Friday, August 2, 2013

Ba chị em

Lm. Nguyễn Công Đoan S.J.
 
 
“Chúa Giêsu yêu mến cô Mác-ta, cùng với hai người em là Maria và La-da-rô” (Ga 11,5).
 
Sách Tin Mừng Luca kể về hai chị em Mac-ta và Maria trong chuyến Chúa Giêsu đi lên Giêrusalem (10,38-42). Mác-ta tỏ ra là chị cả, “chủ gia đình”: đón Chúa Giêsu vào nhà rồi tất bật lo chuyện bếp núc. Maria tỏ ra là cô em, ngồi bên chân Chúa, thả hồn theo lời Chúa, như thể không có gì khác phải bận tâm. Bà chị xin Chúa can thiệp, sai Maria xuống giúp một tay trong bếp. Chúa Giêsu bênh Maria: “cô đã chọn phần tốt nhất và sẽ không bị lấy đi.” Chúa lại như trách Mac-ta lo lắng nhiều thứ quá.

Câu chuyện này thường bị các nhà giảng thuyết “bắt cóc” để đem vào một cuộc tranh luận hoàn toàn xa lạ với sách Tinh Mừng: tranh hơn thua giữa họat động và chiêm niệm.

 Sách Tin Mừng Gioan dành cả một chương về gia đình này, kể thêm người em trai tên là La-da-rô và cho biết tương quan đặc biệt giữa Chúa Giêsu với gia đình này : “Chúa Giêsu yêu mến cô Mac-ta, cùng với hai người em là Maria và La-da-rô”. Câu chuyện kể về gia đình này là cái chết của La-da-rô và việc Chúa Giêsu gọi La-da-rô ra khỏi mồ bốn ngày sau.

Trong câu chuyện này ta vẫn có thể nhận ra dung mạo của hai bà chị như trong sách Tin Mừng Luca : Mac-ta vẫn là bà chị,  “chủ gia đình”, Maria vẫn là cô em được chiều chuộng.
 
Trong bài này, chỉ xin đề cập khía cạnh: ba chị em được Chúa Giêsu yêu mến, như ba hình tượng của những người đón nhận và đáp lại tình yêu của Chúa.

Điều thứ nhất nổi lên trước mắt chúng ta là sách Tin Mừng chẳng hề nói lý do gì khiến Chúa Giêsu yêu mến ba chị em nhà này, nhưng họ biết là họ được Chúa Giêsu yêu mến.

Hoàn cảnh Chúa Giêsu lúc xảy ra cái chết của La-da-rô: “Bấy giờ người Do Thái lại tìm cách bắt Đức Giêsu, nhưng Người đã thóat khỏi tay họ. Người lại ra đi sang bên kia sông Gio-đan, đến chỗ trước kia ông Gio-an đã làm phép rửa và Người ở lại đó” (Ga 10,39-40).

Chúa Giêsu đang trốn tránh đối phương ở Giêrusalem vì họ tìm bắt Chúa, thế mà ba chị em Mac-ta vẫn bíêt chính xác nơi Chúa Giêsu đang ở; khi cần nhắn tin cho Chúa bíêt về tình trạng sức khỏe của La-da-rô thì hai bà chị cho người tới gặp Chúa Giêsu ngay tại nơi Chúa đang ở.

Lời nhằn tin thật ngắn gọn (đúng lối văn sms ngày nay!). Có thể dịch “Cục cưng của Thầy đang đau”. Lời nhắn tin này cho thấy ba chị em này được Chúa Giêsu thưong mến tới mức nào. Cậu em La-da-rô là “Cục Cưng của Chúa”, còn hai bà chị thì cũng rất thân mật với Chúa để có thể gởi sms với nội dung và giọng văn như thế.

Điều đáng ngạc nhiên nếu so sánh với câu chuyện tương tự ở Cana trong chương 4: vị quan chức nhà vua từ Ca-phác-na-um lên Cana tìm Chúa Giêsu (cũng hai ngày đường) và xin Chúa cứu chữa đứa con trai đang đau nặng: “Xin Ngài xuống trước khi con tôi chết!”. Chúa Giêsu chữa lành tức khắc từ xa: “Ông về đi, con ông sống đó!”… Ông tin lời Chúa Giêsu và ra về. Cùng lúc đó thì ở nhà cũng cho người đi lên để báo tin cho ông. Hai bên gặp nhau giữa đường. Ông nghiệm ra là chính lúc Chúa nói với ông: “Con ông sống đó!” thì con ông khỏi bệnh.

So sánh lời xin trực tiếp của vị quan chức với sms từ Betania gần Giêrusalem tới Chúa Giêsu đang ở Betania bên kia sông Giođan (nơi ông Gio-an làm phép rửa, Ga 1,28) thấy một sự khác biệt lớn. Viên quan chức xin Chúa Giêsu “Xin Ngài xuống ngay trước khi con tôi chết”. Hai chị em Mác-ta và Maria không xin gì cả, chỉ báo cho Chúa biết là “Cục cưng của Thầy đang đau”.

Phản ứng của Chúa Giêsu lại càng đáng ngạc nhiên. Chúa không nói gì cả và cứ ở lại đó thêm hai ngày nữa. Hai ngày sau Chúa nói với các môn đệ: “Chúng ta hãy trở lại miền Giu-đê!” Các môn đệ không hiểu tại sao Chúa lại liều mạng như vậy: “Người Do Thái hiện đang tìm ném đá Thầy, mà Thầy mà Thầy lại còn đi tới nơi ấy sao?” Chúa giải thích lý do: “La-da-rô bạn của chúng ta đang ngủ. Thầy đi đánh thức anh ấy đây!” Lời Chúa nói tiết lộ thêm mối tương quan giữa La-da-rô với cả nhóm môn đệ: “Bạn của chúng ta”. Các môn đệ thắc mắc: người bệnh mà ngủ được thì sẽ khỏe lại, cần chi phải liều mạng đi lên mà đánh thức”.

Nếu sự thật là như thế thì càng thấy La-da-rô là “cục cưng” tới mức nào. Chúa Giêsu liều mạng đi hai ngày đường lên Bêtania gần Giêrusalem để dánh thức “cục cưng” đang ngủ!

Nhưng Chúa nói ngay sự thật để các môn đệ khỏi thắc mắc: “La-da-rô đã chết!”. Nhưng lại thêm một câu bí ẩn: “Thầy mừng cho anh em, vì Thầy đã không có ở đó, để anh em tin. Nhưng thôi, chúng ta hãy đến với anh ấy.”

Trong tiệc cưới Cana, Chúa Giêsu đã làm dấu lạ đầu tiên ở Cana để “tỏ vinh quang” của Người và “các môn đệ tin vào Người”. Dấu lạ thứ hai tại Cana thì vị quan chức và cả nhà tin vào Chúa Giêsu vì Chúa đã cho con ông sống. Bây giờ Chúa lại bảo : “ La-da-rô đã chết. Thầy mừng cho anh em vì Thầy đã không có ở đó, để anh em tin”.

Thế ra Chúa đã cố tình “vắng mặt”, chờ cho “Cục Cưng” của Chúa và cũng là bạn của các môn đệ chết rồi mới tới, để cho các môn đệ tin! Thật là khó hiểu! Người dưng nước lã thì Chúa chữa liền từ xa, khiến cả nhà vị quan chức tin vào Chúa. “Cục cưng” của Chúa thì phải trải qua cái chết trong lúc Chúa vắng mặt để cho các môn đệ tin! Khó hiểu thật !

Cuộc đối thọai giữa Chúa Giêsu với Mác-ta rồi Maria lần lượt cho thấy hai chị em đã tin vào Chúa rồi, nhưng đều nói như nhau : « Giá mà có Thầy ở đây thì em con đã không chết ! » Vẫn là « trình độ » của viên quan chức « xin Ngài xuống trước khi con tôi chết ». Chúa Giêsu đòi hai chị em phải tin Chúa là « sự sống lại và là sự sống », sự sống theo sau sự sống lại chứ không phải sự sống trước khi chết. Thế ra « cục cưng của Chúa » phải trải qua cái chết để minh họa chân lý này, trở thành biểu tượng của chính Chúa Giêsu, Chúa cũng phải chết rồi sống lại để có thể là sự sống lại và là sự sống.

Chúa không đòi người dưng nước lã nhưng đòi « Cục Cưng » phải trải qua cái chết, nấm mồ để minh họa cho Chúa.

Chính Chúa Giêsu Con Một yêu dấu của Thiên Chúa cũng phải trải qua cái chết để « là sự sống lại và là sự sống ». Khi Thiên Chúa thử thách lòng tin của Ap-ra-ham, đòi ông đem « đứa con, đứa con một, đứa con yêu dấu » đi tế lễ cho Thiên Chúa, thì phút chót Thiên Chúa bảo ông ngừng tay lại. Nhưng khi Thiên Chúa ban người Con, Con Một, Con Yêu Dấu của Thiên Chúa thì Thiên Chúa không ngừng tay mà để cho Con phải chết trên thập giá, phải bị chôn trong mồ rồi mới cho chỗi dậy.

Cục Cưng thật là Cục Cưng thì phải như thế.

Hai anh em Giacôbê và Gioan, được Chúa yêu mến, dám nói nhỏ với Chúa : « Tụi con xin Thầy làm cho chúng con điều chúng con sắp xin ». Thế là xin Chúa « ừ » trước rồi mới nói ra điều mình xin ! Chúa đề nghị liền : « Có uống chén Thầy sắp uống và chịu phép Rửa Thầy sắp chịu không ?» Hai anh em cũng chẳng hiểu gì, nhưng chịu liền. Chúa cho liền : « Chén Thày sắp uống thì anh em cũng sẽ uống, phép Rửa Thầy sắp chịu thì anh em cũng sẽ chịu ». Hai anh em muốn được gần Chúa hơn những người khác thì Chúa cho uống cùng một chén đắng, chịu cùng một phép Rửa trong đau khổ và cái chết (x. Mác-cô 10,35-40).

