ROME, Nov. 7, 2012 (Zenit.org).- "Man bears within him a mysterious desire for God."
Pope Benedict XVI reflected on the opening words of the Catechism during this week's Wednesday audience, speaking of the desire for God which, as the Catechism of the Catholic Church writes, is "written in the human heart, because man is created by God and for God... Only in God will he find the truth and happiness he never stops searching for" (no. 27).
Although these words from the Catechism may be accepted and self-evident in some cultures, the Holy Father said, they may "seem a provocation in secularized Western culture. Many of our contemporaries could in fact argue that in no way do they feel such a desire for God. For large sections of society, He is no longer the awaited one, the desired one, but rather a reality that leaves people indifferent, in front of which one should not even make the effort to comment. In reality, what we have defined as "the desire of God" has not disappeared completely, and presents itself even today, in many ways, in the heart of man.
Monday, November 26, 2012
Con số 144,00 người trong sách Khải Huyền
Sách Khải Huyền có nhắc đến 144,000 người được đóng ấn trong đoạn 7:1-4 như sau:
"Sau đó, tôi thấy có bốn thiên thần đứng ở bốn phương của mặt đất, giữ bốn ngọn gió của đất lại, không cho ngọn gió nào thổi trên đất liền, trên biển cả cũng như trên mọi cây cối. Tôi lại thấy một thiên thần khác, mang ấn của Thiên Chúa hằng sống, từ phía mặt trời mọc đi lên. Thiên thần ấy lớn tiếng bảo bốn thiên thần khác, là những vị được quyền phá hại đất liền và biển cả, rằng: "Xin đừng phá hại đất liền, biển cả và cây cối, trước khi chúng tôi đóng ấn trên trán các tôi tớ của Thiên Chúa chúng ta". Rồi tôi nghe nói đến con số những người được đóng ấn: một trăm bốn mươi bốn ngàn người được đóng ấn, thuộc mọi chi tộc con cái Ít-ra-en."
Chẳng lẽ Thiên Chúa chỉ đóng ấn, nghĩa là chỉ cứu vớt 144,000 người mà thôi? Tại sao có con số này?
Dĩ nhiên câu trả lời là 144,000 chỉ là một con số tượng trưng mà thôi. Chúng ta không đọc một cách từ chương nhưng cần hiểu bối cảnh của nước Do Thái vào thời đó, gồm có 12 chi tộc, mỗi chi tộc có 12 ngàn người. Do đó có con số tổng cộng là 144,000 người. Con số 12 mang ý nghĩa của sự trọn vẹn và con số 144,000 biểu tượng cho toàn thể dân tộc Do Thái, là dân được chọn.
Sach Khải Huyền còn diễn tả chi tiết hơn nữa về họ như sau:
- Chi tiết thứ nhất: Họ là những người được mang danh của Con Chiên - tức là Đức Giêsu Kitô, và của Cha Con Chiên trên trán làm cho họ dễ dàng được nhận diện
- Chi tiết thứ hai: Họ là những người duy nhất được đứng trước ngai Thiên Chúa để hát bài ca mới.
- Chi tiết thứ ba: họ là những người đã được chuộc về từ giữa loài người làm của đầu mùa dâng lên Thiên Chúa và Con Chiên. Chẳng ai thấy miệng họ nói dối, không ai chê trách họ được.
Như thế họ là những người trung thành chịu đựng mọi gian khổ, bách hại và thử thách. Họ là những người xứng đáng lãnh nhận ơn cứu chuộc. Dân Do Thái đã được chọn như những người dẫn đầu, những người tiên phong đi khai phá để chuẩn bị cho một đoàn người mà sách Khải Huyền nói rằng: đông không thể nào đếm nổi, thuộc mọi dân, mọi chi tộc, mọi nước và mọi ngôn ngữ.
Ở đây, khi nói đến những lớp người đi tiên phong này chúng ta cũng nhớ đến các Thánh Tử Đạo Việt Nam mà Giáo Hội đã ưu ái một cách đặc biệt khi mừng kính các ngài vào dịp này trong khi suy niệm về sách Khải Huyền. Chúng ta vui mừng vì được mang dòng máu của các ngài. Họ là những trưởng tử, những người đi tiên phong dẫn dắt chúng ta về với Vương quốc của Thiên Chúa.
Ở cuối năm Phụng Vụ khi chúng ta mừng lễ Các Thánh và lễ Các Linh Hồn, chúng ta đang hiệp thông trong mầu nhiệm các thánh thông công với các ngài như là Giáo Hội còn đang lữ hành tại thế.
Con số 144,000 người chính là biểu tượng cho dân Chúa nơi Vương Quốc của Ngài
VTL
Tuesday, November 20, 2012
Tĩnh tâm Canada 2012
Năm nay chúng tôi có hai khóa tĩnh tâm tại đan viện của các thầy dòng Si-tô ở Rougemont, thuộc ngoại ô Montreal. Một khóa cuối tuần với 27 anh chị em và tiếp theo là một khóa 6 ngày có 17 người. Ngoài sự quây quần của các thành viên Đồng Hành và thân hữu đến từ các thành phố Montreal, Sherbrooke, Ottawa, và Toronto, chúng tôi còn được đón chị Liên Hương từ Virginia, chị Huệ Chiếu từ Minesota và anh Trần Đức Việt từ Texas. Đặc biệt là có một người, người mà chúng tôi trông ngóng ngày gặp lại và nôn nóng chờ mong lời giảng dậy, đã đến từ quê nhà xa thật xa. Đó là Cha Elizade Thành, Ông Ngoại kính yêu của chúng ta.
