[Nguyên bản: Maturity in Relationships and Prayer]
Vài năm trước, một người bạn kể cho tôi nghe câu chuyện này: là người được giáo dục trong đạo Công giáo La Mã, cốt yếu là trung thành đi lễ, cố gắng sống đạo đức lương thiện, ở độ tuổi ngoài bốn mươi, anh cảm thấy mình có những nỗi nghi ngờ dằn vặt, không thể nào cầu nguyện, và thậm chí không thể nào (khi chân thành tự vấn) tin vào sự hiện hữu của Chúa.
Lo lắng về chuyện này, anh tìm linh hướng, anh đến gặp một linh mục dòng Tên, một vị linh hướng nổi tiếng. Anh nghĩ mình sẽ được nghe các chỉ bảo quen thuộc về đêm tăm tối của tâm hồn và cách thế những chuyện này sẽ làm đức tin được tinh tuyền, và, vì đã quen thuộc với những lời lẽ như vậy, anh cũng không chờ đợi gì nhiều. Chắc chắn anh không nghĩ mình sẽ nhận một lời khuyên như anh đã nhận.
Cha hướng dẫn dòng Tên không thử giúp anh có bất kỳ một suy tư thần học sâu sắc nào về nỗi nghi ngờ và những đêm tăm tối của đức tin. Thay vào đó, giống như tiên tri E-li-sa đã làm với Na-a-man, người Xi-ri bị hủi, ông cho bạn tôi một lời khuyên nghe chừng quá sức đơn giản, tới nỗi gây khó chịu hơn là đem lại hy vọng: cha dòng Tên chỉ đơn giản nói với anh ta: hãy tự hứa với bản thân là phải ngồi cầu nguyện thinh lặng nửa giờ mỗi ngày, liên tục như vậy trong vòng sáu tháng. Tôi bảo đảm nếu anh bền bỉ làm như vậy, thì sau sáu tháng, anh sẽ khôi phục được lòng tin ở Chúa.
Bạn tôi, cực kỳ bối rối với điều anh cảm thấy đây là lời khuyên quá sức đơn giản, đã phản đối rằng phần lớn nhất trong vấn đề của anh chính là anh không thể cầu nguyện, không thể chuyện nói với vị Chúa mà anh nghĩ vị Chúa đó không hiện hữu: Làm sao tôi có thể cầu nguyện được khi tôi không còn tin có Chúa?
Vị linh mục dòng Tên cương quyết: Cứ làm đi! Hãy nỗ lực vượt bực và ngồi cầu nguyện thinh lặng nửa giờ mỗi ngày, kể cả khi anh cảm thấy mình như đang nói chuyện với bức tường. Đó là lời khuyên thực tế duy nhất mà tôi có thể cho anh.”
Bất chấp nỗi ngờ vực của mình, bạn tôi nghe theo lời khuyên của cha dòng Tên và bền bỉ ngồi cầu nguyện thinh lặng nửa giờ mỗi ngày trong suốt sáu tháng, và sau sáu tháng, anh đã khôi phục cảm thức vào Chúa, cũng như cảm thức vào cầu nguyện.
Tôi tin rằng câu chuyện này nêu bật lên đôi điều quan trọng: Niềm tin của chúng ta về sự hiện hữu của Chúa gắn bó rất lớn đến việc cầu nguyện liên lỉ. Tuy nhiên, và đây là điều nghịch lý, khó mà duy trì được đời sống cầu nguyện, lý do chính là vì đức tin chúng ta thường yếu ớt. Nói đơn giản, cầu nguyện không dễ dàng gì. Chúng ta nói dễ dàng về cầu nguyện, nhưng chúng ta vất vả lắm mới duy trì được cầu nguyện thực sự, lâu dài trong đời sống.
Cầu nguyện chỉ dễ dàng đối với những người mới bắt đầu và những ai đã thành thánh. Suốt những năm tháng dài dằng dặc giữa hai mốc đó, thì cầu nguyện là khó khăn. Tại sao? Bởi vì cầu nguyện có cùng động lực nội tại như tình yêu, mà tình yêu thì chỉ ngọt ngào ở giai đoạn đầu tiên, khi lần đầu tiên chúng ta phải lòng, và ở giai đoạn cuối, khi đã chín chắn. Còn ở giữa hai giai đoạn đó, tình yêu là nỗ lực khó khăn, lòng trung thành bền bỉ, và cần phải có quyết tâm mạnh mẽ hơn hẳn những gì mà thông thường cảm xúc và óc tưởng tượng chúng ta thúc đẩy.
Cầu nguyện cũng y như vậy. Ban đầu khi mới cầu nguyện, cũng giống như khi người trẻ đang yêu, chúng ta có khuynh hướng có một giai đoạn tha thiết, say mê, là thời gian mà cảm xúc và óc tưởng tượng giúp chúng ta cảm thức rằng Chúa tồn tại và Chúa nghe thấy những lời cầu nguyện của mình. Nhưng khi đi sâu hơn và trưởng thành hơn trong mối quan hệ với Chúa, cũng như trong mối quan hệ với một người chúng ta thương yêu, thì thực tại bắt đầu xua tan đi ảo tưởng. Không phải chúng ta bị vỡ mộng về Chúa, mà đúng hơn là chúng ta nhận ra rằng quá nhiều những ý nghĩ và cảm xúc sôi nổi mà trước đây chúng ta tin là về Chúa thật ra là về chính chúng ta. Vỡ mộng là một điều tốt. Đó là xua tan ảo tưởng. Cái mà chúng ta tưởng là cầu nguyện thật ra là một phần của trạng thái mê hoặc về chính chúng ta.