Chẳng ai có thể trở nên « Cục Cưng » của Chúa nếu không chấp nhận chén đắng Chúa phải uống và Phép Rửa Chúa phải chịu, vì chính Chúa là Con, Con Một, Con Yêu Dấu của Thiên Chúa đã phải uống chén Chúa Cha trao.

Hai chị em Mác-ta và Maria được Chúa yêu mến nhưng cũng phải khóc hết nước mắt vì cái chết của « Cục Cưng ». Chính Chúa Giêsu cũng phải khóc vì « Cục Cưng » đã ở trong mộ bốn ngày và vì thấy hai bà chị cùng với bạn bè phải khóc. Tất cả phải khóc trước khi được cười.

Một điều khác đáng suy nghĩ : sách Tin Mừng không hề nói lý do tại sao Chúa Giêsu lại yêu mến ba chị em này, nhất là « Cục Cưng của Chúa ». Chẳng có lý do nào cả !

Và họ đáp lại như thế nào ? Tin Mừng Luca có vẻ cho thấy Mác-ta chăm lo việc tiếp đón và nuôi Chúa, Maria thì ngồi dưới chân Chúa mà nghe. Hai chị em, mỗi người một cách cùng lo việc đón tiếp Chúa vào nhà mình. Nếu cả hai chị em cùng xuống bếp thì Chúa ngồi nói với gốc cột. Nếu cả hai chị em cùng ngồi nghe thì Chúa chẳng có được ly nước lã mà uống.

 Lấy bản văn này để đưa vào cuộc tranh giành hơn thua giữa chiêm niệm và họat động là “bắt cóc”, vì trong Tin Mừng Luca không hề có vấn đề này. Maria đã chọn phần tốt nhất vì chọn Lời Chúa. Tin Mừng Luca nhiều lần nói đến tính ưu tiên của Lời Chúa. “Tại sao anh em gọi Thầy: “Lạy Chúa, lạy Chúa!” Mà anh em không làm điều Thầy dạy?” (6,46). “Phúc thay kẻ lắng nghe và tuân giữ Lời Thiên Chúa” (11,28). 

Tin Mừng Gioan kể tiếp về bữa ăn đãi Chúa Giêsu : Mác-ta phục vụ, Maria lấy chai dầu thơm quí giá xức chân Chúa rồi lấy tóc mà lau. Còn La-da-rô ngồi ăn với Chúa. Đúng là « Cục Cưng » ! Chẳng làm gì cả, chỉ để cho Chúa và hai bà chị « cưng » mình thôi.

Nhưng chuyện không kết thúc ở đó vì rốt cục thì người Do Thái quyết định giết Chúa Giêsu vì làm quá nhiều dấu lạ và giết cả La-da-rô nữa « vì tại anh mà nhiều người Do Thái bỏ đi và tin vào Đức Giêsu » (Ga 12,10-11). « Cục cưng » thì phải chung số phận với Chúa.

Thánh Phêrô được Chúa hỏi ba lần : « Anh có yêu mến Thầy không ? », mỗi lần ông đều trả lời «  ! » và mỗi lần Chúa đều trao đoàn chiên của Chúa cho ông chăn dắt. Sau lần thứ ba Chúa thêm : « Khi đã về già, anh sẽ phải dang tay ra… Người nói vậy có ý ám chỉ ông sẽ phải chết cách nào để tôn vinh Thiên Chúa » (21,18-19). Chúa Giêsu yếu mến ông Phêrô lắm nên mới hỏi như thế, (hỏi người dưng nước lã câu đó thì chắc là người ta dẫn vào nhà thương Chợ Quán !) và trao đòan chiên của Chúa cho ông chăn dắt. Chúa trao gia nghiệp của Chúa cho người bạn thân nhất, người bạn mà Chúa có thể tin tưởng như chính mình. Người bạn ấy cũng phải chung số phận hoàn toàn với Chúa Giêsu: « Chết cách nào để tôn vinh Thiên Chúa » giống như Chúa Giêsu.

Ai muốn làm « Cục Cưng » của Chúa thì cứ mạnh dạn xin, nhưng phải sẵn sàng như hai anh em con ông Dê-bê-đê, như thánh Phêrô : « Con sẽ hy sinh mạng sống con vì Chúa » (Ga 13,37).

Saturday, June 29, 2013

June 29

The wavering saint who is the masterstroke of Christianity
Catholic Herald

St Peter and St Paul, the two most important figures in the early dissemination of Christianity, share the same feast day, even though they did not always see eye to eye in life. Paul, of course, holds an unassailable position as Apostle to the Gentiles. Peter, however, is the masterstroke of Christianity.
Read more >>

The Evidential Power of Beauty - Charles J. Chaput O.F.M.
Catholic Exchange

A friend once told me the story of how she first met God. She doesn’t remember her age; it must have been about 4 or 5. Her family lived in the countryside on the rim of one of our big eastern cities. And one June evening, cloudless, moonless, with just the hint of a humid breeze, her father took her out into the back yard in the dark and told her to look up at the sky. From one horizon to the other, all across the black carpet of the night, were the stars — thousands of them, tens of thousands, in clusters and rivers of light. And in the quiet, her father said, “God made the world beautiful because he loves us.”
Read more >>

Tuesday, May 28, 2013

Paul Nguyen taking priest rites



... When he came back to the U.S., Nguyen ended the relationship with this girlfriend and became involved with the Vietnamese Christian Life Community in Massachusetts. He changed his life path to loving God and serving God through his people...

Read more >>

Tuesday, April 16, 2013

The Last Words of Bergoglio Before the Conclave


by Sandro Magister

ROME, March 27, 2013 – It is a widespread opinion, confirmed by numerous testimonies, that the intention of electing pope Jorge Mario Bergoglio grew substantially among the cardinals on the morning of Saturday, March 9, when the then-archbishop of Buenos Aires spoke at the second to last of the congregations - covered by secrecy - that preceded the conclave.

His words made an impression on many. Bergoglio spoke off the cuff. But we now have the account of those words of his, written by the hand of the author himself.

Bergoglio's remarks in the preconclave were made public by the cardinal of Havana, Jaime Lucas Ortega y Alamino, in the homily of the chrism Mass that he celebrated on Saturday, March 23 in the cathedral of the capital of Cuba, in the presence of the apostolic nuncio, Archbishop Bruno Musarò, of the auxiliary bishops Alfredo Petit and Juan de Dios Hernandez, and of the clergy of the diocese.
. . . .

Read more: http://chiesa.espresso.repubblica.it/articolo/1350484?eng=y


▪ ▪ ▪
 

EVANGELIZING THE PERIPHERIES

by Jorge Mario Bergoglio

Reference has been made to evangelization. This is the Church's reason for being. “The sweet and comforting joy of evangelizing” (Paul VI). It is Jesus Christ himself who, from within, impels us.

1) Evangelizing implies apostolic zeal. Evangelizing presupposes in the Church the “parresia" of coming out from itself. The Church is called to come out from itself and to go to the peripheries, not only geographical, but also existential: those of the mystery of sin, of suffering, of injustice, those of ignorance and of the absence of faith, those of thought, those of every form of misery.

2) When the Church does not come out from itself to evangelize it becomes self-referential and gets sick (one thinks of the woman hunched over upon herself in the Gospel). The evils that, in the passing of time, afflict the ecclesiastical institutions have a root in self-referentiality, in a sort of theological narcissism. In Revelation, Jesus says that he is standing at the threshold and calling. Evidently the text refers to the fact that he stands outside the door and knocks to enter. . . But at times I think that Jesus may be knocking from the inside, that we may let him out. The self-referential Church presumes to keep Jesus Christ within itself and not let him out.

3) The Church, when it is self-referential, without realizing it thinks that it has its own light; it stops being the “mysterium lunae" and gives rise to that evil which is so grave, that of spiritual worldliness (according to De Lubac, the worst evil into which the Church can fall): that of living to give glory to one another. To simplify, there are two images of the Church: the evangelizing Church that goes out from itself; that of the “Dei Verbum religiose audiens et fidenter proclamans" [the Church that devoutly listens to and faithfully proclaims the Word of God - editor's note], or the worldly Church that lives in itself, of itself, for itself. This should illuminate the possible changes and reforms to be realized for the salvation of souls.

4) Thinking of the next Pope: a man who, through the contemplation of Jesus Christ and the adoration of Jesus Christ, may help the Church to go out from itself toward the existential peripheries, that may help it to be the fecund mother who lives “by the sweet and comforting joy of evangelizing.”

Rome, March 9, 2013

Monday, April 15, 2013

Chúa Giêsu Phục Sinh đi chọn một người chăn dắt chiên của Chúa (Gio-an, chương 21)

Nguyễn Công Đoan,S.J.

Sách Tin Mừng Gioan kể chuyện thánh Phêrô chối Chúa (Ga 18,15-17) với mấy đặc điểm sau đây:
    Khi bọn sai nha đến bắt Chúa, Chúa ra đón và hỏi: các anh tìm ai? Họ đáp: Giêsu Nadaret. Chúa trả lời: "Ta Là". Họ ngã ngửa. Họ đứng lên, Chúa hỏi nữa. Rồi Chúa nói: Tôi đã bảo các anh: "Ta Là". Trong bản văn Hy Lạp (Ego eimi : Ta Là) đây là Thánh Danh Thiên Chúa đã mặc khải cho ông Môsê (Xh 3,14). Trong Sách Tin Mừng Gioan nhiều lần Chúa Giêsu dùng danh xưng này để nói về mình.
    Khi ông Simon Phêrô vào sân dinh Thượng Tế và ngồi sưởi ké bên đống lửa than của bọn sai nha, ba lần bị chỉ mặt là môn đệ của Chúa Giêsu thì ba lần ông chối : Không phải (oukh eimi : tôi không là ngược với lời Chúa Giêsu khẳng định: Ta Là !
  