Tháng 11 ở Canada trời đã xuống độ âm vào ban đêm nhưng chúng tôi vẫn được những ngày nắng đẹp. Khuôn viên của đan viện không còn ngợp những lá phong đỏ vàng của mùa thu nhưng những xác lá khô ngập đầy con đường Sentier de la Paix. Nơi đó chúng tôi thong dong mỗi ngày và trò chuyện với Chúa trong thinh lặng.
Chúa của chúng ta đã đến với mỗi người chúng tôi, dưới nhiều khía cạnh và ở vào những thời điểm khác nhau. Trong đêm tâm sự, chúng tôi chia nhau những ơn sủng.
Sự thinh lặng là món quà đầu tiên tôi nhận được trong kỳ tĩnh tâm này. Chưa bao giờ tôi được hiện diện một cách riêng tư, lâu dài và sâu lắng với Chúa như vậy. Trong cái thế giới nhỏ bé chỉ có Chúa và tôi, ôi chao, sao quá sức diệu kỳ ... Tôi không diễn tả nổi vị ngọt ngào đã nếm được trong những trao đổi với Ngài, chỉ biết mình đã được đánh động và ban sức để biết yêu hơn như Chúa đã yêu.
Trong các bài huấn đức, tôi thích nhất loạt bài sứ vụ: sứ vụ Ngôn Sứ - nói những Lời củaThần Khí mang niềm an ủi và hy vọng đến cho anh em, sứ vụ Vương Đế - đi phục vụ với lòng khiêm nhường, biết lắng nghe cũng như tôn trọng anh em và đặc biệt là sứ vụ Tư Tế - Chúa mời gọi Ki Tô hữu chúng ta liên kết mọi người với nhau và với Chúa.
Mình cùng nghe chị Kim Vân kể về sứ vụ Tư Tế nha:
Bước vào Linh Thao Chúa gởi tôi hai chìa khóa sứ vụ và phục vụ để tôi mở cửa lòng tôi. Tạ ơn Chúa đã đi xem với con từng việc nhỏ trong ngôi nhà của con. Đèn được thắp sáng. Tôi nhận được tấm thiệp của CHA gởi đến để Ngài giới thiệu về CON của Ngài. Nhỏ bé, rụt rè, tôi bước vào phòng. Tôi nghe Giêsu nói lớn với bạn bè là Ngài khao khát và mong mỏi được dự tiệc cùng chúng tôi vì đây là bữa tiệc cuối. Tôi sửng sốt. Tại sao lại tiệc cuối? Tôi chỉ thích đi dự tiệc thôi, tại sao Ngài lại để tâm tới nhiều thứ vậy? Rồi đến khi dùng bữa, Ngài bẻ bánh, nói đây là mình Thấy, hiến tế vì anh em; rồi đến rượu thì lại nói là máu Thầy đổ ra vì anh em. Tôi hết hiểu nổi!!! Tôi đâu có xấu đến độ Thầy phải chết cho tôi. Khó hiểu quá! Rồi Thầy lại nói thêm, trong phòng này có bạn đang có ý định nộp Thầy nữa. Lúc đó mọi người xôn xao bàn tán để tìm thủ phạm. Tôi cũng âm thầm xét mình nhưng thấy tôi không có ý đó. Rồi một số bạn và tôi cho lời nói đó qua đi vì chắc chắn là không phải mình. Một thoáng nghĩ nhẹ nhàng đến trong đầu làm tôi giật mình vì Ngài nói ``Thầy chết vì anh em``. Như vậy Ngài chết cho mọi người và có tôi trong đó? Vậy thì đây là việc của tôi. Ai đó là thủ phạm nhưng cũng có tôi dinh líu. Thầy ơi, trên đường con đi con đã bỏ lại sau lưng mình nhiều anh em lắm: gia đình, người thân, bạn hữu, ... Con bỏ họ lại nhưng Thầy vẫn tiếp tục cứu mọi người và thật là mệt nhọc. Thầy ơi, con đã hiểu rồi: đây là việc của Thầy và của con .... Cám ơn CHA đã gởi thiệp mời con vào dự tiệc.
Thái độ của Đức Mẹ đối với những kế hoạch của Chúa Cha khiến tôi suy nghĩ nhiều. Cậy trông, tin tưởng, kiên nhẫn đợi chờ. Hồi đó, vào những ngày sau tháng 4, 1975, có một cô sinh viên trên đường đi học hay ghé vào nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế trên đường Kỳ Đồng. Chẳng có đạo Công Giáo, mà cô thường đứng trước hang đá và nhìn ngắm Đức Mẹ. Đứng đó để cảm thấy những lo lắng ưu phiền của cuộc sống tan biến trong vẻ thanh thoát dịu hiền của Đức Mẹ,rồi lòng cô dấy lên một nỗi khát khao. Chắc chắn Đức Mẹ đã để ý và nói với Chúa Giêsu về nỗi khao khát này, như Đức Mẹ đã quan sát và giúp đỡ khách dự bằng cách báo động hết rượu trong tiệc cưới Ca-Na. Vậy mà từ khi được dìm trong Nước Rửa Tội, tôi lại thường cầu nguyện cùng Chúa, không hay chạy đến với Đức Mẹ để được gần gũi và học hỏi nơi Mẹ. Chẳng phải những khó khăn trong cuộc sống cần tôi có nhiều cậy trông, tin tưởng và kiên nhẫn đợi chờ sao?
