một trang giấy thì hết ý! Cũng như các chia sẻ của các anh chị, những gì còn đọng lại trong tâm hồn tôi là được sống và tận hưởng một nơi chốn thật an bình, một phong cảnh tuyệt vời.

Không khí an bình tĩnh mịch tại đan viện đã giúp tôi cầm lòng đi vào khóa linh thao một cách dễ dàng. Tôi cũng không ngờ được các thầy chia sẻ đời sống thường nhật của họ: tham dự giờ kinh và giờ ngồi lắng đọng trong tiếng đàn orgue thánh thót.

Mỗi ngày các thầy có 6 lần đọc kinh: 4:20, 6:45, 8:15, 8:30 sáng (thánh lễ), 11:30, 16:50 và 19:45. Các giờ kinh kéo dài từ 10 đến 50 phút. Các cha, các thầy thinh lặng kính cẩn xếp hàng lần lượt đi vào chỗ ngồi cố định của họ. Một cha đờn orgue, một cha trưởng ca đoàn, các cha thầy khác hát theo. Theo tiếng đàn thật chậm, từng câu thánh vịnh được cất lên trong bầu khí nghiêm trang, nghe thật ấm cúng và gần gũi. Điều làm tôi xúc động sâu xa, là cứ sau mỗi lần kết thúc thánh vịnh là đọc kinh sáng danh, khi đọc kinh sáng danh, các thầy các cha cúi đầu xuống thấp thật thấp, một dáng điệu cung kính và rất đẹp. Lúc đó lòng tôi dâng lên một cảm xúc: Lạy Chúa cả càn khôn, con đây nhỏ bé hèn mọn nào xứng đáng dâng lên lời ca tụng Chúa!

Một trong bốn cha ở dòng là cha Thomas, 92 tuổi, cha gần như không đứng thẳng được, lưng gù và khòm thấp xuống. Cha ngồi có vẻ như ngủ, tay không còn cầm sách hát, mắt cha đã kém, thỉnh thoảng cha chép miệng hát theo. Sau mỗi lần kinh, cha là người quay người lại tắt đèn để nhà nguyện trở lại trong ánh đèn lu mờ. Đó là hình ảnh quá cảm động, tôi sẽ khó quên. Không hiểu sao tôi quan sát cha Thomas hoài, tôi mường tượng đây là hình ảnh người cha nhân hậu trong câu chuyện Người con hoang đàng trở về. Hình ảnh người cha quá già, gương mặt đã hiện lên nét mệt mỏi, thân xác gầy còm yếu đuối nhưng lại toát lên một cái gì đó rất mãnh liệt phi thường: cả một kiên trì mong chờ, một tình yêu không điều kiện, một quyết tâm tận hiến đời mình.

Kiên trì, có lẽ đó là đức tính tôi thiếu nhiều nhất, tôi dễ bỏ cuộc, nhìn cha Thomas đứng phụ các thầy rửa chén trong chiếc áo dòng rộng thùng thình, tôi cảm thấy cha như chiếc trụ đứng đó qua bao nhiêu năm tháng. Trụ đó, để mỗi khi con cái đi xa về vẫn thấy hình ảnh của cha.

Ngắm nhìn hình ảnh này trong ba ngày vừa qua, lòng tôi cảm thấy thật bình an.

Ngoài các hình ảnh cảm động qua gương sống các cha, các thầy tại đan viện, ba ngày vừa qua chúng tôi còn được nghe các câu chuyện dí dõm của cha Quốc Anh.

Cha Quốc Anh người miền Nam, đi tu được 15 năm nay, cha nhận được ơn kêu gọi qua một khóa linh thao của một cha tây nói tiếng việt.

Cha Quốc Anh giản dị, cởi mở và vui tính. Các đề tài giảng của Cha không nặng nề, nhẹ nhàng, đầy các ví dụ gần gũi, thu hút các dự viên. Chỉ cần nhìn anh Thông vừa chăm chú nghe giảng, vừa tủm tĩm cười, vừa gật đầu đắc ý thì tôi biết là cha đang “đưa đò” xuôi buồm mát lái vì ngay khi vào khóa, cha đã cảnh cáo trước với bà con, cha chỉ là người đưa đò giúp chúng tôi đi từ “bến mê” tới “bến giác”. Một khi tới bến thì cha xin đừng ai vác cha lên bờ mà phải tự lo đi tiếp chặng đường của mình với Chúa.