Hôm nay, người môn đệ mà trong bữa Tiệc Ly ông đã nhờ hỏi nhỏ Chúa xem ai là kẻ phản nộp Chúa, nói với ông: "Chúa đấy". Nghe thế ông liền lấy áo quấn ngang lưng, vì ông đang trần truồng, và ông nhảy xuống nước.
    Trong sách Sáng Thế, sau khi trái cấm mở mắt cho Adam và Evà thấy mình trần truồng, họ lấy lá vả (là thứ lá cây lớn nhất thường thấy) quấn ngang lưng; rồi khi nghe tiếng bước chân Thiên Chúa thì họ núp vào lùm cây. Thiên Chúa gọi: "Ađam, người ở đâu?"
    Sách Tin Mừng Gioan không kể chuyện gì xảy ra với ông Simon Phêrô sau tiếng gà gáy, như các sách Tin Mừng Nhất Lãm, nhưng để dành đến hôm nay mới trở lại câu chuyện. Ông Simon Phêrô phản ứng giống Ađam. Ađam ở trong vườn thì có lùm cây mà núp, Phêrô đang trên thuyền thì chỉ có cách nhảy xuống nước mà núp.
    Vào bờ ông cũng thấy một đống lửa than, Chúa Giêsu dọn cho ông và các bạn, lại có bánh và cá đặt trên. Đống lửa than này làm sao mà không gợi cho ông Phêrô nhớ lại đống lửa than của của bọn sai nha trong sân dinh Thượng Tế cái đêm tăm tối kia.
    Chúa bảo: hãy đến mà ăn. Chúa đến, cầm lấy bánh và cá trao cho các ông. Cảnh này gợi lại hôm Chúa ngồi trên núi, trao bánh và cá cho đám đông (ch.6).
    Sau bữa Chúa đãi đám đông trên núi, tại Ca-phac-na-um, khi nhiềumôn đệ bỏ đi, Chúa Giêsu hỏi nhóm Mười Hai: "Cả anh em nữa, anh em cũng muốn bỏ đi hay sao?" (6,67) thì ông Phêrô thay mặt nhóm Mười Hai khẳng khái: "Bỏ Thầy chúng con đi với ai… ".
    Sau bữa ăn sáng  quanh đống lửa than bên hồ, Chúa gọi đích danh và hỏi: "Simon con ông Gio-an, anh có yêu mến Thầy hơn những người này không?" Sự so sánh này làm cho ông phải nhớ lại lời ông cam kết trong bữa Tiệc Ly: "Con sẽ hy sinh mạng sống con vì Thầy" (13,37). Hôm nay thì ông không còn dám vỗ ngực tự phụ như thế nữa. Ông dựa vào Chúa: "Thưa Thầy, Thầy biết " Phiền nỗi là Chúa lặp lại cùng một câu hỏi hai lần nữa, nhưng tế nhị bỏ cái vế so sánh cho ông đỡ ngượng. Đến lần thứ ba thì ông hết chịu nổi, ông buồn, và ông nại đến sự thông biết vô cùng của Chúa: "Thưa Thầy, Thầy biết mọi sự, Thầy biết" (x.Tv 139).

Bên đống lửa than trong sân dinh Thượng Tế, ba lần trong một đêm ông nhận rằng ông chẳng là gì. Sáng nay ông và các bạn nhận mình là những kẻ đánh cá vô tích sự, suốt đêm chẳng được gì để ăn. Sáng nay ông vừa nhận ra mình là kẻ trần truồng và đi núp, giống như Ađam.
    Bên đống lửa than của Chúa ở bờ hồ, khi trả lời câu Chúa hỏi ba lần,  ông chỉ còn biết dựa vào sự thông biết, sự thông biết vô cùng của Chúa.
    Bây giờ thì Chúa có thể an tâm trao cả chiên mẹ. chiên con của Chúa cho ông chăn nuôi, và Chúa cũng đòi ông giữ cả lời hứa hy sinh mạng sống, nhưng không phải thay cho Chúa, mà để tôn vinh Thiên Chúa giống như Thầy Giêsu, vị Mục Tử kiểu mẫu, hiến mạng sống vì đoàn chiên.
    Ngày đầu, ông nghe lời Thầy của ông là vị Tiền Hô giới thiệu Chúa Giêsu và đi theo.
Hôm nay, sau khi đã cho ông biết rõ sứ mạng và số phận của ông, chính Chúa Giêsu trực tiếp gọi ông: "Hãy theo Thầy."

Trong nghi thức bầu Giáo Hoàng, sau khi đắc cử, vị tân cử phải trả lời hai câu hỏi theo nghi thức: "Ngài có nhận kết quả bầu cử này không?" và "Ngài nhận tông hiệu là gì?"
Đức Thánh Cha Phanxicô đã trả lời câu hỏi thứ nhất như sau: "Tôi là kẻ tội lỗi và tôi ý thức điều đó, nhưng tôi rất tin vào lòng thương xót của Thiên Chúa, vì các vị đã bầu tôi, đúng hơn, vì Chúa đã chọn tôi, tôi nhận" (ĐHY Philippe Barbarin kể lại trong lời tựa cuốn sách "Amour, Service et Humilité" (Bài giảng tĩnh tâm của ĐHY Jorge Mario Bergoglio S.J., cho các Giám Mục Tây Ban Nha năm 2006)

Nội dung câu trả lời thâu tóm câu chuyện của thánh Phêrô.

Friday, March 15, 2013

Đức Thánh Cha Francis ... và DSSE!

Luca Bruno / AP
Trong khiêm nhu, Đức Thánh Cha Francis xin chúng ta cầu nguyện cho ngài, chúc lành và gửi ngài đi phục vụ .... D.S.S.E. !

Chúng ta thật có phúc đang được mời gọi sống tinh thần này!

Monday, February 4, 2013

Lao Tác Với Chúa - Họp BPV 2012


Giữa tháng mười, 2012, BPV Tây Nam họp. Một trong những việc chúng tôi bàn với nhau là không biết Tây Nam có nên host họp BPV toàn quốc vào cuối năm không.  Đa số các anh chị đồng ý vì Trung Tây mới host Đại Hội Đồng Hành năm trước.  Đông Bắc mùa đông lạnh lẽo, chắc mọi người không thích.  Tôi nhìn cuốn sổ của mình.  Sau Giáng Sinh tôi tạm xong bổn phận với ca đoàn.  Bổn phận “con dâu”(*) với dòng Chúa Cứu Thế ở Việt Nam giữa tháng giêng mới bắt đầu.  Vậy rảnh quá.  Thế là tôi hăng hái “xúi” các anh chị nhận lời vì nghĩ rằng mình có thể giúp một tay.  Tôi hứa sẽ host một gia đình nhỏ và giúp nấu một hoặc hai bữa gì đó.
Chờ hoài chẳng thấy các anh chị nói năng gì cả.  Tôi không biết có anh chị nào ở nhà tôi không, hay tôi có phải nấu bữa nào không.  Tôi hơi hồi hộp, nhưng thôi kệ, ráng…phó thác.

Gần sát lễ Giáng Sinh, tôi nhận được email của chị Thoa, “phu nhân tổng thống” Tây Nam.  Chị cho biết vì các anh chị cần ở gần nhau cho tiện việc đi lại nên không ai ở nhà tôi.  Tôi mừng húm vì không phải lo dọn dẹp nhà cửa nữa.  Tuy nhiên khi đọc qua phần nấu nướng thì tôi mới giật mình.  Chị giao cho tôi lo cơm tối thứ bảy và Chúa Nhật.  Đây là hai bữa ăn chính.  Thiệt không vậy, tôi nghĩ bụng.  Tôi đọc đi đọc lại, rõ ràng là tên tôi.  Tôi bắt đầu lo lắng.  Khi tôi hứa giúp một hai bữa, tôi nghĩ các anh chị sẽ giao cho tôi một bữa phụ thôi, vì Tây Nam có biết bao nhiêu đầu bếp trứ danh như chị Thư Hương, chị Phương Dung, chị Kim Thanh, chị Phương Hà, Thanh Dung…
Tôi xem lại “lịch trình ăn uống.”  Các bữa trưa ăn ở phố Bolsa.  Chị Thư Hương lo tối thứ sáu, chị Phương Dung và chị Kim Thanh lo trưa thứ hai, chị Phương Hà và Thanh Dung lo các bữa sáng.  Chỉ còn mình tôi, chưa có việc gì.  Tôi email lại cho chị Thoa “thăm dò.”  Tôi hỏi chị sao chị tin tưởng tôi đến độ giao cho tôi hai bữa chính.  Trong long tôi hy vọng chị nhầm lẫn trong việc sắp xếp và biết đâu sẽ đổi cho tôi làm bữa phụ.  Ai ngờ chị Thoa vui vẻ bảo tôi đừng lo, chúng mình có gì ăn nấy.  Email của chị chắc như đinh đóng cột.  “Bản án” đã ban ra, tôi chỉ việc thi hành, không còn cơ hội “kháng án” nữa.

Cánh tay trái của tôi đau khoảng 6-7 năm nay.  Đánh máy đau, nhấc một tô phở lên đau, khoanh tay trong nhà thờ cũng đau, chỉ có buông thõng xuống là bớt đau.  Tôi đi nhiều bác sĩ rồi mà chưa có ai tìm ra bệnh.  Tôi thường lái xe bằng tay phải, để cho tay trái nghỉ ngơi.  Anh Giao thỉnh thoảng vẫn trêu tôi, “thấy người tàn tật nên thương.”
Tôi thích bày ăn uống ở nhà với bạn bè.  Nhóm tôi lại phần nhiều họp ở nhà tôi cho nên tôi tự nhiên trở thành đầu bếp chính.  Tôi không giỏi nấu ăn, chỉ biết nấu một số món.  Nói chung là biết đủ để không bị đói, và biết đủ để nuôi năm cái miệng của nhóm và ông chồng không họp cũng được ăn ké.

Tôi nói nhiều và nói nhanh, nhưng làm việc gì cũng chậm chạp.  Cộng thêm cái tay trái âm ỉ đau nên tôi càng giống rùa bò hơn.  Để nấu được một nồi bún mọc, tôi mất gần một tuần.  Mỗi ngày sau giờ làm việc tôi làm một tí.  Một buổi đi chợ, một buổi hầm xương, một buổi chiên giò sống, một buổi cắt hành ngò và rửa rau… Làm như vậy tôi có giờ thong thả để chuẩn bị mọi thứ cho chu đáo.  Vả lại nếu có quên thứ gì thì vẫn có giờ để xoay sở. 
Tôi lò mò lâu như vậy mà chị Thoa lại báo cho tôi trễ nên tôi hơi hoảng hốt.  Tôi gọi ngay cho Yến cầu cứu và Yến nhận lời giúp. Tôi mừng hết lớn. 