Bài huấn đức về Đức Mẹ Sầu Bi dưới chân Thánh giá với những tâm trạng tách rời đã đánh động một tâm hồn. Nước mắt anh chẩy thành giòng không kiềm hãm được, rửa sạch tự ái, tủi thân và tự cô lập hóa. Anh nói trái tim bấy lâu khô cằn của mình giờ đây được trở thành trái tim bằng thịt.
Những món qùa thiêng liêng đâu phải chỉ đến từ các đấng trên trời. Cha Thành đó, có ai không cảm nhận được sự hiện diện của Chúa qua tình thương và lối sống của Cha? Khi suy niệm về Người Anh Cả, anh Việt chia sẻ thế này:
Vị Linh Hướng đã từng tác động tôi hơn 20 năm về trước tại khóa Linh Thao 3 ngày ở Houston, lại tác động tôi một lần nữa trong dịp Linh Thao 6 ngày tại Montreal, Canada 2012, khi tôi hỏi Ngài: Thưa Cha, kỳ này con phải làm gì nữa? Cha chau mày, giơ tay lắc lia lịa và nói: Anh phải về với gia đình của anh chứ sao! Anh còn bao nhiêu bổn phận với vợ con, việc làm và những người chung quanh. Anh vẫn phải tiếp tục làm việc và lo cho mọi người. Lấy tay chỉ vào ngực, Cha nói: Còn tôi, đã 75 tuổi rồi. Tôi là linh mục và sau kỳ Linh Thao này, tôi phải tiếp tục đi làm việc linh mục của tôi.... Cám ơn Cha đã dậy con một bài học sứ vụ thật đơn sơ và dễ hiểu. Con chỉ cần ngắm niệm hình ảnh Cha là con có thể thấy một Ki-tô hữu thật sự, đáng yêu, đáng kính vì Cha đã và đang sống, xác nghiệm giữa chúng con...
Khi đúc kết tuần tĩnh tâm, Cha Thành khuyên chúng tôi mang những kinh nghiệm gặp Chúa trong Linh Thao về với đời sống và khuyến khích nhau trong ơn gọi ngoài đời. Cha giải thích đời là nhà chúng ta - The World is Our Home - chúng ta hy vọng tìm và nhận ra Thiên Chúa ngoài đời. Khi đó cũng là chúng ta tìm thấy chính mình và nhận ra Thiên Chúa nơi mọi người.
Trở về đời, là cố gắng không ngừng trở về với Chúa, để được tiếp tục uốn nắn và trở thành khí cụ của Ngài. Anh chị em mình cùng tạ ơn Chúa, xin Chúa và Đức Mẹ gìn giữ Cha Thành và cầu nguyện cho nhau. Đây là tuần lễ Tạ Ơn của anh chị em ở Hoa Kỳ. Cuộc sống của chúng ta cũng là những chuỗi Tạ Ơn.
Lê Như Liên.
Tháng 11 ở Canada trời đã xuống độ âm vào ban đêm nhưng chúng tôi vẫn được những ngày nắng đẹp. Khuôn viên của đan viện không còn ngợp những lá phong đỏ vàng của mùa thu nhưng những xác lá khô ngập đầy con đường Sentier de la Paix. Nơi đó chúng tôi thong dong mỗi ngày và trò chuyện với Chúa trong thinh lặng.
Chúa của chúng ta đã đến với mỗi người chúng tôi, dưới nhiều khía cạnh và ở vào những thời điểm khác nhau. Trong đêm tâm sự, chúng tôi chia nhau những ơn sủng.
Sự thinh lặng là món quà đầu tiên tôi nhận được trong kỳ tĩnh tâm này. Chưa bao giờ tôi được hiện diện một cách riêng tư, lâu dài và sâu lắng với Chúa như vậy. Trong cái thế giới nhỏ bé chỉ có Chúa và tôi, ôi chao, sao quá sức diệu kỳ ... Tôi không diễn tả nổi vị ngọt ngào đã nếm được trong những trao đổi với Ngài, chỉ biết mình đã được đánh động và ban sức để biết yêu hơn như Chúa đã yêu.
Trong các bài huấn đức, tôi thích nhất loạt bài sứ vụ: sứ vụ Ngôn Sứ - nói những Lời củaThần Khí mang niềm an ủi và hy vọng đến cho anh em, sứ vụ Vương Đế - đi phục vụ với lòng khiêm nhường, biết lắng nghe cũng như tôn trọng anh em và đặc biệt là sứ vụ Tư Tế - Chúa mời gọi Ki Tô hữu chúng ta liên kết mọi người với nhau và với Chúa.