Khi ảo mộng bắt đầu tan vỡ, và đó là thời điểm trưởng thành trong đời sống chúng ta, dễ dàng cho rằng chúng ta bị vỡ mộng về người kia, người mà chúng ta đã phải lòng, hoặc trong trường hợp cầu nguyện là Chúa. Phản ứng dễ dàng nhất là rút lui, từ bỏ, coi toàn bộ sự việc là ảo tưởng, một sai lầm ngay từ đầu. Trong đời sống thiêng liêng, thường đó là lúc chúng ta thôi không cầu nguyện nữa.
Nhưng đó là lúc cần chính điều ngược lại. Điều chúng ta cần làm lúc đó là nỗ lực vượt bậc, làm như chúng ta đã từng làm, nhưng trừ đi những suy nghĩ và cảm xúc sôi nổi, chán ngán, nghi hoặc, và gột bỏ mê hoặc về chính mình. Càng đi sâu vào các mối quan hệ và vào cầu nguyện, chúng ta càng trở nên do dự về bản thân mình, và đây là khởi đầu của sự trưởng thành: Đó là khi tôi nói, tôi không biết làm thế nào để yêu và tôi không biết làm thế nào để cầu nguyện, là tôi bắt đầu hiểu tình yêu và cầu nguyện thật sự là như thế nào.
Vì vậy, chẳng có lời khuyên nào hay hơn là lời khuyên mà vị linh mục dòng Tên nọ đã nói với bạn tôi, người nghĩ rằng mình là kẻ vô thần: Hãy cố gắng vượt bậc! Ngồi xuống khiêm nhường và thinh lặng thật lâu, cho tới khi nào anh có thể bắt đầu nghe thấy một người nào đó khác, chứ không phải chính mình.
Ron Rolheiser
http://www.ronrolheiser.com/columnarchive/?id=535
Wednesday, November 3, 2010
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
Let me connect hai bai viết của Rolheiser " Maturity in Relationships and Prayer" and "Subtle Forms of Idolatry".
ReplyDeleteCầu nguyện là phương thức tìm kiếm và cảm nghiệm sự hiện hữu Thiên Chúa để duy trì đời sống đức tin qua đó tình yêu được khai nở.
Tại sao chúng ta cần cầu nguyện trong thinh lặng? Ấy là vì trong thinh lặng, tâm linh chúng ta sẽ trở nên lắng đọng như "mặt hồ thu", khiến chúng ta dễ nhận diện hình ảnh của Thiên Chúa được rọi lên tâm linh yên lắng của mình mà nhận ra sự hiện hữu của Người.
Trước khi bị đóng đinh, dức Jesus cũng đã cầu nguyện trong thinh lặng ở núi cây dầu để tìm kiến và nghe "ý của đức Chuá Cha" được rọi qua vào "tâm linh rất con người" của mình. Từ đó đức Jesus đã "chết vì Tình Yêu", "chết cho Tình Yêu" và "chết để khai nở Tình Yêu". "Chết để Phục Sinh" là thế.
Trong đời thường, chúng ta thường sai lầm khi tin rằng "sự hiện hữu của Chúa" phải có trước khi chúng ta cầu nguyện và chúng ta cầu nguyên thì Thiên Chúa đã lắng nghe chúng ta. Cầu nguyện không phải là khẩn xin Thiên Chúa điều gì mà phải là sự mong mỏi và tìm kiếm liên tục sự hiện hữu của Thiên Chúa.
Nếu cầu nguyện không còn là sự mong mỏi cảm nghiệm, sự tìm kiếm liên tục sự hiện hữu của Thiên Chúa thì đức tín của chúng ta rất khó được duy trì.
Cầu nguyện trong thing lặng là sự tự vấn về sự hiện hữu của Thiên Chúa...nếu không có sự tự vấn hàng ngày này thì "sự trung thành đi lễ, cố gắng sống đạo đức lương thiện" chỉ là nhựng việc làm "theo thói quen" vô ý nghĩa.
Hãy tư vần như Mẹ Terresa thường tự vấn trong momg mỏi, thường tìm kiếm trong thinh lặng "sự hiện hữu của Thiên Chúa". Cái "khối tình yêu" to lớn của Mẹ chính là "sự hiện hữu của Thiên Chúa" mà ngay chính Mẹ cũng "không cảm nghiệm" ra.
Tin rằng Thiên Chúa có trước khi cầu nguyện. Đó là một trạng thái "ảo tưởng" thường bị "mê hoặc". Còn con đường tìm kiếm "sự hiện hữu của Thiên Chúa" mới là con đường của sự cứa độ.
TTP