Tối thứ năm và thứ sáu bận đi phi trường đón các anh chị nên tôi không kịp đi chợ.  Sáng thứ bảy hai đứa tôi đội mưa đi.  Phải đi hai ba chợ mới mua đủ “đồ nghề.”  Thực đơn tối thứ bảy khá đơn giản.  Chỉ có canh bún và tráng miệng là thạch dừa.  Thạch dừa đặt ở tiệm rồi nên chỉ cần lo nồi bún.
Canh bún là món tủ của tôi.  Tuy nhiên, nấu một nồi lớn cũng là một vấn đề với tôi.  Hai đứa tôi loay hoay một hồi cũng xong.  Bây giờ phải nghĩ tới việc chở đi.  Phải chia làm hai nồi nhỏ cho khỏi đổ.  Xe rời nhà tôi khoảng 5 giờ 30 chiều.  Tạ ơn Chúa giờ này chị Thoa vẫn chưa… réo.  Tới nơi gắp bún ra tô mới biết mình luộc không đủ bún.  Nhờ Chúa Thánh Thần soi sáng, khi ghé qua chợ mua đậu, Yến đã mua thêm vài gói bún sợi lớn (với ý định nếu còn dư nước, sáng hôm sau các anh chị sẽ ăn tiếp).

Tới lúc này các anh chị đã quy tụ đầy đủ ở nhà anh chị Kỳ Thoa và sửa soạn cho thánh lễ.  Trong lúc đó tôi phải luộc thêm bún.  Loại bún sợi lớn luộc mất nhiều thời gian.  Đứng trong bếp, tôi cố gắng làm thật nhẹ nhàng để mọi người có thể tập trung xem lễ.  Trong bụng tôi rất lo mình lịch kịch ồn ào Cha la.  Mỗi khi Cha Hùng đưa mắt nhìn về phía bếp, tim tôi thót lại. Tôi chỉ thở ra khi Cha mỉm miệng cười.  Tôi nghĩ “Cha ơi Cha thông cảm nhe, con không có giỏi giang như các chị khác đâu.”
Sau thánh lễ, chúng tôi chia nhau nồi bún nóng hổi.  “Của không ngon nhà đông con cũng hết.”  Các anh chị cả ngày ở ngoài hội trường lạnh lẽo.  Tới giờ đó ai cũng đói bụng nên được tô bún nóng ai cũng vui vẻ.  Nồi bún hết không còn một giọt.  Muốn ăn thêm một chút cũng không còn.

Trong lúc chúng tôi chuẩn bị ăn, chị Thoa chạy ra ngoài mua khay gỏi đu đủ.  Chị về đến nhà thì chỉ còn một tô bún không nước lèo.  Chị vui vẻ ăn bún với nước mắm pha.  Đông người quá, chúng tôi quên mất chị chưa có phần.  Tôi nghĩ ngợi lắm vì mình là người nấu.  Các anh chị ở xa cũng ái ngại.  Tôi đành an ủi mọi người.  “Các anh chị đừng lo lắng.  Chị Thoa ở ngay đây.  Hôm nào tiện em sẽ nấu bù cho chị.”  Thế là mọi người vui vẻ.  Tôi thở phào nhẹ nhõm. Tạ ơn Chúa cho tôi biết nói gì, để mọi người và cả chính tôi cũng không “feel bad” với chị Thoa nữa.
Các anh chị tiếp tục họp.  Tôi về nhà rửa đống nồi niêu xoong chảo, bay lên giường ngủ, chuẩn bị sức cho ngày hôm sau tiếp tục…“chiến đấu”.

Thực đơn ngày Chúa Nhật phức tạp hơn: cơm với cá hồi kho gừng, cá hồi chiên xốt cà chua, và canh mồng tơi.  Vì thứ bảy hơi thiếu đồ ăn nên tôi muốn làm thêm cơm chiên.  Những món này tôi đã nấu cho nhóm.  Tuy nhiên nhóm chỉ có 5-6 người thôi.  Lần này số người nhiều gấp 4-5 lần.  Tôi và Yến “vắt chân lên cổ” mà chạy.  Không còn giờ để biết ngon dở.  Hai đứa tôi chỉ mong làm cho kịp giờ. 
Nấu xong các món chính rồi tới món tráng miệng.  Tôi đề nghị mua cup cake.  Yến phản đối vì cup cake mắc tiền vô lý.  Hay là mua da-ua kiểu Việt Nam, chắc mọi người thích?   Yến cũng không chịu vì trời lạnh ăn da-ua cũng lạnh không nên.  Hay là nấu chè đậu đỏ?  Yến chưa bao giờ nấu chè đậu.  Tôi có nấu một lần lâu lắm rồi, nhưng lần đó đậu nát bét.  Tuy nhiên, hai đứa tôi chẳng còn chọn lựa nào khác nên đành phải liều thôi.

Yến rửa sáu gói đậu cho vào nồi áp suất.  Tôi thấy hơi nhiều, nhưng lại nghĩ nồi áp suất không mất nước, không bốc hơi nhiều nên chắc không sao.  Ba mươi phút sau mở nắp ra thì mới hỡi ôi một nồi đầy ắp đậu mà hầu như không chút nước nào còn xót lại.  Hai đứa tôi quên là khi nấu, đậu sẽ hút rất nhiều nước. Nhờ vậy mới nở to và mềm.  Về sau hỏi chị Phương Hà mới biết là một nồi như vậy chỉ nấu một hay hai gói đậu là nhiều.  Thật là ngớ ngẩn.  Hớt hết một phần ba đậu bên trên, phần bên dưới vẫn còn mềm.   Cho thêm nước và đường vào vẫn ăn được.  Chúa vẫn còn thương hai đứa tôi, chưa đến nỗi phải đổ đi hết. 
Chở đồ ăn tới nơi mới biết số người ngày Chúa nhật ít hơn thứ bảy gần một nửa.  Hai Cha cũng không ở lại được với chúng tôi.  Tôi ngồi xuống ăn với mọi người.  Hỡi ôi, cá kho thì mặn, cá xốt cà chua thì chẳng có mùi vị gì, canh mồng tơi thì lạt hoét vì có quá nhiều nước, cơm chiên thì vừa nhão vừa đen thùi lùi.  Tôi là người nấu mà phải cố gắng lắm mới nuốt hết bát cơm.  Tôi buồn và thấy thương các anh chị.  Họ biết tôi vất vả, làm sao họ dám chê. 

Little Sài Gòn có rất nhiều tiệm ăn ngon, giá cả phải chăng.  Muốn ăn món gì chỉ cần gọi điện thoại đặt là có ngay trong vòng một giờ.  Tôi nhận nấu cho các anh chị vì tôi nghĩ dù sao nấu ở nhà tốt cho sức khỏe hơn.  Tôi muốn các anh chị được thưởng thức những home-cook meal thật ngon miệng.   Tôi đâu có ngờ nấu cho nhiều người khó như vậy.  Nhìn nồi cá kho to đùng tôi muốn khóc.
Tôi bắt đầu ho từ đêm Giáng sinh.  Ho khan cả cổ, mất tiếng, nhức đầu.  Công việc của tôi cuối năm làm không kịp thở.  Bệnh cũng không được nghỉ.  Năm nay hãng đổi chủ mới, cách làm việc khác nên tôi càng bận rộn hơn.  Mà càng làm nhiều tay trái tôi lại đau nhiều hơn.  Bạn tôi khuyên tôi nên nghỉ ngơi và dẹp hết mấy việc “linh tinh” cho đỡ đau.  Nghỉ đến bao giờ?  Tôi đi vacation cả tuần, chẳng phải làm gì, ăn rồi đi chơi, vali cũng không phải xách, vậy mà tôi đâu có hết đau, chỉ đỡ được một tí. 

Làm sao tôi có thể ngồi yên không làm gì các anh chị phải xa gia đình trong mấy ngày lễ để sang California họp.  Họ đâu có vịn cớ đường xá xa xôi, công việc bận rộn, sức khỏe yếu kém, hay hao tốn tiền bạc để không có mặt.
Bao nhiêu năm nay chị Thư Hương đã nấu cho Tây Nam.  Nấu cho khóa tĩnh tâm, họp mặt vùng, Tết, lễ Tạ Ơn.  Không lần họp mặt nào lại thiếu những món ăn thơm ngon bổ dưỡng của chị.  Tôi đã được thưởng thức không biết bao nhiêu lần rồi. Không những được ăn, mà còn được to-go mang về cho chồng ăn nữa.  Bây giờ đến phiên tôi đóng góp.  Tôi biết mình cần phải lớn lên, phải tập nhận trách nhiệm.  Nấu không ngon thì rút kinh nghiệm lần sau nấu ngon hơn.  Mình không thể suốt đời làm em út, hưởng những hoa trái mà không làm gì hết.

Tôi nhớ lời Mẹ Terêsa Calcuta: “Sometime we feel what we are doing is just a drop in the ocean, but the ocean would be less because of that missing drop.”  Những đóng góp của tôi tuy nhỏ bé, nhưng nếu thiếu, đại dương cũng bị vơi đi một tí.  Những món ăn tôi nấu tuy không ngon, nhưng đó là nỗ lực rất lớn của tôi.  Tôi đã nấu cho các anh chị với tất cả tình thương.  My cooking is seasoned with love.  Mặc dù buồn, tôi cảm thấy được an ủi vì biết mình được lao tác với Chúa, với các anh chị trong cái ngớ ngẩn, cái “tàn tật” của bản thân.   
Tôi viết bài này khi các anh chị bên Đông Bắc cam chịu cái lạnh căm để tham gia biểu tình chống các đạo luật giết thai nhi vô tội.  Tôi cũng vừa làm xong một việc tương tự.  Tôi nấu ăn cho các anh chị “xưởng” kẹo gương Gierađô.  Hàng năm các anh chị làm kẹo gương bán trước Tết Nguyên Đán để giúp cho dòng Chúa Cứu Thế tại Việt Nam có tài chánh trong công tác phò sự sống, chống phá thai tại quê nhà.  Lại một lần nữa, tôi lao tác với Ngài!