Mình cùng nghe chị Kim Vân kể về sứ vụ Tư Tế nha:
Bước vào Linh Thao Chúa gởi tôi hai chìa khóa sứ vụ và phục vụ để tôi mở cửa lòng tôi. Tạ ơn Chúa đã đi xem với con từng việc nhỏ trong ngôi nhà của con. Đèn được thắp sáng. Tôi nhận được tấm thiệp của CHA gởi đến để Ngài giới thiệu về CON của Ngài. Nhỏ bé, rụt rè, tôi bước vào phòng. Tôi nghe Giêsu nói lớn với bạn bè là Ngài khao khát và mong mỏi được dự tiệc cùng chúng tôi vì đây là bữa tiệc cuối. Tôi sửng sốt. Tại sao lại tiệc cuối? Tôi chỉ thích đi dự tiệc thôi, tại sao Ngài lại để tâm tới nhiều thứ vậy? Rồi đến khi dùng bữa, Ngài bẻ bánh, nói đây là mình Thấy, hiến tế vì anh em; rồi đến rượu thì lại nói là máu Thầy đổ ra vì anh em. Tôi hết hiểu nổi!!! Tôi đâu có xấu đến độ Thầy phải chết cho tôi. Khó hiểu quá! Rồi Thầy lại nói thêm, trong phòng này có bạn đang có ý định nộp Thầy nữa. Lúc đó mọi người xôn xao bàn tán để tìm thủ phạm. Tôi cũng âm thầm xét mình nhưng thấy tôi không có ý đó. Rồi một số bạn và tôi cho lời nói đó qua đi vì chắc chắn là không phải mình. Một thoáng nghĩ nhẹ nhàng đến trong đầu làm tôi giật mình vì Ngài nói ``Thầy chết vì anh em``. Như vậy Ngài chết cho mọi người và có tôi trong đó? Vậy thì đây là việc của tôi. Ai đó là thủ phạm nhưng cũng có tôi dinh líu. Thầy ơi, trên đường con đi con đã bỏ lại sau lưng mình nhiều anh em lắm: gia đình, người thân, bạn hữu, ... Con bỏ họ lại nhưng Thầy vẫn tiếp tục cứu mọi người và thật là mệt nhọc. Thầy ơi, con đã hiểu rồi: đây là việc của Thầy và của con .... Cám ơn CHA đã gởi thiệp mời con vào dự tiệc.
Thái độ của Đức Mẹ đối với những kế hoạch của Chúa Cha khiến tôi suy nghĩ nhiều. Cậy trông, tin tưởng, kiên nhẫn đợi chờ. Hồi đó, vào những ngày sau tháng 4, 1975, có một cô sinh viên trên đường đi học hay ghé vào nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế trên đường Kỳ Đồng. Chẳng có đạo Công Giáo, mà cô thường đứng trước hang đá và nhìn ngắm Đức Mẹ. Đứng đó để cảm thấy những lo lắng ưu phiền của cuộc sống tan biến trong vẻ thanh thoát dịu hiền của Đức Mẹ,rồi lòng cô dấy lên một nỗi khát khao. Chắc chắn Đức Mẹ đã để ý và nói với Chúa Giêsu về nỗi khao khát này, như Đức Mẹ đã quan sát và giúp đỡ khách dự bằng cách báo động hết rượu trong tiệc cưới Ca-Na. Vậy mà từ khi được dìm trong Nước Rửa Tội, tôi lại thường cầu nguyện cùng Chúa, không hay chạy đến với Đức Mẹ để được gần gũi và học hỏi nơi Mẹ. Chẳng phải những khó khăn trong cuộc sống cần tôi có nhiều cậy trông, tin tưởng và kiên nhẫn đợi chờ sao?
Bài huấn đức về Đức Mẹ Sầu Bi dưới chân Thánh giá với những tâm trạng tách rời đã đánh động một tâm hồn. Nước mắt anh chẩy thành giòng không kiềm hãm được, rửa sạch tự ái, tủi thân và tự cô lập hóa. Anh nói trái tim bấy lâu khô cằn của mình giờ đây được trở thành trái tim bằng thịt.
Những món qùa thiêng liêng đâu phải chỉ đến từ các đấng trên trời. Cha Thành đó, có ai không cảm nhận được sự hiện diện của Chúa qua tình thương và lối sống của Cha? Khi suy niệm về Người Anh Cả, anh Việt chia sẻ thế này:
Vị Linh Hướng đã từng tác động tôi hơn 20 năm về trước tại khóa Linh Thao 3 ngày ở Houston, lại tác động tôi một lần nữa trong dịp Linh Thao 6 ngày tại Montreal, Canada 2012, khi tôi hỏi Ngài: Thưa Cha, kỳ này con phải làm gì nữa? Cha chau mày, giơ tay lắc lia lịa và nói: Anh phải về với gia đình của anh chứ sao! Anh còn bao nhiêu bổn phận với vợ con, việc làm và những người chung quanh. Anh vẫn phải tiếp tục làm việc và lo cho mọi người. Lấy tay chỉ vào ngực, Cha nói: Còn tôi, đã 75 tuổi rồi. Tôi là linh mục và sau kỳ Linh Thao này, tôi phải tiếp tục đi làm việc linh mục của tôi.... Cám ơn Cha đã dậy con một bài học sứ vụ thật đơn sơ và dễ hiểu. Con chỉ cần ngắm niệm hình ảnh Cha là con có thể thấy một Ki-tô hữu thật sự, đáng yêu, đáng kính vì Cha đã và đang sống, xác nghiệm giữa chúng con...