Tôi từng có dịp đi linh thao với anh Thông, tôi ngạc nhiên nhìn quyển Thánh Kinh đầy màu xanh đỏ tím vàng của anh, anh tô màu, gạch đít không chừa một chữ nào, chắc chỉ ngoại trừ những chữ và, thì, là, mà… là không được tô, quyển Thánh Kinh của tôi thì trắng tinh, sạch sẽ. Hàng tuần anh cùng các bạn đi học Thánh Kinh, nghe băng Thánh Kinh, có đoạn nào không hiểu thì “chat” ngay về Việt Nam nhờ một cha giáo sư thần học dạy ở chủng viện giải thích liền, nên khi thấy anh Thông gật gù đắc ý là tôi hiểu cha Quốc Anh là người chèo đò giỏi.

Anh khâm phục cha Quốc Anh vì thấy có người thuộc lòng Kinh Thánh giống mình, đọc vanh vách Mác-cô 1, 2, 3, 4; Luca 5, 6, 7, 8 không cần mở sách.

Mỗi người trong chúng tôi đều được đưa về “bến giác”, không ít thì nhiều, qua những hình ảnh gợi ý thật vui và gần gũi vời đời sống hằng ngày.

Này nhé:

Dụ ngôn Chúa Giêsu là mục tử hiền lành: Ở Cận Đông là vùng có nhiều chiên cừu nên Chúa được tượng trưng là người chăn cừu, sống bên cạnh đàn cừu, biết rõ đàn cừu của mình. Nếu Chúa Giêsu ở Việt Nam thì Chúa sẽ chăn con gì? Chúa không thể là người chăn trâu vì tuy hình ảnh con trâu có một cái gì rất gần gũi với người Việt nhưng trâu thì không có nhiều, lại không cần phải chăn, chỉ cần một đứa con nít ngồi trên lưng, tà tà đưa trâu ra đồng, thả cho trâu tự do ăn cỏ, sau đó về nhà chơi ngủ, chiều tối ra đưa trâu về. Trâu lại không hứng chí đi lạc. Với lại, nếu phải vẽ hình Chúa Giêsu vác nguyên con trâu trên vai thì coi không được chút nào. Không ai vác nổi! Vì những lý do trên, cha gợi lên hình ảnh thân thương của người chăn vịt ở những cánh đồng bát ngát miền Nam.

Chăn vịt thì khó hơn chăn cừu nhiều, người chăn vịt luôn luôn sợ một chuyện: kẻ trộm, buổi tối phải ngủ ngoài chòi để canh trộm! Người chăn vịt luôn luôn phải tìm chỗ mới để đưa đàn vịt tới ăn vì chỗ cũ hết đồ ăn! Người chăn vịt không được an ủi như người chăn cừu, người chăn cừu buồn buồn còn ôm con cừu vào lòng vỗ về nó, và nó nằm yên để mình ôm. Con vịt thì trớt lớt! Đã thế, mỗi lần có dịch, có bệnh thì vịt chết hàng đàn, không kịp chôn! Tôi buồn buồn khi nghĩ mình là vịt, nhưng ngẫm nghĩ tôi là vịt thật, đi linh thao cả mười năm nay, mà lần nào cũng như đi lần đầu, lời giảng như nước đổ trên đầu vịt tôi! Tôi lại hay nghe theo đám đông, nghe ai nói bùi bùi tai cũng muốn nhảy qua phía kẻ trộm chơi cho biết. Tôi vẫn thích Chúa Giêsu là hình ảnh người chăn chiên, bởi vì nếu Chúa Giêsu chăn vịt thì tôi buồn quá, hình ảnh con vịt xấu quá, dân gian lại hay nói: Độc như thịt vịt!