Chuột nhắt
tháng giêng 2013

(*) Ông xã tôi khi còn bé đi tu dòng Chúa Cứu Thế ở Việt Nam, cho nên các Cha thương mến gọi tôi là “con dâu”.

Saturday, January 26, 2013

Wednesday, January 23, 2013

Họp BPV 2012 - TÂM TÌNH CÒN LẠI - Mai Hoàng Ân

HM BPV ĐH năm nay có nhiều đặc nét:

1-MÓN QUÀ CỦA SƯ HIỆN DIỆN – THE PRESENT OF THE PRESENCE: của những thế hệ khác nhau, với những khuôn mặt của các anh chị lớn, đã nhiều năm trong CĐ: anh chị Giao Hoàng, A. Long, chị MH, cha Đoàn, cha Hùng.. rồi anh Hào, Quang Nhung, Ân, Liêm, Bính, Hưng, Kim Anh, Trung, Dung, Phương Hà, Dũng Trương,Hoàng Nguyễn, Đức, Kỳ, Như Liên, Lệ Hằng, Tuyến, Nga… Trẻ hơn, có Nam Phương, Yến, Thái Sơn, Quỳnh Hương, và rồi Tammy, Frank Vương, Minh Thư, Phương, Thảo Vy. Chia xẻ của KA vẫn còn lại trong lòng tôi,“Gần 30 năm trước KA cũng đã đến với ĐH lúc đó cùng tuổi với Thảo Vy bây giờ…” Ai, hoặc điều gì đã giữ Hưng KA, tôi và rất nhiều ACE khác trong CĐ ĐH, ở lại gắn bó với ĐH qua hàng chục năm qua? Ai, cái gì đang lôi kéo những các em YaYa đến và đang đồng hành với chúng ta?

2-NHỮNG ÂN SỦNG: Chủ đề của HM BPV ĐH “COMIGO, VỚI TÔI” đã mang mọi người trở về những gì thật căn bản và gần gũi của chính mình và với nhau. Sáng thứ bảy trong Exercise về ƠN GỌI CLC, anh Long đã diễn tả thật ngắn gọn, nhưng cũng thật rõ ràng: “ƠN GỌI LÀ KHI MÌNH ĐÁP LẠI: NÀY CON ĐÂY - HERE I AM”. Có phải chính từ lời mời gọi này của Chúa COMIGO – mà tôi bắt đầu ơn gọi Kitô Hữu? Cũng chính khi thưa lại: “Này conđây”, tôi bước vào ĐH-CLC, và bắt đầu bước Đồng Hành với bao nhiêu anh chị em thân thương. Như vậy COMIGO vừa nối kết tôi với Chúa vừa nối kết tôi với ACE trong ĐH, trong USA CLC và World CLC.Có phải càng gần Chúa chúng tôi càng gần nhau HƠN, và càng gần nhau chúng tôi càngđược thêm khích lệ để gần Chúa HƠN? Cám ơn anh Hào với Theme COMIGO mang nhiều sức sống, Long với Exercise thật đep này và anh Liêm và KA với những process mang nhiều hoa trái….


Mai Hoàng Ân

Monday, January 21, 2013

BPV conference - Tammy's reflection

Dear ACE Dong Hanh,

I was looking forward to this national gathering months before. When I didn't get the invitation in email, I was disappointed, but found it in my junk mail. It started out cold and Phuong and I had an adventure picking up anh Liem and chi Lien. After hearing about the crack tire and how we made it back to OC in one piece, I knew that God was definitely watching over us and continued to be with us throughout the weekend. First night, I had previously promised to visit the orphanage and was torn to stay or go. I decided to go to the orphanage blind with a dead phone, no address. I put my trust in God and he delivered me safely to my destination. Upon coming back and entering mid mass, I felt warm and a desire for the Eucharist. I was glad I was able to make it to mass with Dong Hanh at large family.

During the gathering I was thrilled to see so many familiar faces. I always feel a homecoming and welcomed amongst my Dong Hanh family. I was surprised on the little turn out from the youth and young adult, but it was important that I was there because my heart was there. There was delicious healthy food, many good talks, smiles, laughter, tears. My highlight was when I came up to present and everyone called me "Lady in Red" and it went a little crazy like it usually does to break up the ice. The spirit was definitely with me and when the talks got too prolonged, myself and fellow youths started to make our way slowly to the back for some snacks/break.

I enjoyed the breakout group and was moved to Lightworks matters, the people I brainstormed with truly had a desire to develop the area and I was inspired. Overall, I enjoyed breaking meals, bread, and continuing to dream with Dong Hanh. It was great having the Saturday dinner and singing "Happy Birthday Nobody!" was a riot. I thoroughly enjoyed Sunday's mass with many more faces the lunch was great and got a chance to bond with fellow youngins. Closing with a sophisticated and fancy dinner at Chi Phuong Ha's home was nice, overall and very smooth weekend filled with dreams into reality, laughter, jokes, singing, praising, a true homecoming for a lost soul like myself. Thank you for allowing me to journey with such saintly folks. I love Dong Hang. Carus for life Open-mouth smile

Thanks for reading and chuc mung nam moi. Nam nay Tammy chuc cac anh chi lam anh phat tai cho tien lai Dong HanhParty smile lol Rolling on the floor laughingHappy new years and may God continue to share his heaven on Earth with us.

Love,
Tammy

Tuesday, January 15, 2013

Tâm tình sau buổi HM BPV ĐH - Lệ Hằng

Chiều ngày 27 tháng 12, rời chỗ làm lúc 3 giờ chiều, sớm hơn thường lệ một chút, tôi vội vã kéo vali đến trạm xe lửa để kịp chuyến xe lúc 3:06pm ra phi trường. Tạ ơn Chúa xe lửa đến đúng giờ. Đến phi trường thì Tuyến đã có mặt tại đó rồi. Hai chị em check in xong xuôi vẫn còn sớm. Chúng tôi tìm chỗ ngồi nghỉ, vừa gặm bánh mì vừa trò chuyện chờ boarding.

Tuyến cho biết Hoàng đã dẫn các con về Canada thăm gia đình và hiện giờ mấy bố con đang đi trượt tuyết. Tuyến không đi với Hoàng và các con nhưng ở nhà để đi tham dự họp mặt BPV ĐH ở Nam Cali cuối tuần này. Tôi thầm nghĩ, không biết các con Tuyến có buồn vì mẹ không đi chơi với chúng? Rồi tôi lại thầm hỏi, sức mạnh nào đã khiến Tuyến sẵn sàng hy sinh một cuối tuần bên chồng con và gia đình để đến với buổi họp mặt cuối năm của Đồng Hành? Nghĩ về Tuyến rồi chợt nghĩ đến mình. Mình cũng chẳng hơn gì. Mình cũng để chồng con ở nhà trong những ngày ấm cúng cuối năm, khi con từ trường về xum họp với gia đình, để một mình đi họp BPV. Như vậy thì không chỉ Tuyến, mà cả mình cũng khá… điên!

Nhưng khi đến Cali và gặp lại những khuôn mặt thân quen của các anh chị, tôi mới nhận ra không chỉ Tuyến và tôi “điên”, mà đa số đều “điên” cả. Những người “điên” này đã đến từ các vùng Cananda, Đông Bắc, Trung Tây, và Tây Nam. Đây là những người đã để lại “nửa tốt hơn” hay con cái, gia đình mình ở nhà, còn mình thì đến đây, tay chân thừa thãi như thiếu thốn điều gì, đi đứng như không thăng bằng vì thiếu mất nửa kia… thậm chí có mấy anh “độc thân tại chỗ” được dẫn đi ăn hàng, đứng trước cửa tiệm mà cứ ngẩn người ra không biết phải gọi thứ gì vì hồi nào tới giờ “má nó” lo cho mọi chuyện…

Không phải chỉ những kẻ từ xa đến “điên”, mà những anh chị em vùng Tây Nam, là dân local, cũng “điên” luôn, vì đang trong những ngày mừng lễ cuối năm, là dịp tốt để xum họp gia đình và nghỉ ngơi, mà ai nấy lại tự mình làm cho mình bận rộn. Người thì lo đưa đón ở phi trường, người thì chạy ngược chạy xuôi lo chợ búa, các chị Thoa, Kim Yến, Lan Hương thì thức khuya dậy sớm để nấu nướng, các anh chị Kỳ Thoa, Đức Trang, Trung Dung thì mở cửa hotel Đồng Hành để đón khách, thậm chí còn đón cả phái đoàn đến nhà sinh hoạt để tránh cái lạnh đã bất ngờ thăm viếng Nam Cali cuối tuần này…

Nhưng tuy là khá “điên”, chúng tôi đã có một cuối tuần thật tuyệt vời trong tình Chúa và tình người. Dù thời tiết Cali có bất ngờ trở lạnh, chúng tôi vẫn cảm thấy ấm lòng bởi những tiếng cười dòn vang thân thiện và những tâm tình chia sẻ chân thành, nhất là nhờ những tô phở gà nóng hổi và những tô bún riêu thơm phức của các chị. Lại càng thêm ấm lòng khi được thưởng thức món Pâté chị Như Liên và anh Hào đã ân cần mang đến từ xứ Ca-na-điên với bánh mì dòn nóng hổi chị Thanh Dung đã hy sinh dậy sớm đi mua khi vừa ra lò. Những món ăn tuyệt cú mèo này không chỉ ngon vì phẩm chất, nhưng còn vì hương vị nồng nàn của tình thương qua những tấm lòng và bàn tay chăm sóc tận tình.

Trong mấy ngày họp mặt, chúng tôi được dẫn đi từ việc xác định những ưu tư của chính mình đến những ưu tư chung của cộng đoàn và Giáo Hội. Từ những ưu tư này, chúng tôi như cảm nhận được những thao thức của Chúa Kitô và lời mời gọi hãy giúp Ngài “chinh phục cả nhân loại” qua lối sống ĐH-CLC:

“Ước muốn của tôi là chinh phục cả nhân loại. Tôi sẽ lôi kéo mọi người đến với tôi. Những người theo tôi sẽ ở với tôi, cùng lao tác với tôi và đối diện những thách đố với tôi, cùng cầu nguyện và tỉnh thức với tôi. Ai làm việc với tôi và chịu đau khổ với tôi, sẽ cùng chia sẻ vinh quang Nước Trời với tôi.”