Khi đúc kết tuần tĩnh tâm, Cha Thành khuyên chúng tôi mang những kinh nghiệm gặp Chúa trong Linh Thao về với đời sống và khuyến khích nhau trong ơn gọi ngoài đời. Cha giải thích đời là nhà chúng ta - The World is Our Home - chúng ta hy vọng tìm và nhận ra Thiên Chúa ngoài đời. Khi đó cũng là chúng ta tìm thấy chính mình và nhận ra Thiên Chúa nơi mọi người.
Trở về đời, là cố gắng không ngừng trở về với Chúa, để được tiếp tục uốn nắn và trở thành khí cụ của Ngài. Anh chị em mình cùng tạ ơn Chúa, xin Chúa và Đức Mẹ gìn giữ Cha Thành và cầu nguyện cho nhau. Đây là tuần lễ Tạ Ơn của anh chị em ở Hoa Kỳ. Cuộc sống của chúng ta cũng là những chuỗi Tạ Ơn.
Lê Như Liên.
Monday, November 19, 2012
Ghi nhận sau khóa CTĐSHN 19
Thưa các Cha và các anh chị trong Gia Đình ĐHCLC thật thân mến:
Được anh chị Hảo Hằng giao phó, Anh-Vinh và Liêm xin gửi đến các cha và các anh chị những ghi nhận sau đây cho khóa CTĐSHN 19.
Khóa CTĐSHN 19 đã diễn ra cuối tuần vừa qua tại Giáo Xứ St. Helena’s dưới sự bảo trợ và ủng hộ của Đức Ông Trịnh Minh Trí, Cha Chánh Xứ GX St. Helena’s và Chủ Tịch của Liên Đoàn CGVN. Khóa có 27 đôi vợ chồng tham dự, và được sự cộng tác nồng nhiệt của Hội Các Bà Mẹ Công Giáo, Thiếu Nhi Thánh Thể, gia đình cô Hạnh tại giáo xứ, nhóm ĐHCLC Lữ Hành (Philadelphia), và nhóm ĐHCLC Gia Đình New Jersey, cùng với sự cộng tác của cha Linh Hướng Nguyễn Phú An, Giáo Xứ Máu Châu Báu Chúa, và cha Nguyễn Xuân Quýnh, Giáo Xứ St. Alice, cùng với bảy đôi vợ chồng giúp khóa trong việc trình bày đề tài và cha Linh Hướng Uông Quang Lượng, DCCT.
Như những khóa khác, Khóa 19 cũng mang lại nhiều hoa quả cho các cặp tham dự, đã hâm nóng lại tình yêu vợ chồng, mặn nồng hơn tình nghĩa lứa đôi, và nhận ra sâu xa hơn hôn nhân của chính mình là một món quà thật đẹp cần được trân quý. Các đôi vợ chồng đã có dịp tái khám phá mối tình nồng ấm, và viết cho nhau những giòng chử tràn đầy yêu thương, tha thứ và cảm thông trong bức thư tình mà có lẽ cả cuộc đời chưa bao giờ nghỉ đến có thể viết được. Có đôi vợ chồng đã tìm lại được niềm vui hôn nhân đón nhận “vấn nạn của em bây giờ là của chúng ta”. Có tình yêu của đôi vợ chồng đã được tăng thêm sức với Bí Tích Hòa Giải. Ơn xin của cả khóa “Sống giây phút hiện tại cho tràn đầy yêu thương” được một số đôi vợ chồng đón nhận như là một nguyên tắc để đem lại hạnh phúc cho vợ chồng, cho gia đình. Hình như mỗi đôi vợ chồng điều nhận được điều cần thiết cho cuộc sống hôn nhân, và nhận ra sự cần thiết đem Thiên Chúa vào đời sống hôn nhân qua việc vợ chồng cùng cầu nguyện với nhau trong Phút Hồi Tâm. Khóa kết thúc trong một niềm vui tràn lan.
Một phần ba của tham dự viên là các đôi vợ chồng trẻ và một đôi tham dự khóa như là “dự bị hôn nhân” và sẽ cử hành lễ thành hôn vào cuối tuần tới. Có lẽ điều nói lên được tất cả những hoa quả của khóa là phát biểu của một đôi thật trẻ: Thấy các cô bác có người đã thành hôn hơn 20 năm cho chúng em một niềm hy vọng cho hôn nhân, và cho chính hôn nhân của tụi em. Love can be forever… we just need to stick together. Không thể nào có thể kể hết được tất cả hoa quả Chúa ban trong khóa.