Dụ ngôn của Người con hoang đàng trở về: Hình ảnh người cha già nua chạy ra ôm đứa con như để che chở cho nó khỏi bị những cú đòn của dân làng, của bà con vì đây là một sĩ nhục không phải cho gia đình mà cho cả làng. Người cha phải “nâng nhân phẩm” con lên để người khác đừng xúc phạm đến nó. Cha lấy hình ảnh của một ông già ở Việt Nam ngồi vĩa hè vá bánh xe đạp vào năm 1978. Mỗi lần cha đem cái bánh xe đạp nát bấy xin “ông vá cho cháu” là ông cặm cụi cắt từng miếng cao su nhỏ để vá dù bánh xe đã nát bấy không còn chỗ để vá. Chúa Giêsu như người cha già cặm cụi vá từng chút một những vết rách trong tim của chúng ta để chúng ta có thể tiếp tục lăn bánh trên con đường gồ ghề của cuộc đời;

Chuyện ông Gia-kêu gặp Chúa: ông Gia-kêu lùn: lùn thể xác và cũng là lùn trong tâm hồn. Ông khôn và chạy tới đàng trước leo lên một cây rậm rạp núp để chờ Chúa đi qua. Có gì thẹn bằng, cho là thí dụ, mình đang leo cây để nhìn vào nhà người ta, mà tự dưng chủ nhà mở cửa sổ kêu đúng tên mình! Ông Gia-kêu như vậy, đang núp ngon lành thì Chúa Giêsu cùng đám đông đi tới. Ngài lại ngừng đúng cái cây mà ông trốn, rồi lại kêu đúng tên Gia-kêu và ra lệnh cho ông ta xuống đây. Trong Kinh Thánh viết là ông Gia-kêu vội vàng tụt xuống nhưng cha Quốc Anh thì nghĩ là ông bị té cái đùng... và may thay rớt vào vòng tay của Chúa Giêsu.

Cứ những câu chuyện kể dí dõm gây ấn tượng như thế làm chúng tôi cứ muốn nghe tiếp, muốn cha nói thêm các chi tiết, cha nói: “Nói hết bây giờ, lần sau còn gì để nói” hoặc: “Tiền nào của đó, đi linh thao 3 ngày thì chỉ được nghe chừng đó thôi.”

Cha đã quảng cáo linh thao rất hay, làm cho ai cũng giơ cả hai tay khi ban tổ chức hỏi có ai sẽ đi khóa linh thao năm 2010.

Dư âm của khóa linh thao này sẽ tiếp tục giúp tôi lăn bánh trên con đường đến với Chúa và giúp cho tôi biết lựa chọn, không hẳn chỉ là cái tốt, mà là cái tốt hơn cho đời sống của tôi.

Để kết thúc, tôi xin mượn lời chia sẽ ngắn gọn của chị Tuyết trong đêm chia sẻ kéo dài hơn hai giờ, gói ghém gọn gàng trong hai chục chữ sau:

“Tuyết xin được chia sẻ, Tuyết cám ơn ban tổ chức và mong gặp lại các anh chị sang năm”.

Hiền Minh

Saturday, November 7, 2009

Thứ Bảy 7-11

Bài đọc
Rom 16:3-9, 16, 22-27
TV 144(145):2-5, 10-11
Luca 16:9-15

Ai trung tín trong việc nhỏ, thì cũng trung tín trong việc lớn; ai gian dối trong việc nhỏ, thì cũng gian dối trong việc lớn

▪ ▪ ▪

Gợi ý: Việc nhỏ dẫn đến việc lớn

Những hành động tội ác ghê gớm trên thế giới ngày hôm nay không xảy đến một sớm một chiều, nhưng do những tích tụ lâu ngày của những oán ghét căm thù nhỏ nhặt.

Ngược lại,

Với ơn sủng của Thiên Chúa, lòng yêu mến Thiên Chúa và anh chị em đến từ những việc nhỏ nhặt, những lời cầu xin đơn sơ liên lỉ bồi đắp lâu ngày.

Friday, November 6, 2009

Thứ Sáu 6-11

Bài đọc
Rom 15:14-21
TV 97(98):1-4
Luca 16:1-8.

Tôi tin chắc rằng anh em có đầy thiện cảm, và đầy mọi sự hiểu biết, cho nên anh em có thể khuyên bảo lẫn nhau.