Trong tâm tình cùng lao tác với Chúa và cùng đối diện những thách đố với Ngài, chúng tôi trở về với thực tại để đối diện những thách đố trước mặt: đó là những yếu đuối và thiếu sót của chính mình; đó là những khó khăn trong các nhóm, các vùng; đó là thực trạng và nhu cầu tái cấu trúc của cộng đoàn CLC; đó là những đau khổ, kết quả của bất công và bạo lực, đang diễn ra hằng ngày trên thế giới; đó là sự gạt bỏ Thiên Chúa ra khỏi đời sống qua việc chối bỏ các giới răn của Ngài; đó là sự chối bỏ văn hóa sự sống để ôm ấp văn hóa sự chết… Lạy Chúa, Chúa đang nói gì với chúng con qua những thách đố này? Chúa đang mời gọi chúng con lao tác với Ngài thế nào trong tư cách những người ôm ấp lối sống ĐH-CLC?

Như để trả lời, BTC đã phát cho chúng tôi hai tài liệu thật giá trị, đó là một bản trích diễn từ của ĐTC Phaolô VI trước Ban Phục Vụ (Executive Council) ngày 15 tháng 1 năm 1972, và một tờ giấy khác trên đó có in các khoản 4, 8, 15, 16, và 37 của Đoàn Sủng CLC (CLC-Charism). Những lời lẽ dưới đây trong diễn từ của ĐTC đã đánh động tôi rất nhiều:
Vâng, chúng tôi hết lòng khuyến khích các con tiếp tục công việc mà theo nhãn quan các con là mục tiêu ưu tiên hàng đầu của Giáo Hội hôm nay: đào tạo những nhân cách Kitô hữu vững chắc, biết kết hợp đời sống nhân bản sung mãn- với những trách nhiệm khác nhau của nó- với đời sống tâm linh không ngừng đào sâu. Những phương tiện mà các con dùng, chúng tôi thấy giản dị, vững chắc và hữu hiệu, như:
  • Linh Thao của Thánh I-Nhã, mà từ đó các con đã rút ra nguồn cảm hứng của mình;
  •  Suy niệm Lời Chúa, các giáo điều và tín lý mà Giáo Hội dạy;
  • Cầu nguyện riêng tư và với cộng đồng;
  • Tìm kiếm thánh ý Chúa qua các biến cố, vì đó là dấu chỉ của Ngài cho chúng ta với sự trợ giúp của linh hướng và sự trao đổi huynh đệ trong “communities of Christian life” của chúng con;
  • Thường xuyên tham dự vào các bí tích, nhất là Thánh Thể;
  • Tạo mối quan hệ chặt chẽ và có tổ chức với các vị trợ tá (của Tòa Thánh);
  • Và, phù hợp với nguồn gốc của phong trào của các con, các con luôn hướng về Đức Mẹ Maria là gương mẫu của chúng ta về sự sẵn sàng cộng tác vào công cuộc cứu chuộc của Đấng Cứu Thế.
Và các khoản trong CLC-Charism dưới đây đã giúp giải thích một cách tuy đơn giản nhưng thật rõ ràng mối liên hệ giữa Formation, Ơn Gọi và Sứ Mệnh của người Kitô hữu:
  • [37] The formation of the laity should bring them an ever-clearer discovery of their vocation (ơn gọi) and ever-greater readiness to live it so as to fulfill their mission (sứ mệnh).
  • [15] Vocation is intimately linked to mission. When a Christian deepens his or her bonds of friendship with the Lord, He entrusts a mission to them. Vocation has it origin in the entering of God into their lives and needs time to transform their hearts, binding them totally to Christ. The mission entrusted to them by Christ is a deep, permanent and growing desire born out of this bond.
Trên chuyến bay “red eye” trở lại Philadelphia đêm Chúa Nhật, tuy thể xác có mệt mỏi thật nhưng tâm hồn mang một niềm vui sâu xa. Đó là niềm vui của kẻ vừa tìm ra a confirmation cho những gì mình đã tin tưởng lựa chọn. Cùng với niềm vui ấy là lòng biết ơn chân thành đối với những người đã góp công góp sức cho cuộc HM BPV có thể xảy ra. Một cách nào đó, các anh chị này đã và đang lao tác với Chúa Kitô để “chinh phục cả nhân loại”, trong đó có tôi. Nghĩ đến “nửa tốt hơn” của mình đang ở nhà, tôi mong cho chóng về đến nhà để kể lại cho anh nghe những gì mình đang cảm nhận. Nhưng khi về nhà mới biết chàng đã theo dõi tin tức suốt cuối tuần qua các email của anh Long để cùng hiện diện với cả cộng đoàn in spirit…

Thế là đêm Giao Thừa, trong khi ngoài kia bà con háo hức chờ đồng hồ điểm năm mới, trong căn nhà yên tĩnh ấm cúng này, tôi lần lượt thuật lại cho anh nghe tất cả mọi diễn biến của buổi họp mặt, những tâm tình chia sẻ, những trận cười không dứt, những ưu tư của cộng đoàn và của các vùng, những nhu cầu trước mặt, nhưng nhất là tình thương của các anh chị và những ân sủng Chúa đã ban cho buổi họp mặt cuối năm nay. Niềm ao ước của tôi là tất cả anh chị em trong nhóm, trong vùng, trong cả cộng đoàn, có thể cảm nghiệm được niềm vui sâu xa khi tìm ra Ơn Gọi và Sứ Mệnh của mình qua lối sống ĐH-CLC.

Đinh Lệ-Hằng
Nhóm Lữ Hành Pennsylvania




Monday, January 7, 2013

LẠY CHÚA CON ĐÂY!

Tôi trở về lại xứ tuyết yêu dấu. Tuyết rơi nhiều và không khí buốt lạnh càng làm gợi nhớ trời Cali nắng ấm tình nồng.

Cám ơn gia đình ĐH nơi xa xôi ấy đã để lại trong tôi những ký ức ngọt ngào, thấm đẫm Tình Chúa và Tình Bạn ĐH qua buổi họp mặt BPV-ĐH 2012. Tuy tôi không phải là một thành viên trong BPV, nhưng Chúa đã thương mời gọi để hiện diện với anh Hào, chị Như Liên nói riêng và với các anh chị BPV trong gia đình ĐH USA. Tôi hồi tưởng giây phút đầu tiên khi chào các anh chị, tôi đã chia xẻ niềm vui và sự bỡ ngỡ vì tuy lần đầu gặp mặt nhưng cảm thấy thân mật như trong một gia đình và thấy mình như một người con đi xa trở về trong mái ấm.

Hôm qua, mùng năm tháng giêng, nhóm T.I.M - Montreal có buổi họp mặt đầu năm. Chị Như Liên, anh Hào và tôi đã chia xẻ những hồng ân của Chúa và tâm tình của mình từ những điều nhận được qua buổi họp mặt BPV ở Cali.

Cám ơn Chúa đã cho tôi nhận ra một niềm vui thâm sâu và quý báu của sự hiện diện với nhau và lắng nghe nhau, sự kiên nhẫn với nhau trong mọi lúc của các anh chị BPV. Tôi chợt nhớ đến phòng họp của nhà thờ Blessed Sacrament không đủ ấm áp chiều ấy, các anh chị co ro trong hơi lạnh, những bàn tay đeo găng, khăn quàng cổ... nhưng vẫn kiên trì chịu đựng. Tôi đã chia sẻ với các anh chị nhóm Tim rằng tôi nhìn thấy lửa và sức sống mãnh liệt trong các anh chị BPV và của các thành viên rất trẻ mà tôi tin rằng chính Chúa Thánh Thần đã làm bừng cháy lên trong lòng mọi người. Tôi đã đọc cho các anh chị T.I.M nghe một đoạn trong diễn từ của Đức Giáo Hoàng PHAO LÔ VI trước BPV vào ngày 15/01/1972. Một cách nào đó, qua diễn từ này, tôi cảm kích sâu đậm và thấu hiểu sâu sa sứ vụ của mình, một thành viên CLC trong lòng Giáo Hội.

Đoạn ấy như sau:
'Các con yêu dấu, hãy luôn giữ lòng yêu mến và trung thành sâu đậm đối với Giáo Hội, giữ sự cởi mở đối với các chương trình mục vụ, và sự dấn thân vào các Cộng Đoàn Giáo Hội mà các con là một phấn tử. Hãy đem vào đó cái đặc tính cá biệt nhất của các con:Sử dụng không ngừng nguồn suối ân sủng của Chúa Kitô và mầu nhiệm Cứu Chuộc của Ngài, đi theo con đường của Đức Mẹ Maria. Với niềm khao khát này và với tâm tình yêu thương, chúng tôi ban phép lành (cha chung) Tòa Thánh cho tất cả chúng con.....'

Tôi kể cho nhóm nghe bài giảng trong lễ Bế Mạc của cha Đoàn về ý nghĩa cao đẹp của Comigo. Một cha Dòng Tên có Sứ Mệnh đến ở với những người vô gia cư, không làm gì cả nhưng cha đã ở với họ và yêu thương họ với tất cả tấm lòng. Trong không khí của mùa Giáng Sinh vẫn còn phảng phất qua những ánh đèn đủ màu lấp lánh tranh hoàng trên khung cửa sổ hay trong vườn nhà của nhà hàng xóm, tôi hình dung một Thiên Chúa nhập thể làm người. Ngài đến trần gian mặc lấy thân xác trần trụi, hèn mọn, trong đơn nghèo, nhưng vì Yêu, Ngài đã đến để ở với con người - Be with them. Và Ngài mời gọi mỗi một người ở với Ngài và lao tác với Ngài để xây dựng một Trời Mới Đất Mới. 'Comigo - with me'.