Riêng Ban Tổ Chức (thường gọi là TIM trong ngôn ngữ của CTĐSHN) thì niềm vui nội tâm là thấy được bàn tay yêu thương của Chúa trong khóa, như một làn hương trắng ngạt ngào tình thương nhẹ nhàng bao phủ từng đôi vợ chồng tham dự, từng đôi vợ chồng giúp khóa, từng cá nhân có lòng quảng đại đến giúp khóa một cách tự nguyện, và từng linh mục trong tình thương đã đến chia sẻ niềm vui và cử hành bí tích cho các đôi vợ chồng. Có lẽ lời cầu nguyện của tất cà các anh chị ĐH khắp nơi, của các cha, và ơn xin “Hãy ở lại trong Thầy” mà TIM đã ôm ấp vào tối thứ Sáu đã giúp ân sủng Chúa kết hiệp mọi người trong khóa.
TIM xin chân thành cám ơn tất cả các anh chị và các cha đã hướng lòng cầu nguyện cho khóa để mọi chuyện có thể diễn ra một cách thật tốt đẹp trong Thánh Ý của Chúa.
Khóa cũng được Thầy Phó Tế Huỳnh Mai Trác ghi nhận trên Việt Catholic (http://vietcatholic.net/News/ Html/101097.htm).
Thân mến trong Chúa Kitô,
Đại diện cho TIM Khóa CTĐSHN 19
Liêm và Anh-Vinh
Sunday, November 18, 2012
Sách Khải Huyền - về thời cánh chung
Tác giả của cuốn sách này là Gioan, mà theo các nhà chú giải Kinh Thánh, không phải là Gioan thánh sử, người đã viết cuốn Phúc Âm thứ tư và các Thánh Thư.
Gioan đã bị bắt và đầy ra đảo Patmos ở phía Tây của quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ, vì tội rao giảng tin mừng về đức Giê su. Ông viết cuốn sách Khải Huyền này vào những năm cuối thế kỷ thứ nhất, vào khoảng năm 95 - 96, ở cuối đời hoàng đế Domitian.
Gioan muốn nhờ những gì mình viết để khuyến khích và nâng cao tinh thần của các tín hữu đang phải đối phó với khổ cực vì chính sách khủng bố và bách hại đạo của nhà cầm quyền. Ở vào thời gian đó một vị quan La Mã đang ra sức ép buộc dân chúng tôn sùng và vâng phục hoàng đế La Mã như là một vị thần của cả đế quốc ông cai trị. Do đó tất cả những gì những người công giáo đầu tiên tin tưởng nơi Đức Giê-su đều bị triệt để cấm đoán.
Gioan viết rằng tất cả những gì ông thấy được mạc khải về Đức Giê-su đã xảy ra vào một ngày của Chúa tức là ngày Chúa Nhật. Ông nhìn thấy cả cảnh tượng của thiên đàng lẫn những gì sắp xảy đến trong tương lai.
Điểm khởi đầu là hình ảnh của Chúa Ki-tô phục sinh (đoạn 1:9-20) Sau đó trong chương 2 và 3 ông kể lại những gì Ngài truyền dạy cho ông phải viết cho 7 giáo đoàn thời đó. Ông cũng đã viết về 7 ấn, 7 tiếng kèn, 7 thiên thần, 7 chén tai ương và những cuộc chiến cánh chung sau cùng. Xen vào đó là hình ảnh của một người nữ và con mãng xà bảy đầu và mười sừng, và hình ảnh cuối cùng là một Giê-ru-sa-lem mới từ trời xuống.
Nguồn gốc của cuốn sách Khải Huyền này được tìm thấy từ những đoạn Cựu Ước qua các sách Ê-zê-kien, I-sa-ia, Zê-ka-ria, Đa-niel và những diễn từ của Đức Giê-su trong Phúc Âm các thánh Mác-cô chương 13, Mat-thêu chương 24-25 và Luca chương 21 về ngày cánh chung.
Sách Khải Huyền thường hay được coi là cuốn sách viết cho những người bị bách hại vì đạo. Sách nhắc đến những biến cố lịch sử, những biến cố chính trị và từ đó khuyến khích, cổ võ, nâng cao tinh thần các giáo hữu nơi mọi thời đại. Những hình ảnh cổ xưa và có vẻ huyền bí được dùng để gợi lên lòng tin tưởng và hy vọng nơi những lời hứa của Thiên Chúa, lời hứa ban cho nhân loại một trời mới và đất mới nơi một sự sống mới.
Chúng ta không nên đọc sách Khải Huyền như một tiên đoán cho tương lai, cũng không phải là một bói toán về những biến cố lịch sử nào đó sẽ xảy đến. Nhưng chúng ta đọc và để ý đến như một tác phẩm văn chương, chứa đựng những di tích lịch sử và đồng thời hàm chứa những tư tưởng thần học. Sách Khải Huyền cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phục sinh của Đức Giê-su cho đời sống đức tin của người Kitô hữu, sự tin tưởng và phó thác nơi Thiên Chúa, sự tin tưởng nơi kế hoạch của Ngài. Và khuyến khích chúng ta không dùng sự dữ để chống lại sự dữ đang bách hại chính mình, và bền lòng chịu đựng trong thử thách và đau khổ.
Câu 3 trong đoạn 1 sách Khải Huyền viết rằng: "Phúc thay người đọc, phúc thay những ai nghe những sấm ngôn đó và tuân giữ các điều chép trong đó, vì thời giờ đã gần đến.”