▪ ▪ ▪

Thánh Phaolô có khả năng nhận ra được những sự tốt lành nơi những người mà ngài gặp và biết cách đối thoại thiêng liêng với họ. Đó là những điều cần thiết cho tôi trong đời sống cộng đoàn.

Thursday, November 5, 2009

Thứ Năm 5-11

Bài đọc
Rom 14:7-12
TV 26(27): 1-4, 13-14
Luca 15:1-10

Ai trong các ông có một trăm con chiên, và nếu mất một con, lại không để chín mươi chín con khác trong hoang địa mà đi tìm con chiên lạc, cho đến khi tìm được sao? Và khi đã tìm thấy, người đó vui mừng vác chiên trên vai, trở về nhà ...

▪ ▪ ▪

Gợi ý:
- Tìm con chiên lạc: Trong đời sống tâm linh, tôi tưởng rằng mình đang chủ động đi tìm Chúa hay ngược lại Chúa đã bỏ cả thiên đàng để đi tìm tôi?
- Vác chiên trên vai: hình ảnh này nói lên sự mừng rỡ qúa mức của người mục tử hay vì chiên đã qúa mệt mỏi với nhiều thương tích nơi chân? Hay cả hai?

Wednesday, November 4, 2009

Joy!

Thứ Tư 4-11

Bài đọc
Rom. 13:8-10
TV 111(112):2,4-5,9
Luca 14:25-33

Có ai trong các ngươi muốn xây tháp mà trước tiên không ngồi tính toán phí tổn cần thiết, xem có đủ để hoàn tất không ...

▪ ▪ ▪

Tiếp nối bài Phúc Âm hôm qua, hôm nay tôi suy niệm về sự chuẩn bị cần phải có khi tôi muốn đáp lời mời gọi của Đức Giêsu.

Tuesday, November 3, 2009

Thứ Ba 3-11

Bài đọc
Rom. 12:5-16
TV 130(131)
Luca 14:15-24

Tới giờ dự tiệc, ông sai đầy tớ đi báo cho những kẻ được mời để họ đến, vì mọi sự đã dọn sẵn sàng rồi.

▪ ▪ ▪

Thiên Chúa ao ước kết hiệp mật thiết với tôi

"No human being has ever desired anything as much as God desires to be with him or her." Meister Eckhart

"God has enough of all things. Contact with the soul is the one thing he never has enough of." Mechtild of Magdeburg

Monday, November 2, 2009

Pie Jesu



Pie Jesu, Pie Jesu,
Merciful Jesus, merciful Jesus
Pie Jesu, Pie Jesu,
Merciful Jesus, merciful Jesus
Qui tollis peccata mundi;
who takes away the sins of the world
Dona eis requiem,
Grant them rest
Dona eis requiem.
Grant them rest

Agnus Dei, Agnus Dei,
Lamb of God, Lamb of God
Agnus Dei, Agnus Dei,
Lamb of God, Lamb of God
Qui tollis peccata mundi;
who takes away the sins of the world
Dona eis requiem,
Grant them rest
Dona eis requiem.
Grant them rest
Sempiternam, sempiternam requiem.
Grant them eternal rest

Thứ Hai 2-11, kính nhớ các Linh Hồn

Bài đọc
Kn 3, 1-9
Rm 5, 5-11
Ga 6:37-40

Khi ấy, Chúa Giêsu nói với đám đông rằng: Tất cả những người Chúa Cha ban cho tôi đều sẽ đến với tôi, và ai đến với tôi, tôi sẽ không loại ra ngoài, vì tôi tự trời mà xuống, không phải để làm theo ý tôi, nhưng để làm theo ý Đấng đã sai tôi. Mà ý của Đấng đã sai tôi là tất cả những kẻ Người đã ban cho tôi, tôi sẽ không để mất một ai, nhưng sẽ cho họ sống lại trong ngày sau hết. Thật vậy, ý của Cha tôi là tất cả những ai thấy người Con và tin vào người Con, thì được sống muôn đời, và tôi sẽ cho họ sống lại trong ngày sau hết."