Cám ơn anh Long về ý nghĩa cao quý của Ơn Gọi= Lạy Chúa Con Đây (Vocation - God, I am here) và Sứ Vụ (Mission = Yes, I love you). Theo gương Đức Mẹ, tôi sẽ giữ những điều ấy và suy niệm trong lòng

Viết từ Montreal,
Thiên Nga

Thiên Nga

Comigo conference 2012 reflection

By Phuong Tran

This is my second attempt to write up a reflection for this conference. On this second attempt, I prayed to God to open up my heart so that I could write with my genuine feelings. Hopefully, for those who read this could experience the same feelings that went through me during the conference.

Day 1: Friday, December 28th 2012
I left the house at around 12pm to run some errands, grab some foods for lunch, and then headed to LAX airport with Tammy (my co-coordinator) to pick up Chi Nhu Lien and Anh Liem . We also got some extra foods for Anh Chi as well. I had a lot of worries when I was on the way picking up cac Anh Chi. I was worry whether I’d get there safely because my car that day was a bit strange—it was a bit shaky. I was also worry if Anh Chi would be okay with the foods. I was worry if I could find cac Anh Chi easily or would their flights be delay. All the worries were in vain after I spoke to God in prayers on the drive there. I told him “God, I’ve something really important that I need to be there today. It’s really up to you to do the work. These worries are about to drive me nuts. So please take care of me as well as those who will be travel with me today.” We were safely arrived home even with one of my cracked tires (that I didn’t find out until the day after). Anh Chi loved the foods. Tammy and I found both of Chi Nhu Lien and Anh Liem. AND last but not least, there were not delay in both of their flights. They both arrived safely and on time like planned. They both were so down to earth, so joyful, and so humble. The ride home was “eventful” as Anh Lien said, but it was a good ride home with good companies.

We arrived at Chi Thanh Dung’s and Anh Trung’s home at around 4:45pm. The VERY FIRST FEELING was I felt at home. As we walked in, everyone was surprisingly welcoming. I would not be surprised if others Anh Chi were welcoming Chi Nhu Lien and Anh Liem, but for people I only met for the first time, they treated me as though I’d met them numerous times before. I felt like I was away for college and came back home for a short visit. It just felt right.

We started the first session after dinner, we were checking in to see how we felt at the moment. My sharing was that I wasn’t happy to receive the invitation email from Chi Kim Anh. In fact, I was teasing my co-coordinator whom received the email before I did. I was hesitating from registering for this event. I finally signed up. After I registered, I discerned about this decision. During my discernment, I felt scare because I’d meet people who with high authority in DH-CLC for the very first time. I wasn’t sure if I would feel belong there. However, at the same times, I was excited to witness cac Anh Chi in actions. I was curious as of who they could be, how they could be, and how they would be at work. So I wrapped up my sharing and said “I think my heart is at the right place.”

I also notice a few Anh Chi mentioned how happy they were to see the young faces—Bethany, Frank, Thu, Tammy, and me—at the meeting. I think at this point, I was no longer felt unfamiliar with cac Anh Chi anymore because they sounded so genuine. I felt somewhat important too even though I had not done anything as great as cac Anh Chi yet.

I got home at around 11pm. I was literally dragging myself to bed. I was so tired but also somewhat was looking forward to tomorrow.

Day 2: Saturday December 29th 2012
It was so difficult to wake up in the morning. I wondered to myself “why did I even register?” but the second thought came “there must be a real good reason for why God is making all of this happens.” So I prayed that this conference would be as fruitful as God had planned.

I arrived at Blessed of Sacrament in Westminster at around 8:45am.

The weather was really cold and it was raining. The heater in the conference room was broken yet cac Anh Chi still went on with their schedule. There were a lot of laughters in midst of seriousness. We had Pho Ga for breakfast. Because of the rain, we couldn’t go out to eat. So for Lunch, we had Pho Ga again which was perfect for the rainy weather. However, Cac Anh Chi were so humble and did not complained BUT received and ate the foods happily. The part that I loved the most was seeing how cac AC always teased one another and cracked lot of jokes to make the mood lighter for themselves as well as the younger ones. They were so enthusiastic that made me wondered “man, how did they managed to wake up so early and stayed so alive throughout all this?” That gave me a sense of motivation.

Today, we also talked about the realities of DH, there were so many graces along with negativities. Through what I saw, it seemed graces were the motivations for why cac AC gathered today. I felt even more blessed to be here.

By afternoon, my brain was pretty much half off because of so much information to absorb. However, cac AC didn’t seem tired at all but continue talks after talks, sessions after sessions, and that was what I admired the most. I wondered to myself “how do cac AC do all this hard work and never seem to complain?” The lesson I was learnt was LOVE. It was LOVE that gave them the energy. It was also the one mission God gave us: DO everything through LOVE. I supposed that what kept cac AC could continue on for years.

I genuinely felt thankful. (I would ended here for today because I left the meeting at 4pm for a personal reason.)

On a different notes, when I reflected about today, I felt that there were some very real struggles, but I thought to myself “ if there’s an awareness, then there’ll be a solutions to all of that struggles.”

Sunday December 30th 2012
Today, we supposed to come up with proposals. There were three areas of the proposal that we covered today: objective, guiding principle, and strategies. I went to join with YaYA groups and ministry topic. My group consisted of Chi Tuyen, Anh Thai Son, Chi Phuong Ha, and me. Throughout the process to come up with everything above, I could tell how much cac AC truly and genuinely care for the young adults groups in DH or not yet declare as part of DH. Even the groups that refused to be part of DH, they were truly in cac AC’s thoughts and concerns about the groups’ well-being. As a coordinator, I felt it’d be important to let the individual in groups know this sincerity.

The proposal of YaYA was not YET completed but it sure would embark a whole new journey ahead. Every single input from cac AC to improve the proposal was taken into a lot of considerations. It was truly a beautiful process to see when everyone’s concerns, opinions, and ideas were put together to make a master piece. I strongly prayed and hoped this master piece (YaYA topic) could be carry out in actions. Through cac AC’s presences today, I truly felt and knew that God would do his works when he see the common desires and dreams that we each shared.

By the end of the night, I was surprised how much energy cac AC still had left. A Liem still was very much energetic and so does Chi Thanh Dung, Chi Kim Yen, Lan Huong, A An, and other AC. At this very late hour, around 10pm-ish, we were being very silly as we wrapped up and rested before we went home. We were singing, eating, joking, teasing each other, and recording a happy birthday song to MinhThu, etc. At this point, I truly felt even more at home than ever. I felt like I got a weekend getaway with my blood-related family members rather than a leadership conference/ summit. Their humbleness, generosity, love, silliness, and caring were truly felt. I love you, Cac Anh Chi!!!

One thing that touched me the most before I went home was when Bac An came up to me and said “thank you for joining us here. Each of you (referring to the young adults at the conference) has a special place in our hearts.” That made I wanted to tear up. To knew how much cac AC truly cared for us, I was moved.

After this conference ended, I thought a lot of the struggles might not be resolve in day one or two, but it should improve. That what I was strongly believed, am believed, and will believed. As I said bye and gave cac AC hugs before I left for the night, I felt goodbyes were near. Part of me was so sad, but I knew this would not be the last time we met. There would be more and much more wonderful ones to come.

Last day: Monday, December 31st 2012
I was not able to make it half of the day due to a very special family outing. However, I was able to join cac AC for the New Year eve dinner. Now that I grew older, I truly understood what it meant to celebrate special holidays with special people who have such special hearts. It just made the holidays even more special and more meaningful. We ate together, and laughed together. And YES, there were more teasing and making-fun of each other. Before I left, cac Anh Chi were singing, playing instruments, and being with one another. It was a heart-felt moment. I could see how much they enjoyed each other’s presences. There was also tears because of some had to leave. Part of me didn’t want this conference to end, but part of me knew cac Anh Chi had to go home. L

Last but not least, I wanted to take this opportunity to say thank you to everyone who were at the conference. Thank you for having all the young faces especially me, who don’t have any experiences or any real contributions, to be part of this wonderful journey. I don’t know what God has planned for us in the future, but whatever that may be; I know it’ll be great. Again, thank you for treating me like your blood-related family member. For that, I’m truly blessed and thankful.

God is GOOD! :D

Phuong Tran

Saturday, January 5, 2013

March For Life - 2013

 
Con chào cha, các cô chú, anh chị, em ban phục vụ nhóm, vùng và cộng đoàn thân mến,

Con xin thay mặt cho ban phục vụ vùng Đông Bắc và Đồng Hành CLC Virginia
xin gửi thư mời tất cả mọi người gần xa 1 lần nữa cùng với hàng trăm ngàn người tụ về Washington DC để tham dự cuộc biểu tình chống lại luật phá thai vào ngày 25 tháng 1, 2013. Chúng mình sẽ cùng nhau nói lên tiếng nói niềm tin của mình và nói thay cho các linh hồn của các thai nhi vô tội rằng mình tin sự sống và nhân quyền. Chúng mình không biết luật này sẽ thay đổ lúc nào, nhưng mình tin là Chúa sẽ làm theo thời gian và cách thức của Ngài.

Ngày March for Life năm 2013 cũng như năm ngoái, mọi người đến từ xa sẽ có nơi ăn ở ấm áp ! Sẽ có buổi Chầu Thánh Thể với Taizé trong đêm trước ngày biểu tình. Buổi sáng mọi người sẽ được DH taxi trở đến trung tâm Verizon để tham dự Thánh Lễ Đại Đồng Tế, do Tổng Giáo Phận Washington tổ chức . Sau đó sẽ bắt đầu cuộc biểu tình từ trung tâm Verizon tới Tòa Án Tối Cao. Ăn trưa và nước uống cũng sẽ được cung cấp trong ngày biểu tình.