Theo Fr. Daniel Harrington
+ + +
Ước gì chúng ta hãy giữ những lời này (Câu 3 trong đoạn 1) trong lòng, trong kinh nguyện và trong tâm trí trong tuần này và tuần kế tiếp.
VTL
Tuesday, November 13, 2012
Năm Đức Tin: sự đồng chịu trách nhiệm của giáo dân
Những năm gần đây Giáo Hội công giáo gặp nhiều khủng hoảng từ bên trong cũng như những khó khăn từ bên ngoài nơi một thế giới ngày càng trở nên tục hoá. Những khủng hoảng nơi hàng giáo sĩ đã làm cho uy tín của Giáo Hội bị sứt mẻ trầm trọng. Trong khi đó số tín hữu ngày nay không còn giữ đạo càng ngày càng gia tăng. Tại Hoa Kỳ có khoảng 70% tín hữu công giáo không còn đi lễ hàng tuần.
Trong khi đó, chúng ta thử xem lại những đóng góp của Giáo Hội cho xã hội ngày hôm nay
Có 66 triệu người công giáo tại Hoa Kỳ trong số tổng cộng khoảng 1.2 tỷ người công giáo trên thế giới. Mỗi ngày, Giáo Hội công giáo cấp dưỡng lương thực, nơi ăn chốn ở, phân phát quần áo, chăm sóc, chữa trị bệnh tật, thăm nom những người bị lao tù, giáo dục và huấn nghiệp cho đủ mọi tầng lớp người. Đa số các dòng tu trong Giáo Hội đang dấn thân phục vụ nhân loại nhiều hơn bất cứ một tổ chức nào trên thế giới, và ở những môi trường hiểm nghèo ít có tổ chức nào dám đảm nhận.
Trong suốt lịch sử của thế giới phương Tây, Giáo Hội công giáo đã và đang đóng vai trò then chốt trong việc giáo dục. Tại Hoa Kỳ ngày nay có trên 2.6 triệu học sinh, sinh viên đang theo học tại các trường công giáo với tổn phí khoảng 10 tỷ đôla mỗi năm. Nếu không có hệ thống trường công giáo, chính phủ Hoa Kỳ đã phải tốn kém 18 tỷ đôla cho số học sinh và sinh viên này. Con số sai biệt là 8 tỷ mỹ kim. Như thế Giáo Hội đã giảm bớt cho ngân sách của chính phủ 8 tỷ mỹ kim mỗi năm cho chi phí giáo dục.
Về y tế, Giáo Hội có một hệ thống gồm 620 bệnh viện đang chữa trị cho khoảng 16% dân số Hoa Kỳ mỗi ngày. Các bệnh viện này được hoạt động phi lợi nhuận.
Như vậy, mặc dù chính Giáo Hội vẫn còn có những khó khăn và thiếu xót về mọi mặt, cần phải nhìn nhận rằng, qua những dữ kiện nêu trên, những đóng góp của Giáo Hội cho xã hội Hoa Kỳ thật đáng kể. Tuy thế, Giáo Hội công giáo vẫn bị chỉ trích, lên án và thù ghét nơi chính trường, nơi giới truyền thông báo chí.
Ngoài ra, có một loại khủng hoảng nữa. Đó là những thiếu xót mà tất cả chúng ta cần ý thức và đồng chịu trách nhiệm. Chúng ta cần nhìn nhận rằng khi mà số tín hữu từ bỏ đức tin của mình và ra đi thì ngay trong Giáo Hội chưa có một cố gắng đáng kể và ngoại lệ nào để đảo ngược lại tình trạng này, để theo đuổi họ, khuyến khích và nâng cao đời sống tâm linh. Ngay cả những tín hữu trung thành với đức tin cũng không ý thức được trách nhiệm của mình trong việc rao giảng Tin Mừng. Đó là một thứ khủng hoảng mà tất cả chúng ta cảm thấy mình có trách nhiệm trong đó. Chúng ta cảm thấy đau buồn và khổ tâm về những khủng hoảng mà Giáo Hội đang trải qua nhưng lại không nghĩ tới việc chúng ta có trách nhiệm đóng góp vào việc hàn gắn và nâng đỡ Giáo Hội vượt qua những khủng hoảng này.
Ngày 10 tháng 8 vừa qua Đức Thánh Cha Bênêdictô 16 đã gửi một điện văn tới Hội nghị lần thứ 6 của diễn đàn quốc tế Công Giáo Hành Động, tổ chức tại Romania. Đức Thánh Cha viết rằng các tín hữu công giáo cần nhận thức rằng họ là những người đồng chịu trách nhiệm trong Giáo Hội, chứ không phải chỉ là những người cộng tác mà thôi. Muốn thế cần phải có một sự thay đổi trong quan niệm sống đạo và sự hiểu biết của người giáo dân, đặc biệt là vai trò của họ trong Giáo Hội.
Vì thế, các Giáo hữu cần có những đóng góp cụ thể vào sứ mệnh của Giáo Hội tùy theo những công việc và vai trò của họ và luôn luôn trong sự hiệp nhất với các Giám Mục chủ chăn. Đức Thánh Cha khuyên nhủ một cách chi tiết rằng “các con hãy cam kết trong lòng rằng sứ mệnh của Giáo Hội chính là sứ mệnh của chính mình, bằng cách cầu nguyện, học hỏi, tham gia tích cực vào đời sống phụng vụ, bằng cách quan sát một cách chăm chú và tích cực những biến chuyển trên thế giới, để liên tục nhận ra những dấu chỉ của thời đại.”