Xin mọi người vào link này để ghi danh và xem những tin tức chi tiết hơn: http://clcmarchforlife.wordpress.com

Châu Hoàn
BPV - Đông Bắc

Thursday, January 3, 2013

Họp BPV 2012 - Phạm Trung ghi

Chiều ngày đầu năm 2013, sau khi ra phi trường Los Angeles trả anh Hào về Montreal với chị Bảo Điền và các cháu, bước vào căn nhà nhỏ xíu của mình sao thấy mêng mang rộng và tran ngập im lặng đến kỳ lạ. Thanh –Dung đã vào giấc ngủ lúc 11:00 sáng ngay trong xe trên đường về. Chỉ còn một mình loanh quanh tìm kiếm các khuân mặt thân thương, giọng nói tiếng cười, lời chia sẻ của mọi người. Sau mấy ngày đón tiếp anh chị em về họp BPV, căn nhà nhỏ bé này đã được diễm phúc đong đầy tiếng cười, chật ních anh chị em va ừ tràn kỷ niệm.

Lúc này mặc dù thấy vừa hụt hẫng, nửa bâng khuâng, nhưng vẫn cố gắng một mình lao tác theo yêu cầu của “phu nhân” dặn dò trước khi ‘nàng” lên giường ngủ bù những ngày thiếu ngủ vừa qua là dọn dẹp, săp đặt mọi thứ cho gọn gàng và lau chùi sạch sẽ.

Qua lần họp BPV lần này, sao thấy ĐH-CLC nghèo quá. Chúng ta không có một văn phòng, không có đến một cơ sở để cùng về đó gặp nhau. Ngay tối đầu tiên (ngày 28 tháng Chạp), chúng ta đã phải chuyển điạ điểm vì phòng họp chúng ta mượn tại nhà thờ Blessed Sacrament chỉ rảnh cho đến 5 giờ chiều. Như vậy, chúng ta đành kéo nhau về căn nhà tại Windemeir Lane khai mạc chương trình họp lúc 6:00 tối.


Hôm sau (ngày 29 tháng Chạp) mới sáng sớm anh chị em kéo tới phòng họp tại nhà thờ Blessed Sacrament được thưởng thứ món phở gà thơm và nóng bỏng chị Thoa đã chuẩn bị vội vàng từ rất sớm. Anh Hoàng cũng đến rất sớm để mở cửa và xếp bàn ghế cho buổi họp. Nhưng xui quá, khí hậu Nam Cali hôm đó trở chứng đã mang dấu kín mặt trời nơi nào, lại kéo mưa về lướt thướt suốt ngày và rủ thêm khí lạnh từ Alaska về đổ ụp lên Nam Cali. Không biết chúng ta có làm điều chi hay ăn nói “quàng xiên” gì khiến ông trời phật lòng hành hạ BPV ngay ngày đầu tiên phải gặp nhau trong căn phòng lạnh buốt vì hệ thống sưởi bị hư mặc dù đã cố gắng mang tới 4 máy sưởi cá nhân nhưng vẫn buốt cóng đến nỗi anh chị em phải quấn khăn quàng cổ và có người (từ xứ nóng về) mang luôn cả găng tay. Tuy bị lạnh quấy nhiễu nhưng những tô phở nóng của chi Thoa đã giúp làm ấm dạ anh chị em trong bữa sáng. Đến trưa, kế họach để mọi người có được chút thoải mái khi ăn trưa tại các nhà hàng trong tiểu SG cũng đã phải hủy bỏ vì trời mưa (lại đổ lỗi cho ông trời) và anh chị em đuợc cơ hộị ăn sạch những gì còn xót lại từ ban sáng: Phở dư, xôi thừa, bánh cũ.

Nhìn ngắm ACE xì xụp tô phở “xót lại” mà thương. Đại Biểu ĐH bỏ bao nhiêu tiền mua vé bay về Nam Cali họp sao khổ quá chừng: phải di chuyển tới lui loanh quanh, có nhiều nhà hàng ngay bên cạnh mà đành ráng nuốt ”left-over” và chỗ họp không máy sưởi. Ôi chao! Làm sao với những “lao tác/khổ cực” như thế này có thể mời gọi, hấp dẫn, thuyết phục anh chị em bước vào vai trò phục vụ. Đã vất vả, hy sinh quanh năm với sinh hoạt Vùng, đáp ứng nhu cầu các nhóm điạ phương, nay về Họp BPV còn được vất vả nhiều hơn nữa. Có lẽ chỉ những ai không bình thường mới dám liều lĩnh chọn một lối sống lạ kỳ thế nàỵ.


Chiều 29, sau khi cả ngày lao tác trong cái lạnh, anh chị em “đã chịu đựng hết nổi” nên quyết định kéo về nhà anh chị Kỳ-Thoa để cùng dâng thánh lễ, ăn tối và hoàn tất đề tài còn lại trong ngày. Phòng khách nhà anh chị muốn nứt ra khi phải chứa gần 40 già, trẻ, em bé cùng tụ lại dâng lễ thánh lễ tạ ơn Thiên Chúa. Bưã ăn tối với tô canh bún thơm ngon do Lan Hương và Kim Yến chuẩn bị đã giúp làm anh chị em quên đi tất cả cái mệt nhọc suốt ngày lao tác với Chúa và với nhau trong rét run. Nghe nói hai chị cũng đã phải “biến” nồi bún dự định nuôi 25 người ra nhiều hơn cho đủ 40 tô.

Vì sức khỏe của mọi người, điạ điểm họp cho hai ngày 30 và 31 được di chuyển về căn nhà trên tại Windemeir Lane thay vì bắt mọi người phải gồng mình trong phòng lạnh tại nhà thờ Blessed Sacrament. Làm sao giải thích được những lao nhọc anh chị em đã trải qua. Động lực nào khiến họ rời xa mái ấm gia đình trong mùa nghỉ lễ GS và năm mới bay về Nam Cali để lao tác cả ngày và đêm. Tình bạn ư? Nắng ấm Cali ư? Hay tình Đồng Hành? Có lẽ các lôi cuốn đó chưa mạnh mẽ đủ để giải thích nguyên do tại sao những anh chị em này sẵn sàng tạm quên gia đình và nhu cầu được nghỉ ngơi để lại ra đi cho một sứ mệnh lớn hơn. Phải chăng họ liều tất cả vì lòng yêu mến Đức Kitô? Phải chăng họ liều tất cả vì muốn đáp lại lời Đức Kitô mời gọi họ cùng lao tác (comigo) với Ngài trong thế giới hôm naỵ? Phải chăng mỗi khi được Đức Kitô sai đi lao tác (sứ mạng) với Ngài, những anh chị em này lại sẵn sàng thốt lên: “Vâng, con yêu Ngài” mà không cần phải đắn đo?


Chương trình làm việc thường kết thúc khoảng 10 giờ đêm. Nhưng sau đó tôì thấy anh chị em vẫn tiếp tục thức để viết chia sẻ cho trang blog của ĐH hay chuẩn bị đề tài cho ngày hôm sau. Đêm 29, tôi thấy các anh chị làm việc đến quá nửa đêm. Đêm 30, chúng tôi cùng ưu tư, chia sẻ, bàn luận về môt số vấn nạn, trong đó có mục vụ giới trẻ tới gần 2 giờ sáng.

Lao tác có nhiều, nhưng ân sủng cũng tràn đầy. Thí dụ: các khuôn mặt trẻ hiện diện trong lần họp này như: Nam Phương, Quỳnh Hương, Thái Sơn, Tamara, Phương. Cộng thêm sự hiện diện của cha Hùng, và cha tuyên úy Đoàn. Các ĐH hotel: Nhà anh chị Kỳ-Thoa, nhà anh chị Đức-Trang (mới di dân về từ miền Đông), nhà anh chị Toàn-Phương Hà, nhà anh chị Trung-Thanh Dung.

Chủ đề hấp dẫn tôi nhất là phương cách chuẩn bị lãnh đạo theo mô hình “Organic Leadership Body”. Chúng tôi đã sống kinh nghiệm này khi được hướng dẫn làm việc theo chính mô hình này. Tất cả các ưu tư, mục tiêu, nguyên tắc, kế hoạch, góp ý đều dược lắng nghe và sàng lọc qua nhận định chung (commual discernment) . Organic Leadership Body mở cửa đón tất cả anh chị em và chú trọng nhiều hơn về phát tirển khả năng cùng nhau nhận định (capacity to discern communally) hơn là đặt nặng các kế hoạch làm việc và chú tâm vào kỹ thuật lãnh đạo. Một ân sủng khác anh chị em Tây Nam đã được đón nhận là cơ hội gặp gỡ, kêt thân với anh chị em từ các miền xa và cơ hội được săn sóc (cura personalis) các anh chị em mà chính chúng ta đã sai (sending) họ đi phục vụ: như chị Mộng Hằng và Thanh-Dung trong BPV của CLC-USA, anh Ân , Thái Sơn, Quỳnh Hương, chị Như Liên, Nam Phương, anh Hoàng, anh Kỳ, chị Hằng, Frank, anh Hào, v.v… với các trách nhiệm khác nhau trong BPV của ĐH.

Điều lý thú nữa trong lần họp này là anh Ân (trong vai trò trưởng BPV) đã mời gọi mọi người cùng chia sẻ chi phí vé máy bay với các anh chị bay về từ xa. Qũy ĐH năm 2012 vừa qua hụt khá nhiều. Mong các anh chị khắp nơi cùng rộng tay chia sẻ gánh nặng tài chánh với các “đại biểu” chúng ta gởi về họp BPV. Một thí dụ rất điển hình, chị Như Liên đại diện anh chị em Montreal-Toronto, trong năm 2012 đã bay sang Pittsburgh, St. Louis và Los Angeles cho các buổi họp của ĐH (cách riêng) hay của CLC-USA (nói chung). Nguyên những ngày nghỉ và việc bay tới bay lui đã là môt hy sinh quá lớn (chưa kể thời gian dành cho những chuẩn bị tài liệu, bài vở khác) chúng ta đã và đang đặt lên chị và gia đình của chị rồi. Như vậy, chia sẻ gánh nặng tài chánh chỉ là phần nhỏ chúng ta có thể làm để bày tỏ tâm tình biết ơn với các anh chị em mà chính chúng ta sai họ đi phục vụ thay cho mình.

Đến đây, nếu bạn có băn khoăn: “Còn kết quả của họp BPV 2012 là những gi?”. Câu trả lời chắc nằm đâu đó trong “hồi tâm” của các anh chi em khác.
 
Phạm Trung