VTL
Trong khi đó, chúng ta thử xem lại những đóng góp của Giáo Hội cho xã hội ngày hôm nay
Có 66 triệu người công giáo tại Hoa Kỳ trong số tổng cộng khoảng 1.2 tỷ người công giáo trên thế giới. Mỗi ngày, Giáo Hội công giáo cấp dưỡng lương thực, nơi ăn chốn ở, phân phát quần áo, chăm sóc, chữa trị bệnh tật, thăm nom những người bị lao tù, giáo dục và huấn nghiệp cho đủ mọi tầng lớp người. Đa số các dòng tu trong Giáo Hội đang dấn thân phục vụ nhân loại nhiều hơn bất cứ một tổ chức nào trên thế giới, và ở những môi trường hiểm nghèo ít có tổ chức nào dám đảm nhận.
Trong suốt lịch sử của thế giới phương Tây, Giáo Hội công giáo đã và đang đóng vai trò then chốt trong việc giáo dục. Tại Hoa Kỳ ngày nay có trên 2.6 triệu học sinh, sinh viên đang theo học tại các trường công giáo với tổn phí khoảng 10 tỷ đôla mỗi năm. Nếu không có hệ thống trường công giáo, chính phủ Hoa Kỳ đã phải tốn kém 18 tỷ đôla cho số học sinh và sinh viên này. Con số sai biệt là 8 tỷ mỹ kim. Như thế Giáo Hội đã giảm bớt cho ngân sách của chính phủ 8 tỷ mỹ kim mỗi năm cho chi phí giáo dục.
Về y tế, Giáo Hội có một hệ thống gồm 620 bệnh viện đang chữa trị cho khoảng 16% dân số Hoa Kỳ mỗi ngày. Các bệnh viện này được hoạt động phi lợi nhuận.
Như vậy, mặc dù chính Giáo Hội vẫn còn có những khó khăn và thiếu xót về mọi mặt, cần phải nhìn nhận rằng, qua những dữ kiện nêu trên, những đóng góp của Giáo Hội cho xã hội Hoa Kỳ thật đáng kể. Tuy thế, Giáo Hội công giáo vẫn bị chỉ trích, lên án và thù ghét nơi chính trường, nơi giới truyền thông báo chí.
Ngoài ra, có một loại khủng hoảng nữa. Đó là những thiếu xót mà tất cả chúng ta cần ý thức và đồng chịu trách nhiệm. Chúng ta cần nhìn nhận rằng khi mà số tín hữu từ bỏ đức tin của mình và ra đi thì ngay trong Giáo Hội chưa có một cố gắng đáng kể và ngoại lệ nào để đảo ngược lại tình trạng này, để theo đuổi họ, khuyến khích và nâng cao đời sống tâm linh. Ngay cả những tín hữu trung thành với đức tin cũng không ý thức được trách nhiệm của mình trong việc rao giảng Tin Mừng. Đó là một thứ khủng hoảng mà tất cả chúng ta cảm thấy mình có trách nhiệm trong đó. Chúng ta cảm thấy đau buồn và khổ tâm về những khủng hoảng mà Giáo Hội đang trải qua nhưng lại không nghĩ tới việc chúng ta có trách nhiệm đóng góp vào việc hàn gắn và nâng đỡ Giáo Hội vượt qua những khủng hoảng này.
Ngày 10 tháng 8 vừa qua Đức Thánh Cha Bênêdictô 16 đã gửi một điện văn tới Hội nghị lần thứ 6 của diễn đàn quốc tế Công Giáo Hành Động, tổ chức tại Romania. Đức Thánh Cha viết rằng các tín hữu công giáo cần nhận thức rằng họ là những người đồng chịu trách nhiệm trong Giáo Hội, chứ không phải chỉ là những người cộng tác mà thôi. Muốn thế cần phải có một sự thay đổi trong quan niệm sống đạo và sự hiểu biết của người giáo dân, đặc biệt là vai trò của họ trong Giáo Hội.
Vì thế, các Giáo hữu cần có những đóng góp cụ thể vào sứ mệnh của Giáo Hội tùy theo những công việc và vai trò của họ và luôn luôn trong sự hiệp nhất với các Giám Mục chủ chăn. Đức Thánh Cha khuyên nhủ một cách chi tiết rằng “các con hãy cam kết trong lòng rằng sứ mệnh của Giáo Hội chính là sứ mệnh của chính mình, bằng cách cầu nguyện, học hỏi, tham gia tích cực vào đời sống phụng vụ, bằng cách quan sát một cách chăm chú và tích cực những biến chuyển trên thế giới, để liên tục nhận ra những dấu chỉ của thời đại.”
VTL
Saturday, November 10, 2012
Pope: "We are Pilgrims Towards the Heavenly Homeland"
General Audience Focuses on Man's Desire for God
By Ann Schneible
By Ann Schneible
Friday, November 9, 2012
Thursday, November 8, 2012
Subscribe to:
Posts (Atom)